HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 374-HĐBT |
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 1991 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật chức Hội đồng Bộ
trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em công bố ngày 16 tháng 8 năm
1991;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt nam và Bộ trưởng
Bộ Tư pháp.
NGHỊ ĐỊNH
Các quyền của trẻ em được tôn trọng và thực hiện.
Trẻ em phải làm tròn bổn phận của mình theo quy định của pháp luật.
2. Trẻ em là công dân Việt Nam, trong thời gian sinh sống ở nước ngoài, được Nhà nước bảo vệ quyền các em được hưởng và làm tròn bổn phận của mình theo quy định của Luật pháp Việt Nam và luật pháp của nước trẻ em Việt Nam đang sinh sống; trường hợp luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và luật pháp của nước trẻ em đang sinh sống có quy định khác nhau, thì quyền và bổn phận của trẻ em được thực hiện theo quy chế quản lý người nước ngoài của nước sở tại, theo thủ tục ngoại giao hai nước và theo tinh thần công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 mà hai nước đã tham gia.
3. Trẻ em có quốc tịch nước ngoài, trẻ em không có quốc tịch sinh sống ở Việt Nam được Nhà nước Việt Nam bảo hộ các quyền của trẻ em quy định tại Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em theo quy chế quản lý người nước ngoài của Việt Nam và thủ tục ngoại giao hai nước.
Điều 3. Trẻ em được quyền khai sinh theo họ cha hoặc họ mẹ.
Sau khi sinh con, chậm nhất là một tháng, cha mẹ phải làm giấy khai sinh cho con.
Trường hợp có khó khăn, thời hạn khai sinh cho con chậm nhất không quá ba tháng.
Trẻ em trong mọi độ tuổi, không kể vì lý do gì, nếu chưa được khai sinh thì bản thân, cha mẹ hay người đỡ đầu có quyền yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành khai sinh cho trẻ em. Cơ quan chức năng phải đáp ứng yêu cầu đó một cách thuận lợi, không được gây khó khăn, phiền hà.
Cơ quan có chức năng, thẩm quyền sau khi nhận đơn, phải giúp đương sự thực hiện yêu cầu, không được thoái thác trách nhiệm của mình.
Điều 6. Trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, Bộ Y tế có trách nhiệm:
1. Dựa vào Ngân sách Nhà nước dành cho y tế, khả năng huy động xã hội đóng góp và viện trợ quốc tế, tiến hành xây dựng, củng cố mạng lưới y tế từ trung ương đến cơ sở, ban hành quy chế về phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh cho trẻ em: từng bước thực hiện việc khám sức khoẻ định kỳ và lập sổ theo dõi sức khoẻ cho trẻ em; bảo đảm cho trẻ em dưới 6 tuổi được khám bệnh và chữa bệnh tại cơ sở y tế của Nhà nước không phải trả tiền; đặc biệt quan tâm đến trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em tàn tật và trẻ em có khuyết tật, tạo điều kiện để các em trở lại cuộc sống bình thường.
2. Có kế hoạch sản xuất các thứ thuốc cần thiết cho trẻ em, bảo đảm điều kiện và chất lượng khám bệnh và chữa bệnh, đặc biệt là số lượng và chất lượng cán bộ, nhân viên y tế chuyên khoa nhi, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, thuốc men.
3. Cùng với Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chế độ phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh cho trẻ em, khám và chữa bệnh cho những người làm công việc hàng ngày tiếp xúc với trẻ em; hướng dẫn cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng các em cách phòng bệnh và chữa một số bệnh thông thường.
Không được xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường học, cơ sở y tế, văn hoá phục vụ trẻ em gần những nơi có kho tàng và cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các loại nói trên.
Điều 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và giúp Uỷ ban nhân dân các cấp xây dựng, mở rộng mạng lưới nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường học cả quốc lập và dân lập, để ngày càng thu nhận được nhiều trẻ em trong độ tuổi vào học.
2. Phối hợp với các ngành hữu quan ở trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo xây dựng và phát triển các lớp năng khiếu cho trẻ em, các trường lớp dành riêng cho trẻ em tàn tật và trẻ em có khuyết tật.
3. Ban hành Quy chế về nhà trẻ, trường lớp mẫu giáo, trường phổ thông, nhằm bảo đảm những điều kiện cần thiết cho việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em đạt hiệu quả tốt; học sinh học tại các trường, lớp tiểu học của Nhà nước không phải trả học phí.
4. Kết hợp với các ngành Y tế và Tư pháp đưa chương trình giáo dục y tế học đường, chương trình giáo dục pháp luật phù hợp với học sinh từng độ tuổi, vào giảng dạy tại các trường, lớp mẫu giáo, phổ thông.
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm giúp đỡ tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả, theo sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Điều 14. Bộ Văn hoá - Thông tin và Thể thao, Bộ Thương mại và Du lịch, có trách nhiệm:
1. Phối hợp với các ngành hữu quan nghiên cứu, hướng dẫn, thực hiện kế hoạch và phương pháp luyện tập tăng cường sức khoẻ cho trẻ em phù hợp với từng lứa tuổi.
