HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37-HĐBT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 1992 |
CUẢ HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 37-HĐBT NGÀY 28-1-1992 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KINH DOANH DU LỊCH
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Để thống nhất và tăng cường hiệu lực quản lý kinh doanh du lịch trên lãnh thổ
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; khuyến khích phát triển du lịch và khai
thác có hiệu quả, hợp lý các tài nguyên du lịch; bảo đảm quyền lợi chính đáng
và nghĩa vụ của người kinh doanh du lịch.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. - Nay ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế quản lý kinh doanh du lịch.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
QUẢN LÝ KINH DOANH DU LỊCH
(Ban hanh kèm theo Nghị định số: 37-HĐBT ngày 28 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng
Bộ trưởng)
Các tổ chức liên doanh hợp tác đầu tư với nước ngoài và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam về kinh doanh du lịch thực hiện theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 2. - Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Khách du lịch quốc tế" là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến và lưu lại qua đêm ở Việt Nam; công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
"Khách du lịch nội địa" là công dân Việt Nam rời khỏi nơi ở thường xuyên của mình, có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm của các tổ chức kinh doanh du lịch trong phạm vi lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. "Kinh doanh du lịch" là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các dịch vụ du lịch nhằm mục đích sinh lợi.
3. Các dịch vụ du lịch bao gồm :
- Xây dựng và bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc theo yêu cầu của khách; làm đại lý bán các chương trình du lịch.
- Các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch.
- Dịch vụ vận chuyển khách du lịch.
- Dịch vụ hướng dẫn tham quan, phiên dịch, cung cấp thông tin cho khách du lịch.
- Các dịch vụ khác cho khách du lịch được pháp luật cho phép.
CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DU LỊCH
1. Có mục tiêu, ngành nghề kinh doanh rõ ràng, có phương án kinh doanh và trụ sở giao dịch chính.
2. Có đủ vốn pháp định.
3. Có cơ sở vật chất - kỹ thuật và nhân viên am hiểu nghiệp vụ, có năng lực hành nghề theo quy định của Bộ Thương mại và Du lịch.
Hồ sơ xin phép thành lập doanh nghiệp du lịch gồm:
1. Đơn xin phép thành lập doanh nghiệp du lịch.
2. Điều lệ tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp du lịch.
3. Các bản kê khai về vốn được cơ quan tài chính hoặc ngân hàng xác nhận; kê khai về cơ sở vật chất kỹ thuật, danh sách nhân viên.
Các hồ sơ trên lập theo mẫu quy định của Bộ Thương mại và Du lịch.
Điều 7. - Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch:
1. Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng uỷ quyền xét cấp giấy phép thành lập các doanh nghiệp du lịch Nhà nước theo Nghị định số 388-HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng.
2. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét cấp giấy phép thành lập các doanh nghiệp du lịch tư nhân và Công ty kinh doanh du lịch trên địa bàn theo Luật doanh nghiệp tư nhân và luật Công ty sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Thương mại và Du lịch.
2. Khi giải thể doanh nghiệp du lịch Nhà nước phải thực hiện đúng Nghị định số 388-HĐBT ngày 20-11-1991 và các Quyết định số 315-HĐBT ngày 1-9-1990 và số 330-HĐBT ngày 23-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng; khi giải thế các Công ty kinh doanh du lịch và doanh nghiệp du lịch tư nhân phải thực hiện theo đúng Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân.
3. Khi tạm ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép.
- Xin phép Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi đặt chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện, đăng ký và thông báo với các cơ quan hữu quan tại địa phương đó.
- Thông báo bằng băn bản cho cơ quan cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được phép đặt Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh.
Điều 12. - Tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm:
1. Kinh doanh đúng nội dung quy định trong giấy phép đã được cấp.
2. Chấp hành và phổ biến, hướng dẫn khách du lịch chấp hành các quy định của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá.
3. Việc xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật để kinh doanh du lịch, phải phù hợp với các dự án quy hoạch phát triển du lịch.
4. Chấp hành Pháp lệnh kế toán - thống kê, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo luật định; nghiêm chỉnh thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Thương mại và Du lịch.
5. Chấp hành các quy định, tiêu chuẩn phân loại, xếp hạng khách sạn và các cơ sở tiếp nhận và phục vụ du lịch khác của Bộ Thương mại và Du lịch.
6. Bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của khách du lịch.
7. Gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Thương mại và Du lịch.
1. Có thị trường du lịch quốc tế ổn định và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu du lịch của khách nước ngoài.
2. Có đủ đội ngũ nhân viên quản lý và nhân viên nghiệp vụ được đào tạo qua các trường, lớp chính quy về du lịch.
Căn cứ các điều kiện trên, Bộ Thương mại và Du lịch quy định những tiêu chuẩn cụ thể.
Khách nước ngoài vào Việt Nam với các loại thị thực khác, nếu mua chương trình du lịch của một tổ chức kinh doanh du lịch quốc tế của Việt Nam thì tổ chức này có trách nhiệm quản lý khách theo chương trình du lịch đã bán.
Điều 18. - Tổ chức kinh doanh du lịch muốn đặt đại diện ở nước ngoài phải có đủ các điều kiện:
1. Là tổ chức kinh doanh du lịch đã được Bộ Thương mại và Du lịch cấp giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế.
2. Có vốn ngoại tệ theo các quy định hiện hành.
3. Được tổ chức có thẩm quyền nước sở tại chấp thuận.
Thủ tục xét cho phép đặt Đại diện du lịch ở nước ngoài thực hiện theo Nghị định số 283-HĐBT ngày 8-8-1990 của Hội đồng Bộ trưởng.
Việc đặt Văn phòng đại diện du lịch nước ngoài tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện theo quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 382-HĐBT ngày 5-11-1990 của Hội đồng Bộ trưởng.
1. Chủ doanh nghiệp du lịch nếu vi phạm các quy định của quy chế này thì tuỳ mức độ vi phạm và hậu quả sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy tố trước pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch và giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế không đúng quy định, hoặc dung túng, bao che những hành vi vi phạm các quy định tại quy chế này thì tuỳ mức độ vi phạm và hậu quả sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy tố trước pháp luật.
Chậm nhất là 45 ngày sau ngày ban hành Quy chế này, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn và quy định chi tiết để thực hiện.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.