CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2001/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2001 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và quy định việc tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có đủ các điều kiện sau đây được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp:
a) Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, do Nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quyết định nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Không thuộc diện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, giải thể, phá sản doanh nghiệp hoặc không nằm trong kế hoạch cổ phần hoá.
1. Doanh nghiệp sau khi chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một tổ chức là chủ sở hữu hoặc được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu.
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ doanh nghiệp độc lập do mình quyết định thành lập;
b) Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty nhà nước.
3. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trực tiếp là chủ sở hữu hoặc chỉ định một tổ chức là đại diện chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của tổ chức mình.
4. Các cơ quan nhà nước không được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo điểm a khoản 2 Điều này chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và các quy định có liên quan của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
1. Chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền hạn, nhiệm vụ sau:
a) Quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
b) Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
c) Quyết định dự án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định mức tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị (đối với công ty có Hội đồng quản trị), Chủ tịch công ty (đối với công ty có Chủ tịch công ty); phân cấp cho Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định lương, thưởng và các lợi ích khác của Giám đốc công ty;
đ) Tổ chức giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị hoặc của Chủ tịch công ty;
e) Duyệt báo cáo quyết toán hàng năm; quyết định việc sử dụng lợi nhuận của công ty;
g) Quyết định tổ chức lại công ty;
h) Các quyền khác quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
2. Tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về nhiệm vụ, quyền hạn được ủy quyền.
3. Chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với công ty theo quy định tại các khoản 1 Điều 27, khoản 1 Điều 46, khoản 2 Điều 47, Điều 48 Luật Doanh nghiệp và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp chuyển đổi
Công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội kế thừa các quyền, lợi ích hợp pháp và các nghĩa vụ của doanh nghiệp được chuyển đổi.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Điều 5. Quyết định danh sách và kế hoạch chuyển đổi
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh sách và kế hoạch chuyển các doanh nghiệp độc lập do mình quyết định thành lập;
b) Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, lập danh sách và kế hoạch chuyển các doanh nghiệp thành viên tổng công ty trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, lập danh sách và kế hoạch chuyển các doanh nghiệp thành viên tổng công ty trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
d) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thông báo cho doanh nghiệp chuyển đổi và tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty về kế hoạch chuyển đổi.
2. Đối với doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
a) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phân loại doanh nghiệp do mình quản lý, xác định rõ các nguồn vốn trong từng doanh nghiệp và tiến hành sắp xếp doanh nghiệp trực thuộc trước khi quyết định thực hiện chuyển đổi.
b) Căn cứ vào phương án phân loại, sắp xếp doanh nghiệp và đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quyết định danh sách và kế hoạch chuyển đổi các doanh nghiệp trực thuộc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thông báo cho doanh nghiệp chuyển đổi và tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty về kế hoạch chuyển đổi.
Điều 6. Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển đổi
1. Doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm:
a) Kiểm kê, phân loại, xác định các loại vốn, tài sản, công nợ và lao động hiện có của doanh nghiệp; lập báo cáo tài chính đến thời điểm chuyển đổi;
b) Lập phương án chuyển giao quyền lợi, nghĩa vụ, tài sản, vốn, công nợ, lao động sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; số vốn dự kiến đăng ký thành vốn điều lệ của công ty;
c) Dự thảo Điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Báo cáo chủ sở hữu hoặc tổ chức được uỷ quyền là đại diện chủ sở hữu công ty các hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c khoản này.
2. Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước trình người có thẩm quyền quyết định danh sách và kế hoạch chuyển đổi doanh nghiệp quy định tại Điều 5 Nghị định này phương án chuyển đổi để xem xét, quyết định.
Điều 7. Nguyên tắc xử lý vốn, tài sản, tài chính và lao động của doanh nghiệp khi chuyển đổi
1. Tất cả các tài sản của doanh nghiệp khi chuyển đổi đều được tính bằng giá trị.
2. Tài sản hiện có thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp được kiểm kê, phân loại, xác định số lượng, đánh giá thực trạng để chuyển giao sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
3. Tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi: công ty tiếp tục thuê, mượn, giữ hộ, nhận ký gửi theo thoả thuận với người có tài sản cho thuê, cho mượn, ký gửi.
4. Tài sản không có nhu cầu sử dụng, tài sản ứ đọng chờ thanh lý: doanh nghiệp được nhượng bán, thanh lý theo quy định hiện hành.
