CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85-CP |
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 1993 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25 tháng 4 năm
1989;
Căn cứ Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 30 tháng 11 năm 1989;
Để thực hiện thống nhất việc xử phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,
NGHỊ ĐỊNH:
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ
BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN.
(Ban hành kèm theo Nghị định số 85-CP ngày 22-11-1993 của Chính phủ).
1. Phá các bãi san hô, bãi thực vật ngầm dưới nước, rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn là nơi ở, nơi sinh sản của các loài thuỷ sản.
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng, buộc đình chỉ hoạt động nếu phá từ 20 đến 50 kilôgam san hô hoặc thực vật ngầm dưới nước.
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng, buộc đình chỉ hoạt động, tịch thu tang vật vi phạm, nếu phá từ trên 50 kilôgam san hô hoặc thực vật ngầm dưới nước.
c) Nếu phá trái phép rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn thì bị phạt theo các điều 1,2,3 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, ban hành kèm theo Nghị định số 14-CP ngày 5-12-1992 của Chính phủ.
Vi phạm các điểm a, b khoản 1 Điều này có tình tiết tăng nặng thì bị phạt tiền đến 2.000.000đ, buộc đình chỉ hoạt động, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
2. Xả thải các chất độc hại, các loại thực vật có độc tố gây ô nhiễm vùng nước sinh sống của các loài thuỷ sản:
a) Phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000 đồng, nếu nồng độ vùng nước có chất độc hại xả thải vào vượt quá giới hạn quy định từ 10% đến 20%.
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng buộc đình chỉ xả thải chất độc hại, nếu nồng độ vùng nước có chất độc hại xả thải vào vượt quá giới hạn quy định trên 20%.
Vi phạm các điểm a, b khoản 2 điều này có tình tiết tăng nặng thì ngoài việc bị phạt tiền còn buộc bồi thường thiệt hại về số lượng thuỷ sản bị chết do nhiễm độc, buộc có biện pháp xử lý ô nhiễm vùng nước.
Bộ Thuỷ sản thống nhất với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các ngành có liên quan để quy định nồng độ cho phép của vùng nước bị các chất độc xả thải gây ô nhiễm, nhằm đảm bảo môi trường sống của các loài thuỷ sản.
1. Vi phạm về quản lý nghề, công cụ và phương pháp khai thác thuỷ sản:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000đ đến 50.000 đồng, buộc tháo dỡ, nếu đặt không đúng nơi quy định từ 1 đến 3 chà rạo hoặc công cụ cố định để khai thác thuỷ sản.
b) Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng, buộc tháo dỡ, nếu đặt không đúng nơi quy định từ 4 chà rạo hoặc công cụ cố định trở nên để khai thác thuỷ sản.
c) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng, buộc đình chỉ hoạt động, tịch thu sản phẩm thuỷ sản, nếu vi phạm một trong các điểm sau đây:
- Xử dụng lưới có kích thước, mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác thuỷ sản.
- Khai thác thuỷ sản không đúng thời vụ cho phép.
- Khai thác thuỷ sản bằng các công cụ và phương pháp không đúng quy định ghi trong giấy phép được cấp.
- Khai thác thuỷ sản không đúng vùng và tuyến cho phép.
- Di chuyển lực lượng và phương tiện đến các ngư trường trọng điểm để khai thác thuỷ sản mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
d) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000đ, buộc đình chỉ hoạt động, nếu vi phạm một trong các điểm sau đây:
- Dùng nguồn sáng có công suất vượt quá giới hạn quy định từ 20% trở lên để khai thác thuỷ sản.
- Dùng điện (Không kể cường độ bao nhiêu) để khai thác thuỷ sản.
- áp dụng các loại nghề và phương pháp đang thử nghiệm để khai thác thuỷ sản mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Mua bán, tàng trữ, vận chuyển các công cụ khai thác thuỷ sản trong danh mục cấm.
e) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000đ, nếu sử dụng vùng nước được giao để nuôi trồng khai thác thuỷ sản vào mục đích khác, hoặc sử dụng vùng nước không đúng các điều kiện đã quy định khi nhận vùng nước.
Vi phạm điểm a, b khoản 1 điều này có tình tiết tăng nặng thì bị phạt tiền đến 500.000đ, buộc tháo dỡ số chà rạo hoặc công cụ cố định đã đặt xuống vùng nước.
