CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75-CP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 1996 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 75-CP NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 1996 VỀ VIỆC THÀNH LẬP UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường chứng khoán và quản lý hoạt
động chứng khoán ở Việt Nam;
Xét đề nghị của Trưởng ban chuẩn bị thị trường chứng khoán và Bộ trưởng, Trưởng
Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp, biên chế của Uỷ ban thuộc biên chế quản lý Nhà nước.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trụ sở tại Hà Nội và cơ quan đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2.- Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau đây:
1. Soạn thảo các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định, và tổ chức, hướng dẫn thực hiện các văn bản đó.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
3. Cấp, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động đối với công ty kinh doanh chứng khoán, công ty tư vấn chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các đơn vị được phát hành chứng khoán để giao dịch ở thị trường chứng khoán theo quy định của Chính phủ.
4. Thành lập và quản lý các tổ chức dịch vụ và phụ trợ cho hoạt động của thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.
5. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể Sở giao dịch chứng khoán.
6. Kiểm tra, giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức có liên quan đến việc phát hành, kinh doanh, dịch vụ chứng khoán.
7. Ban hành các quy định về niêm yết, thông báo phát hành, thông tin về giao dịch, mua bán chứng khoán; thoả thuận với Bộ Tài chính để quy định phí, lệ phí liên quan đến việc phát hành và kinh doanh chứng khoán.
8. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh chứng khoán và thị trường chứng khoán.
9. Hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của Chính phủ.
10. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường chứng khoán diễn ra có hiệu quả và đúng pháp luật.
11. Quản lý cơ sở vật chất và tổ chức bộ máy, công chức, viên chức của Uỷ ban theo quy định của Chính phủ.
12. Thực hiện các công việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm, các Uỷ viên kiêm nhiệm do các Bộ và Ngân hàng Nhà nước cử. Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, các phó Chủ tịch và danh sách các uỷ viên kiêm nhiệm của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Chủ tịch Uỷ ban chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ toàn bộ hoạt động của Uỷ ban. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch và uỷ viên do Chủ tịch Uỷ ban phân công.
Điều 4.- Bộ máy làm việc của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước gồm có:
- Vụ Phát triển thị trường chứng khoán,
- Vụ Quản lý phát hành chứng khoán,
- Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán,
- Vụ Quan hệ quốc tế,
- Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo,
- Thanh tra,
- Văn phòng.
Nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế của các đơn vị nói trên do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước quyết định.
Điều 5.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Bãi bỏ Quyết định số 361/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng 6 năm 1995 về việc thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức thị trường chứng khoán.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.