HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42-HĐBT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 1 năm 1991 |
CUẢ HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 42-HĐBT NGÀY 29-1-1991 VỀ QUY CHẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAM-PU-CHIA
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Theo đề nghị của Bộ Nội vụ và ý kiến của các ngành liên quan,
NGHỊ ĐỊNH:
Vành đai biên giới là phần lãnh thổ nằm dọc theo đường biên giới quốc gia, có chiều sâu tính từ đường biên giới trở vào không quá 1.500 mét.
Vùng cấm là nơi quy định không có dân cư trú, sản xuất và đi lại.
Phạm vi cụ thể của vành đai biên giới và vùng cấm do Uỷ ban Nhân dân tỉnh biên giới quy định, sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng.
CƯ TRÚ, ĐI LẠI TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAM-PU-CHIA
Điều 5. - Những người sau đây được cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia:
1. Công dân các xã, thị trấn biên giới có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.
2. Cán bộ, công dân viên chức thuộc các cơ quan, xí nghiệp, nông lâm trường có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.
3. Những người có giấy phép của công an tỉnh biên giới cho đến cư trú ở khu vực biên giới.
Điều 6. - Những người sau đây không được cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia
1. Những người không có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.
2. Những người có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới.
3. Người nước ngoài, trừ trường hợp mà điều ước quốc tế Việt Nam tham gia hoặc ký kết có quy định khác.
Điều 7. - Những người sau đây không được vào khu vực biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia:
1. Những người có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới.
2. Những người đang bị quản chế, cải tạo không giam giữ.
3. Những người bị khởi tố về hình sự hoặc đang bị dính líu trực tiếp vào các vụ án hình sự hay dân sự mà cơ quan có thẩm quyền đang tiến hành điều tra.
4. Những người vi phạm quy chế biên giới đã bị xử phạt hành chính nhiều lần hoặc đã bị xử phạt hình sự và chưa hết thời hạn xoá án.
Công dân thường trú ở tỉnh biên giới vào khu vực biên giới của tỉnh mình phải có giấy phép của công an huyện, thị nơi cư trú.
Công dân ở ngoài khu vực biên giới vào vành đai biên giới thực hiện theo quy định tại các Điều 10, 11 Quy chế này và phải có giấy phép của chỉ huy bộ đội biên phòng từ cấp đồn trưởng trở lên.
QUẢN LÝ BẢO VỆ KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAM-PU-CHIA
- Bố trí quy hoạch dân cư, mở chợ biên giới.
- Quy định nơi sản xuất và khai thác lâm, thổ sản...
Khi có tình hình phức tạp về an ninh biên giới hoặc để truy bắt tội phạm, chỉ huy bộ đội biên phòng từ cấp đồn trưởng trở lên được quyền hạn chế hoặc đình chỉ tạm thời việc ra vào hoạt động ở vành đai biên giới (trừ lực lượng quân đội nhân dân), nhưng phải báo cáo ngay lên Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
1. Chủ phương tiện và những người đi trên phương tiện phải có giấy tờ cần thiết theo quy định tại Điều 10, 11, 12 và 13 của quy chế này. Chủ phương tiện phải có giấy phép sử dụng phương tiện, giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Khi phương tiện không hoạt động, phải neo đậu đúng nơi quy định.
3. Khi đến khu vực biên giới, chủ phương tiện phải đăng ký với công an xã hoặc đồn biên phòng (sở tại) và phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của công an, đồn biên phòng sở tại.
4. Khi hoạt động trên sông, suối biên giới, phải tuân theo quy định tại điểm a, b Điều 8 của Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia.
Điều 24. - Nghiêm cấm những hoạt động sau đây trong khu vực biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia.
- Làm hư hỏng, xê dịch cột mốc, dấu hiệu đường biên giới, dấu hiệu, biển báo phân biệt các ranh giới thuộc khu vực biên giới.
- Làm thay đổi dòng chảy của sông, suối biên giới.
- Vượt biên giới quốc gia trái phép, che dấu, chỉ đường giúp đỡ người vượt biên giới trái phép.
- Xâm canh, xâm cư qua biên giới.
- Đánh bắt cá bằng vật liệu nổ trên sông, suối biên giới.
- Săn bắt chim, thú rừng và đốt lửa trong vành đai biên giới.
- Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại tệ, tiền Việt Nam qua biên giới.
- Mua bán, trao đổi, cất dấu, chuyên chở, sử dụng hàng tâm lý, truyền đơn, tài liệu, sách báo, các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động.
- Thải bỏ các chất độc làm ô nhiễm môi trường sinh sống.
- Tiến hành các hoạt động khác gây mất trật tự trị an ở khu vực biên giới.
Điều 26. - Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
- Uỷ ban Nhân dân các tỉnh biên giới căn cứ vào quy chế này và các chỉ thị, thông tư hướng dẫn của Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Nội vụ chỉ đạo Uỷ ban Nhân dân các huyện, xã biên giới thực hiện.
- Bộ đội biên phòng thực thi nhiệm vụ của mình theo quyền hạn, có trách nhiệm giúp chính quyền địa phương và chủ trì phối hợp với các lực lượng làm nhiệm vụ ở khu vực biên giới thực hiện quy chế này.
Nếu vì nghĩa vụ tham gia quản lý, bảo vệ biên giới mà bị thiệt hại đến tài sản, bị thương tật hoặc hy sinh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định chung của Nhà nước.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.