Vi phạm điểm c, d khoản 1 Điều này có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 2.000.000 đồng, tịch thu sản phẩm, tang vật vi phạm.
Vi phạm điểm e, khoản 1 Điều này có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 500.000 đồng và bị thu hồi vùng nước được giao.
2. Dùng hoá chất hoặc thực vật có độc tố (trong danh mục cấm) gây nhiễm độc vùng nước để khai thác thuỷ sản:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000đ, buộc đình chỉ hoạt động nếu số thuỷ sản bị khai thác từ 10 kilôgam đến 50 kilôgam.
b) Phạt tiền đến 1.000.0000đ, tịch thu tang vật vi phạm, tịch thu sản phẩm thuỷ sản, nếu số thuỷ sản bị khai thác từ trên 50 kilôgam.
Vi phạm các điểm a, b khoản 2 điều này có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 2.000.000đ buộc có biện pháp xử lý ô nhiễm vùng nước.
3. Dùng chất nổ để khai thác thuỷ sản:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, buộc đình chỉ hoạt động nếu dùng chất nổ (không kể số lượng và khối lượng chất nổ sử dụng nhiều hay ít) để khai thác hoặc phá hoại nơi ở, nơi sinh sản của các loài thuỷ sản.
Vi phạm khoản 3 điều này có tình tiết tăng nặng thì bị phạt tiền đến 2.000.000đ, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động nghề cá hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Khai thác các loài thuỷ sản trong danh mục cấm khai thác hoặc có kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ cho phép khai thác:
a) Phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000 đồng, tịch thu sản phẩm thuỷ sản, đình chỉ hoạt động nếu khai thác (không kể số lượng nhiều hay ít) các loài thuỷ sản trong danh mục cấm khai thác.
b) Phạt tiền từ 200.000đ đến 500.000đ, buộc rời khỏi khu vực đang hoạt động nếu có từ 15% đến 30% số thuỷ sản khai thác được có kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ cho phép khai thác.
Vi phạm điểm a, khoản 1 điều này có tình tiết tăng nặng thì bị phạt tiền đến 2.000.000đ, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động nghề cá.
Vi phạm điểm b khoản 1 điều này có tình tiết tăng nặng thì bị phạt tiền đến 1.000.000đ, buộc rời khỏi khu vực đang hoạt động.
2. Vận chuyển, chế biến, tiêu thụ trái phép các loại thuỷ sản trong danh mục cấm khai thác hoặc có kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ cho phép khai thác.
a) Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 500.000đ, nếu vận chuyển, chế biến, tiêu thụ từ 1 kilôgam đến 5 kilôgam thuỷ sản trong danh mục cấm khai thác.
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng, tịch thu toàn bộ số sản phẩm, nếu vận chuyển, chế biến, tiêu thụ từ trên 5 kilôgam thuỷ sản trong danh mục cấm khai thác.
c) Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng nếu vận chuyển, chế biến, tiêu thụ từ 50 kilôgam đến 100 kilôgam thuỷ sản có kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ cho phép khai thác.
d) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng, tịch thu toàn bộ sản phẩm, nếu vận chuyển, chế biến, tiêu thụ từ trên 100 kilôgam thuỷ sản có kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ cho phép khai thác.
Vi phạm các điểm a, b, c, d khoản 2 điều này có tình tiết tăng nặng thì bị phạt tiền đến 2.000.000 đồng, buộc đình chỉ hoạt động.
3. Khai thác thuỷ sản trong vùng cấm khai thác:
a) Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng, buộc rời khỏi khu vực cấm, nếu khai thác trái phép từ 10 kilôgam đến 50 kilôgam thuỷ sản.
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng, buộc rời khỏi khu vực cấm, tịch thu sản phẩm nếu khai thác trái phép từ trên 50 kilôgam thuỷ sản.
Vi phạm điểm a, b khoản 3 điều này có tình tiết tăng nặng thì bị phạt tiền đến 2.000.000 đồng, tịch thu sản phẩm thuỷ sản, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động nghề cá.