5. Nguyên tắc xử lý tài chính và công nợ:
a) Đối với tài sản dôi thừa: doanh nghiệp được hạch toán tăng vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp;
b) Đối với tài sản hao hụt, mất mát và các tổn thất khác về tài sản của doanh nghiệp: phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu đương sự bồi thường theo quy định của pháp luật. Phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất và mức bồi thường của cá nhân, tập thể và của cơ quan bảo hiểm (nếu có), doanh nghiệp được hạch toán giảm vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp;
c) Đối với các khoản nợ phải thu: công ty có trách nhiệm tiếp nhận các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp được chuyển đổi và thu hồi những khoản nợ đến hạn có thể thu hồi được. Đối với các khoản nợ phải thu nhưng không thu hồi được thì sau khi xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân, doanh nghiệp được hạch toán giảm vốn của chủ sở hữu phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất và mức bồi thường của tập thể, cá nhân;
d) Đối với các khoản nợ phải trả: công ty có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả nợ thuế và các khoản nợ ngân sách, nợ cán bộ công nhân viên; thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các khoản nợ phải trả không có người đòi và giá trị tài sản không xác định được chủ sở hữu được tính vào vốn của chủ sở hữu.
Điều 8. Xác định vốn điều lệ của công ty
1. Vốn điều lệ của công ty được xác định trên cơ sở vốn chủ sở hữu thực có theo sổ kế toán tại doanh nghiệp sau khi đã xử lý theo nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định này và số vốn chủ sở hữu cam kết bổ sung cho công ty (nếu có).
Đối với doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có tài sản hình thành từ vốn ngân sách nhà nước và vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu phần vốn này.
2. Đối với các ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật quy định phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty không được thấp hơn vốn pháp định.
3. Trường hợp bổ sung vốn cho công ty, phải ghi rõ số vốn bổ sung và thời hạn cam kết bổ sung. Chủ sở hữu công ty có trách nhiệm đầu tư đủ vốn điều lệ cho công ty theo đúng thời hạn đã cam kết. Trường hợp chủ sở hữu không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp.
1. Điều lệ công ty có các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
b) Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ;
d) Tên, địa chỉ, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty;
đ) Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty;
e) Người đại diện theo pháp luật của công ty;
g) Nguyên tắc sử dụng lợi nhuận của công ty;
h) Các trường hợp giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của công ty;
i) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
k) Các nội dung khác do chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty quyết định nhưng không trái pháp luật.
2. Điều lệ của công ty phải do chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty phê duyệt.
Điều 10. Quyết định chuyển đổi
1. Người có thẩm quyền quyết định kế hoạch và danh sách doanh nghiệp chuyển đổi quy định tại Điều 5 Nghị định này là người ký quyết định chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Quyết định chuyển đổi gồm các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ, số tài khoản của doanh nghiệp chuyển đổi;
b) Mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh;
c)Vốn điều lệ của công ty;
d) Tên và địa chỉ tổ chức là chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty;
đ) Trách nhiệm của công ty đối với việc kế thừa các quyền, nghĩa vụ và xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh của doanh nghiệp chuyển đổi.
Doanh nghiệp chuyển đổi đăng ký kinh doanh và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và phải kèm theo quyết định chuyển đổi.
Điều 12. Đăng ký lại quyền sở hữu tài sản
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải làm thủ tục đăng ký lại quyền sở hữu tài sản đối với tài sản được chuyển từ doanh nghiệp chuyển đổi sang công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký. Việc đăng ký lại quyền sở hữu tài sản không phải chịu lệ phí trước bạ.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Điều 13. Áp dụng mô hình và cơ cấu tổ chức quản lý công ty
Tùy thuộc quy mô, ngành, nghề kinh doanh, chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty (sau đây gọi chung là chủ sở hữu công ty) quyết định áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý của từng công ty cụ thể theo mô hình Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và bộ máy giúp việc hoặc theo mô hình Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và bộ máy giúp việc.
MỤC 1 TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY THEO MÔ HÌNH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Điều 14. Chức năng của Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới quản lý, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 15. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị thực hiện các quyền, nhiệm vụ sau:
1. Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.
2. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; trình chủ sở hữu công ty các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty; quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty.
3. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, biên chế bộ máy quản lý; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.
5. Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định này.
6. Kiến nghị chủ sở hữu công ty quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền của Hội đồng quản trị sau đây:
a) Kiến nghị phê duyệt báo cáo quyết toán, phương án sử dụng lợi nhuận của công ty;
b) Kiến nghị phê duyệt các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu công ty;
c) Kiến nghị điều chỉnh vốn điều lệ công ty;
d) Kiến nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty.
7. Thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty.
8. Báo cáo chủ sở hữu công ty kết quả và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
9. Chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu công ty và pháp luật về thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình và về sự phát triển của công ty theo mục tiêu chủ sở hữu giao.
