CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/1998/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 1998 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Tổng Giám đốc thông tấn xã Việt Nam và Bộ trưởng, Trưởng
ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. Thông tấn Xã Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Phát hành tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; thu thập, biên soạn tin, ảnh, tư liệu và tài liệu tham khảo phục vụ kịp thời yêu cầu lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, phục vụ các cơ quan nghiên cứu, cơ quan chỉ đạo báo chí;
2. Thu thập, biên soạn và phổ biến các thông tin (tin, bài, tư liệu, tài liệu, sách, ảnh tĩnh, ảnh động) bằng các loại hình báo chí thích hợp phục vụ mọi đối tượng có nhu cầu trong và ngoài nước theo quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản;
3. Khi được Thủ tướng Chính phủ giao, Tổng Giám đốc thông tấn xã Việt Nam được phép công bố những quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước ta về các vấn đề thời sự, chỉnh hướng những thông tin không phù hợp, cải chính những thông tin sai lệch, bác bỏ những thông tin có dụng ý xuyên tạc.
4. Tham gia với Bộ Văn hoá - Thông tin quản lý các nguồn tin báo chí của các hãng thông tấn nước ngoài lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Pháp luật;
5. Thực hiện chức năng Ngân hàng dữ kiện, tư liệu thông tin quốc gia và quản lý tư liệu ảnh quốc gia.
6. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện nhiệm vụ chung về thông tin cũng như những nhiệm vụ liên quan khác phục vụ công tác quốc phong - an ninh bảo vệ Tổ quốc;
7. Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ thông tấn, công nghệ thông tin, đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ công chức trong ngành;
8. Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thông tin, từng bước đổi mới kỹ thuật phù hợp với sự phát triển của kỹ thuật thông tin quốc tế;
9. Hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực về lĩnh vực mà thông tấn xã Việt Nam chịu trách nhiệm theo quy định của Chính phủ;
10. Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, tiền lương, tài chính, vật tư thiết bị của ngành theo chế độ và chính sách của Nhà nước;
11. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị trực thuộc.
Điều 4. Tổ chức bộ máy của Thông tấn xã Việt Nam gồm có:
1. Văn phòng
2. Ban thư ký biên tập.
3. Ban Tổ chức - Cán bộ,
4. Ban Kế hoạch tài vụ.
5. Ban Thanh tra.
6. Ban Biên tập tin trong nước 7. Ban Biên tập tin đối ngoại.
8. Ban Biên tập tin thế giới.
9. Ban Biên tập - sản xuất ảnh báo chí.
10. Ban Biên tập tin kinh tế.
11. Báo ảnh Việt Nam
12. Trung tâm dữ kiện - tư liệu.
13. Trung tâm kỹ thuật thông tấn.
14. Trung tâm hợp tác quốc tế thông tấn.
15. Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ thông tấn.
16. Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và tại thành phố Đà Nẵng.
17. Các phân xã trong nước và ngoài nước.
18. Các toà soạn báo chí, cơ sở xuất bản, phát hành và các đơn vị hoạt động theo phương thức hạch toán khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các tổ chức trên; quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các phân xã trong nước sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.