4. Kinh doanh di chuyển giống thuỷ sản:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng, buộc tiêu huỷ hoặc buộc có biện pháp ngăn chặn sự lây lan trong trường hợp kinh doanh, di chuyển (Không kể số lượng nhiều hay ít) giống các loài thuỷ sản bị nhiễm bệnh.
Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì bị phạt tiền đến 1.000.000 đồng buộc có biện pháp ngăn chặn sự lây lan bệnh, buộc tiêu huỷ số giống thuỷ sản đã bị nhiễm bệnh và buộc bồi thường thiệt hại số thuỷ sản bị chết do kinh doanh giống thuỷ sản nhiễm bệnh gây nên.
b. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng, buộc đình chỉ hoạt động, tịch thu sản phẩm thuỷ sản nếu vi phạm 1 trong các điểm sau đây:
- Vớt giống thuỷ sản sinh sản tự nhiên, không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
- Xuất, nhập khẩu giống thuỷ sản không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;
- Sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ giống, di giống thuỷ sản chưa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
Vi phạm có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 2.000.000 đồng, tịch thu sản phẩm, tang vật vi phạm.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng nếu vi phạm một trong các điểm sau đây:
- Trên phương tiện không viết tên, ký hiệu và số hiệu đăng ký.
- Phương tiện chưa đăng ký hoặc đã thay đổi chủ sở hữu nhưng không đăng ký lại.
- Phương tiện chưa được cấp sổ đăng kiểm hoặc sổ đăng kiểm đã hết hạn.
- Phương tiện đóng mới không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Người điều khiển phương tiện không có bằng thuyền trưởng, đối với phương tiện quy định phải có bằng.
Vi phạm các quy định trong điều này có tình tiết tăng nặng thì bị phạt tiền đến 500.000 đồng, buộc đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện đầy đủ các quy định.
a. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng, buộc đình chỉ hoạt động đến khi được cấp giấy phép mới hoặc gia hạn, nếu sử dụng giấy phép đã hết hạn.
b. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, buộc đình chỉ hoạt động nếu thuê, mượn, mua bán, khai man, giả mạo, tẩy xoá giấy phép, khai thác thuỷ sản không có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Vi phạm điểm a điều này có tình tiết tăng nặng thì bị phạt tiền đến 500.000 đồng, buộc đình chỉ hoạt động đến khi được cấp mới hoặc gia hạn giấy phép.
Vi phạm điểm b điều này có tình tiết tăng nặng thì bị phạt tiền đến 2.000.000 đồng, tịch thu sản phẩm thuỷ sản và tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động nghề cá.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC VÀ BIỆN PHÁP XỬ PHẠT.
Điều 7. - Thẩm quyền quyết định xử phạt.
1. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thuộc phạm vi địa phương quản lý.
2. Thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đang thi hành công vụ được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép và áp dụng các biện pháp hành chính khác quy định tại điều 12 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, trừ biện pháp buộc bồi thường thiệt hại.
3. Chủ tịch UBND huyện và cấp tương đương, Chánh thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp tỉnh, được phạt tiền đến 2.000.000 đồng, được áp dụng tất cả các hình thức phạt và biện pháp hành chính khác quy định tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
4. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp Trung ương được áp dụng tất cả các hình thức phạt và biện pháp hành chính khác quy định tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
5. Cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền xử phạt quy định trong điều 17 và 19 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, đang thi hành công vụ, phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này có quyền xử phạt và phải tuân theo đúng các quy định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và Nghị định này.
Điều 8. - Thủ tục và biện pháp xử phạt:
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt nói rõ cho người vi phạm biết tên văn bản pháp luật, điều khoản mà họ đã vi phạm, mức độ trách nhiệm, hình thức xử phạt áp dụng đối với hành vi của họ và tiến hành các thủ tục sau đây:
a) Thủ tục, biện pháp phạt cảnh cáo.
1. Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ, quy định tại điều 7 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
2. Quyết định xử phạt cảnh cáo được thực hiện bằng văn bản. Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt có thể thông báo quyết định của mình đến chính quyền, đơn vị, cá nhân vi phạm đang công tác hoặc cư trú.
b. Thủ tục, biện pháp phạt tiền.
1. Khi quyết định phạt tiền đến 50.000 đồng, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt quyết định phạt tại chỗ. Người bị phạt phải nộp tiền và nhận biên lai thu tiền phạt.