2. Phối hợp với Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội khác, các Hội văn học nghệ thuật và các ngành hữu quan, xây dựng và thực hiện các kế hoạch phục vụ nhu cầu văn hoá, nghệ thuật, thể thao, du lịch của trẻ em; chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi, quản lý của Bộ và Uỷ ban nhân dân các địa phương thực hiện các kế hoạch đó, chú trọng các mặt sau đây:
a) Tổ chức việc sáng tác, xuất bản, phát hành các loại sách báo, phim ảnh, nhạc, hoạ và xây dựng các tiết mục sân khấu như múa, hát, nhạc, kịch, xiếc v.v... thích hợp với trẻ em, bảo đảm tỷ lệ ít nhất là 15% so với tổng số tác phẩm, văn hoá phẩm sản xuất, xuất bản hàng năm.
b) Tổ chức việc sản xuất các dụng cụ thể dục thể thao, dụng cụ giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em.
c) Xây dựng các thư viện, câu lạc bộ, nhà văn hoá, nhà hát, rạp chiếu phim, cơ sở tập luyện, v.v... dành cho trẻ em. Nếu chưa có điều kiện xây dựng những công trình riêng cho trẻ em, phải quy định ít nhất là dành 20% thời gian cho trẻ em trong kế hoạch sử dụng các công trình chung.
3. Quy định những bộ phim và những tiết mục sân khấu không được chiếu, biểu diễn cho trẻ em xem. Các nhà hát, rạp chiếu phim hoặc đơn vị tổ chức chiếu, biểu diễn, không được để trẻ em vào xem những phim và tiết mục sân khấu đó; không phát trên Đài phát thanh, Đài truyền hình những phim, tiết mục sân khấu nói trên.
Công dân Việt Nam phát hiện những văn hoá phẩm, đồ chơi có hại cho việc giáo dục trẻ em, có trách nhiệm báo cho cơ quan hoặc viên chức có chức năng, thẩm quyền biết sự việc để xem xét xử lý.
Cơ quan, viên chức nhận được thông báo của công dân, phải tiến hành xem xét, xử lý kịp thời và thông báo kết quả xử lý cho công dân đó biết.
Điều 16. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội có trách nhiệm:
1. Ban hành danh mục những loại công việc không được sử dụng lao động trẻ em và danh mục những công việc chỉ được sử dụng lao động trẻ em trong độ tuổi quy định.
2. Tổ chức quản lý, chỉ đạo việc chăm sóc, giáo dục trẻ em là con liệt sĩ, con thương binh nặng, và trẻ em không nơi nương tựa; phối hợp với các cơ quan, các ngành, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội hữu quan chỉ đạo việc tổ chức, xây dựng mạng lưới nuôi dạy các em.
3. Tổ chức quản lý và chỉ đạo việc chỉnh hình, phục hồi chức năng cho trẻ em có khuyết tật; tổ chức việc dạy nghề và lao động cho những trẻ em tàn tật nhưng còn khả năng lao động, nghiên cứu sản xuất và cung cấp các phương tiện lao động, sinh hoạt chuyên dùng cho trẻ em.
4. Nghiêm cấm: việc bắt trẻ em đi ăn xin hoặc làm những việc không lành mạnh để kiếm tiền cho người lớn; việc lợi dụng danh nghĩa nuôi con nuôi để bóc lột trẻ em, bắt trẻ em làm công việc nặng nhọc, quá sức mình; việc không trả công lao động cho trẻ em tương xứng với công sức các em bỏ ra.
Nếu vì lợi ích chung, cần sử dụng những cơ sở nói trên vào mục đích khác, phải được sự thoả thuận của ngành chủ quản và được Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quản lý ra quyết định, sau khi đã bố trí cơ sở khác tương xứng để thay thế.
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm giúp Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp, xét duyệt, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; theo định kỳ, báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đó ở địa phương, ngành mình lên cấp trên trực tiếp.
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý và sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em ở các cấp, các ngành.
Cha mẹ, người đỡ đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em do mình nuôi dạy; trách nhiệm đó càng nặng nếu những vi phạm của trẻ em lại do tác động của cha mẹ, người đỡ đầu.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyết định xâm phạm đến quyền và lợi ích của trẻ em, khi nhận được kháng nghị của đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, phải trả lời và thông báo cách giải quyết của mình cho đoàn thể, tổ chức kháng nghị biết, chậm nhất là một tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị.
III. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Việc xử lý kỷ luật được áp dụng theo điều lệ về kỷ luật do Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1964.
Việc xử phạt hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính công bố ngày 07 tháng 12 năm 1989 và các quy định pháp luật khác có liên quan đến xử phạt hành chính.
Việc bồi thường thiệt hại dân sự, được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
Việc xử lý bằng biện pháp hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ Luật hình sự và Luật bổ sung, sửa đổi Bộ Luật hình sự.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.