Trường hợp để công ty thua lỗ thì, tuỳ theo mức độ, sẽ bị cách chức hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
10. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Điều 16. Thành viên Hội đồng quản trị
1. Tùy theo quy mô của công ty, chủ sở hữu công ty quyết định số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị.
2. Thành viên Hội đồng quản trị phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
b) Có năng lực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp;
c) Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật;
d) Không đồng thời đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước hoặc bộ máy của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
đ) Không thuộc đối tượng quy định tại Điều 50 Luật Phá sản doanh nghiệp.
3. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị do chủ sở hữu công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị do Điều lệ công ty quy định. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại và thay thế.
4. Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm và được thay thế trong những trường hợp sau:
a) Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố hoặc vi phạm các quy định về các trường hợp bị miễn nhiệm, thay thế do Điều lệ công ty quy định;
b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Xin từ chức;
d) Khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việc khác;
đ) Không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc lạm dụng địa vị, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác;
e) Khi công ty không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do chủ sở hữu giao.
5. Các thành viên Hội đồng quản trị phải cùng chịu trách nhiệm trước người ra quyết định bổ nhiệm và pháp luật về các quyết định của Hội đồng quản trị; thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 86 Luật Doanh nghiệp.
Điều 17. Chủ tịch Hội đồng quản trị
Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ sau:
1. Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị.
2. Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản trị.
3. Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị dưới hình thức khác.
4. Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
5. Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Điều 18. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị họp ít nhất một lần trong một quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Hội đồng quản trị có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của doanh nghiệp do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc trên 50% (năm mươi phần trăm) tổng số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị.
2. Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị được Chủ tịch ủy quyền triệu tập và chủ trì cuộc họp.
3. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên tham dự. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có hiệu lực khi có trên 50% (năm mươi phần trăm) tổng số thành viên Hội đồng quản trị dự họp biểu quyết tán thành. Trường hợp có số phiếu ngang nhau thì bên có phiếu của Chủ tịch Hội đồng quản trị là đa số.
Thành viên Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
4. Nội dung các vấn đề thảo luận, các ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết, các quyết định được Hội đồng quản trị thông qua và kết luận của các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải được ghi thành biên bản. Chủ tọa và thư ký phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của biên bản họp Hội đồng quản trị.
5. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền được cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty theo quy định tại Điều 83 Luật Doanh nghiệp.
6. Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, kể cả tiền lương và phụ cấp, được tính vào chi phí quản lý của công ty.
Điều 19. Chế độ tiền lương của thành viên chuyên trách và kiêm nhiệm của Hội đồng quản trị
1. Các thành viên chuyên trách của Hội đồng quản trị hưởng lương và thưởng theo năm tương ứng với hiệu quả hoạt động của công ty, do chủ sở hữu công ty quy định.
2. Các thành viên kiêm nhiệm của Hội đồng quản trị hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định của chủ sở hữu, được thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động của công ty.
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty chỉ được thành lập hoặc giữ các chức danh quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần khác khi được chủ sở hữu công ty giới thiệu ứng cử vào các chức danh quản lý hoặc cử làm đại diện pháp lý của công ty đối với phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác.
Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty không được giữ chức danh kế toán trưởng, thủ quỹ tại cùng công ty.
Điều 21. Tổng giám đốc (Giám đốc) và bộ máy giúp việc
1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm có thời hạn một người trong Hội đồng quản trị hoặc người khác làm Tổng giám đốc (Giám đốc).
Tổng giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Tổng giám đốc (Giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Tổng giám đốc (Giám đốc) hưởng lương theo năm và tiền thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động của công ty.
2. Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) do Hội đồng quản trị bổ nhiệm có thời hạn theo đề nghị của Tổng giám đốc (giám đốc).
Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc (Giám đốc), chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc (Giám đốc) về nhiệm vụ được Tổng giám đốc (Giám đốc) phân công hoặc ủy quyền.
3. Văn phòng và các ban (hoặc phòng) chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong quản lý, điều hành công việc.
Điều 22. Quyền hạn, nhiệm vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc)
Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
1. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, dự án đầu tư do chủ sở hữu và Hội đồng quản trị quyết định; quyết định các dự án đầu tư do Hội đồng quản trị phân cấp; tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
3. Kiến nghị Hội đồng quản trị quyết định: cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty, phương án huy động vốn, phương án liên doanh.
4. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc).
5. Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc).
6. Tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Báo cáo Hội đồng quản trị kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
7. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, của chủ sở hữu đối với việc thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định của Nghị định này.
8. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quyết định của Hội đồng quản trị và Điều lệ công ty.