2. Khi áp dụng mức phạt tiền trên 50.000 đồng, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản theo quy định tại điều 21 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt và gửi quyết định xử phạt đến tổ chức, người bị xử phạt theo điều 28 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
3. Cơ quan, người trực tiếp thu tiền phạt, phải sử dụng biên lai phạt do Tổng cục thuế - Bộ Tài chính phát hành. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
4. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực mà tổ chức, người bị xử phạt không tự nguyện thi hành thì Thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định xử phạt, tổ chức cưỡng chế theo quy định tại điều 32 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
c. Thủ tục, biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép.
1. Khi quyết định tước quyền sử dụng giấy phép, cơ quan, người có thẩm quyền phải lập biên bản ghi rõ lý do tước quyền sử dụng giấy phép theo các nội dung quy định tại điều 21 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời phải ra lệnh buộc đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
2. Việc tước quyền sử dụng giấy phép chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Quyết định phải gửi cho người bị phạt, đồng thời thông báo cho nơi cấp giấy phép đó biết.
3. Thu hồi giấy phép: thu hồi có thời hạn và không có thời hạn giấy phép. Thu hồi không có thời hạn giấy phép được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền.
- Giấy phép có nội dung trái pháp luật.
- Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, đã vi phạm quy tắc sử dụng giấy phép đó đến mức không thể cho tiếp tục sử dụng.
1. Phạt cảnh cáo, phạt tiền là hình thức phạt chính, có thể kèm theo hình thức phạt bổ sung hoặc áp dụng những biện pháp hành chính khác.
2. Hình thức phạt bổ sung hoặc những biện pháp hành chính khác chỉ áp dụng kèm theo hình thức phạt chính.
3. Mọi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt 1 lần, một tổ chức, cá nhân có thể đồng thời phạm nhiều hành vi vi phạm hành chính thì xử phạt về từng hành vi, nhưng tổng hợp các hình thức phạt chung không vượt quá mức phạt cao nhất được áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất quy định tại Nghị định này.
Điều 10. - Tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
1. Khi xét thấy cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này, có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm có trách nhiệm lập biên bản và tổ chức bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm đó, nếu để mất, đánh tráo hoặc bị huỷ hoại thì phải bồi thường.
Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, nếu quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày tạm giữ, thì cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt phải xử lý tang vật theo những biện pháp ghi trong quyết định xử phạt, hoặc trả lại cho chủ sở hữu, nếu không áp dụng hình thức phạt tiền hoặc biện pháp tịch thu đối với họ.
2. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vẫn để cho người vi phạm hoặc gia đình họ có điều kiện để sinh sống. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản theo mẫu quy định và có quyết định bằng văn bản, giao cho người bị xử phạt 1 bản.
Không tịch thu tang vật, phương tiện thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu hợp pháp của tổ chức hoặc cá nhân mà người vi phạm chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép để thực hiện vi phạm hành chính.
3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ không bảo quản được lâu và những tang vật, phương tiện đã tịch thu thì phải tiến hành bán đấu giá.
Tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm phải gửi vào Ngân hàng chờ xử lý.
Đối với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, các quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự và các quyền ưu đãi, miễn trừ khác theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên lãnh thổ Việt Nam thì việc xử lý vi phạm hành chính được giải quyết bằng con đường ngoại giao, theo điều 5 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
Người có công phát hiện vi phạm hành chính và các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có thành tích được khen thưởng theo quy chế chung của Nhà nước.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản quy định tại Nghị định này được trích từ 1 đến 15% số tiền phạt và giá trị tang vật, phương tiện bị tịch thu, sau khi đã trừ các chi phí cần thiết.
Số tiền trích từ mỗi vụ, việc nêu trên được sử dụng như sau: 50% để mua sắm trang thiết bị làm việc phục vụ cho công tác của cơ quan, đơn vị; 50% thưởng cho cá nhân có công trực tiếp phát hiện, đấu tranh ngăn ngừa, bắt giữ người và phương tiện vi phạm hành chính. Mức thưởng cho cá nhân không quá 2.000.000 đồng còn thừa phải nộp vào công quỹ Nhà nước.
Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời theo quy định của Điều 37 và 38 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.