CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2013 |
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê,
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về điều tra thống kê;
b) Vi phạm các quy định về báo cáo thống kê;
c) Vi phạm các quy định về phổ biến và sử dụng thông tin thống kê;
d) Vi phạm các quy định về lưu trữ tài liệu thống kê.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê, điều tra thống kê;
2. Cá nhân, tổ chức phổ biến và sử dụng thông tin thống kê;
3. Cá nhân, tổ chức được điều tra thống kê.
4. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm thuộc công vụ, nhiệm vụ trong lĩnh vực thống kê được giao thì không bị xử phạt vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
Điều 3. Các biện pháp khắc phục hậu quả
Các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Buộc hủy bỏ báo cáo thống kê.
2. Buộc đình chỉ cuộc điều tra thống kê, thu hồi phiếu, biểu điều tra thống kê; buộc hủy bỏ quyết định điều tra, phương án điều tra; buộc hủy bỏ phiếu, biểu điều tra thống kê và buộc hủy kết quả điều tra thống kê.
3. Buộc khôi phục lại phiếu, biểu điều tra, báo cáo thống kê còn khả năng khôi phục.
4. Buộc đính chính nguồn gốc những thông tin thống kê đã trích dẫn, phổ biến, đăng tải.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức thì bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 5. Vi phạm quy định trong các hoạt động điều tra thống kê nhà nước
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
4. Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
5. Phạt tiền từ trên 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoặc cản trở việc thực hiện điều tra thống kê;
b) Khai man hoặc ép buộc người khác khai man thông tin trong điều tra thống kê;
6. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 6. Vi phạm quy định về điều tra thống kê ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ cuộc điều tra thống kê, thu hồi phiếu, biểu điều tra thống kê đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ quyết định điều tra, phương án điều tra, phiếu, biểu điều tra thống kê và các kết quả đã thực hiện điều tra đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về sử dụng mẫu biểu báo cáo thống kê
2. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ báo cáo thống kê lập không đúng quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về thời hạn báo cáo thống kê, báo cáo tài chính
Hành vi không báo cáo thống kê, báo cáo tài chính là sau 15 ngày so với chế độ quy định đối với báo cáo thống kê tháng, sau 30 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, sau 45 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm mà chưa gửi báo cáo thống kê, báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê có thẩm quyền.
Điều 9. Vi phạm quy định về yêu cầu đầy đủ của báo cáo thống kê
Điều 10. Vi phạm quy định về phương pháp thống kê
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập báo cáo thống kê không đúng quy định về phương pháp tính chỉ tiêu trong báo cáo thống kê;
b) Lập báo cáo thống kê không đúng quy định về phạm vi thu thập số liệu thống kê.
2. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ báo cáo thống kế lập không đúng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về yêu cầu chính xác của báo cáo thống kê
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo báo cáo thống kê, khai man số liệu trong báo cáo thống kê;
Điều 12. Vi phạm quy định về khai thác cơ sở dữ liệu thống kê
4. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cung cấp cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu cho cơ quan thống kê có thẩm quyền theo quy định;
b) Cản trở việc khai thác cơ sở dữ liệu thống kê.
Điều 13. Vi phạm quy định về phổ biến thông tin thống kê
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính thông tin thống kê sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã phổ biến đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về sử dụng thông tin thống kê
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 15. Vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu thống kê
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Để thất lạc phiếu, biểu điều tra, báo cáo thống kê có chứa thông tin thống kê;
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại phiếu, biểu điều tra, báo cáo thống kê còn khả năng khôi phục đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về bảo mật thông tin của từng cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin thống kê
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thống kê gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng cá nhân, tổ chức khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức đó.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 17. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Điều 19. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành khác
Trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước được Chính phủ quy định, Thanh tra viên và Chánh Thanh tra các cơ quan thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 và Nghị định này.
Điều 20. Xác định thẩm quyền xử phạt
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh quy định từ Điều 17 đến Điều 19 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Điều 21. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê
Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê là công chức ngành Thống kê đang thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thống kê và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê đang thi hành công vụ.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2013 và thay thế Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.