HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58-HĐBT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 1982 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng
Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ vào Điều 34 Pháp lệnh ngày 27 tháng 11 năm 1981 của Hội đồng Nhà nước
quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Thanh tra của chính phủ.
NGHỊ ĐỊNH :
I. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được cản trở, đe doạ công dân gửi đơn hoặc trực tiếp đến cơ quan Nhà nước khiếu nại, tố cáo.
Không ai được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, hoặc gây rối, làm cản trở công việc của cơ quan Nhà nước.
II. VIỆC TIẾP DÂN VÀ NHẬN CÁC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Sau khi tiếp, nếu sự việc không thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức mình xét và giải quyết, phải hướng dẫn đương sự đến đúng nơi có thẩm quyền xét và giải quyết.
Các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền xét và giải quyết của cơ quan, tổ chức mình mà đương sự giao nộp các tài liệu, chứng cứ thì phải ghi nhận bảo quản chu đáo, không để thất lạc, mất mát. Trường hợp dương sự đến rút đơn và xin lại các tài liệu đó thì trả lại cho họ và yêu cầu ký nhận.
Các khiếu nại, tố cáo có tính chất bức thiết, đe doạ gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của công dân và tài sản xã hội chủ nghĩa thì cơ quan nhận đơn phải lập tức báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết kịp thời.
Nếu thấy việc khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền xét và giải quyết của cơ quan, đơn vị mình thì chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xét, giải quyết, đồng thời báo tin cho đương sự biết, trong thời hạn 7 ngày.
Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khi nhận được đơn khiếu nại, tố cáo cũng phải báo cho đương sự và cơ quan chuyển khiếu nại, tố cáo đó biết, theo thời hạn quy định trên.
Đơn khiếu nại, tố cáo nhiều lần hoặc đương sự viết tay hay đánh máy nhiều bản, gửi đến nhiều nơi, cần được tập trung chuyển về nơi có thẩm quyền để theo dõi, giải quyết.
Trong trường hợp lời khiếu nại, tố cáo của công dân được đưa lên báo chí, đài phát thanh, nếu sự việc thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức nào thì Thủ trưởng cơ quan đó phải xem xét, giải quyết và trả lời cho cơ quan báo chí, phát thanh hoặc cho đương sự biết.
III. THẨM QUYỀN, THỜI HẠN VÀ THỦ TỤC TRONG VIỆC XÉT VÀ GIẢI QUYẾT CÁC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
- Các khiếu nại, tố cáo của công dân đối với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị do mình trực tiếp quản lý;
- Các khiếu nại, tố cáo đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại, tố cáo.
- Những khiếu nại, tố cáo về việc làm sai trái của thủ trưởng các ngành ở trung ương và chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương;
- Những khiếu nại, tố cáo đã được thủ trưởng ngành ở trung ương hoặc chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương đã giải quyết nhưng phát hiện có sai lầm.
- Trực tiếp hỏi từng đương sự (kể cả người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo);
- Cử cán bộ đi điều tra, xác minh tại chỗ đối với các việc chưa rõ;
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan, đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội khác để bàn cách giải quyết;
- Thu thập các tài liệu, chứng cứ, lập thành hồ sơ, kết luận nêu rõ các điều đúng, sai của cả hai bên đương sự, nêu rõ các biện pháp giải quyết và thông báo cho đương sự biết.
Điều 18.- Cơ quan, tổ chức xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo có quyền:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan thuyết minh việc vi phạm, cung cấp tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc xét và giải quyết;
- Được trực tiếp gặp hoặc mời cán bộ, nhân viên đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan để hỏi ý kiến.
Cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được yêu cầu trách nhiệm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó.
IV. VIỆC QUẢN LÍ, KIỂM TRA CÔNG TÁC XÉT VÀ GIẢI QUYẾT CÁC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
- Tổ chức việc tiếp dân và nhận đơn khiếu nại, tố cáo của công dân trình lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng;
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và theo dõi việc thi hành chế độ tiếp dân, nhận đơn, xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân ở các ngành, các cấp;
- Thực hiện chế độ báo cáo định kì về công tác xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo lên Hội đồng bộ trưởng và kiến nghị các biện pháp cần thiết để thi hành pháp lệnh.
Cơ quan thanh tra các ngành, các cấp chịu trách nhiệm giúp thủ trưởng ngành hoặc cấp mình thực hiện việc quản lý thống nhất công tác xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi ngành và cấp mình.
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC XÉT VÀ GIẢI QUYẾT CÁC ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Các cơ quan, tổ chức thuộc các ngành, các địa phương có trách nhiệm thi hành chế độ báo cáo lên cấp trên của mình theo thời hạn do cấp trên quy định.
- Khiển trách,
- Cảnh cáo,
- Cách chức,
- Buộc thôi việc.
Trường hợp vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh về xét khiếu nại, tố cáo như huỷ đơn, dìm đơn, cố ý huỷ các tài liệu chứng cứ của đương sự, thông đồng với người làm sai trái để làm hại người tố cáo... hoặc tiết lộ công việc điều tra gây hậu quả nghiêm trọng v.v... sẽ bị truy tố trước toà án để xử lí theo pháp luật.
Chủ nhiệm Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
|
Tố Hữu (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.