Điều 23. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc)
Tổng giám đốc (Giám đốc) có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về điều hành công ty như sau:
1. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của công ty.
2. Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác; không được đem tài sản của công ty cho người khác; không được tiết lộ bí mật của công ty, trừ trường hợp được Hội đồng quản trị chấp thuận.
3. Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả, thì:
a) Phải thông báo tình hình tài chính của công ty cho tất cả chủ nợ biết;
b) Không được tăng tiền lương, không được trích lợi nhuận trả tiền thưởng cho công nhân viên của công ty, kể cả cho người quản lý;
c) Chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a và b khoản này;
d) Kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của công ty.
4. Trường hợp vi phạm Điều lệ công ty, quyết định vượt thẩm quyền, lạm dụng quyền hạn gây thiệt hại cho công ty và Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
5. Trường hợp điều hành công ty không đạt chỉ tiêu về kết quả kinh doanh theo thoả thuận hợp đồng hoặc để công ty thua lỗ, mất vốn, không bảo đảm lương tối thiểu cho người lao động, để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, về chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do chủ sở hữu quy định thì sẽ không được thưởng hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp triển khai thực hiện dự án đầu tư không đúng kế hoạch, tiến độ, chất lượng dẫn đến để công ty thua lỗ thì, tuỳ theo mức độ, bị cách chức hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
7. Các nghĩa vụ khác do pháp luật và Điều lệ công ty quy định.
MỤC 2: TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY THEO MÔ HÌNH CHỦ TỊCH CÔNG TY
1. Chủ tịch công ty do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm có thời hạn.
Chủ tịch công ty thực hiện chức năng quản lý công ty và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và pháp luật về sự phát triển của công ty theo mục tiêu chủ sở hữu công ty giao.
2. Chủ tịch công ty có quyền và nhiệm vụ sau:
a) Quyết định kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;
b) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với Giám đốc công ty sau khi được sự chấp thuận của chủ sở hữu công ty;
c) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám đốc công ty theo đề nghị của Giám đốc;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, biên chế bộ máy quản lý công ty;
đ) Quyết định dự án đầu tư của công ty theo phân cấp của chủ sở hữu công ty;
e) Quyết định các hợp đồng mua, bán, vay, cho vay có giá trị dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty;
g) Thông qua quyết toán tài chính hàng năm; phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh do Giám đốc đề nghị để trình chủ sở hữu công ty phê duyệt; thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định của Chính phủ;
h) Kiểm tra, giám sát Giám đốc trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình;
i) Đề nghị chủ sở hữu công ty quyết định các vấn đề khác vượt thẩm quyền của Chủ tịch công ty;
k) Thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty;
l) Báo cáo chủ sở hữu công ty kết quả và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty;
m) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
4. Chủ tịch công ty được hưởng lương theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
Điều 25. Giám đốc công ty và bộ máy giúp việc
1. Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc bổ nhiệm có thời hạn người khác làm Giám đốc sau khi được sự chấp thuận của chủ sở hữu công ty.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chủ tịch công ty và pháp luật về điều hành hoạt động của công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Giám đốc hưởng lương theo năm và tiền thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động của công ty.
2. Phó Giám đốc do Chủ tịch công ty bổ nhiệm có thời hạn theo đề nghị của Giám đốc.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của Giám đốc; chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc phân công hoặc ủy quyền.
3. Văn phòng và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Chủ tịch công ty, Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
Điều 26. Quyền hạn, nhiệm vụ của Giám đốc
Giám đốc công ty có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
1. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và các dự án đầu tư của công ty.
3. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương và phụ cấp đối với các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Chủ tịch công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; quyết định mức lương, phụ cấp đối với người lao động trong công ty.
4. Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ theo phân cấp của Chủ tịch công ty; đại diện công ty ký kết các hợp đồng dân sự và kinh tế theo phân cấp và ủy quyền của Chủ tịch công ty.
5. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty, phương án huy động vốn, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý của công ty.
6. Đề nghị Chủ tịch công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám đốc.
7. Kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá quy định trong nội bộ công ty.
8. Tổ chức thực hiện các quyết định của Chủ tịch công ty.
9. Báo cáo Chủ tịch công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
10. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quyết định của Chủ tịch công ty và Điều lệ công ty.
11. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Chủ tịch công ty, của chủ sở hữu đối với việc thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
12. Giám đốc công ty thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày ký.
Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định tại Nghị định này với quy định tại Nghị định số 02/2000/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh và Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp thì áp dụng theo quy định tại Nghị định này.
Điều 28. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức là chủ sở hữu hoặc được uỷ quyền là đại diện chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi thực hiện Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.