CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2001/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2001 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUY CHẾ
ĐẤU THẦU DỰ ÁN TÌM KIẾM THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 34/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ)
Quy chế này quy định việc đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí để chọn đối tác ký kết hợp đồng dầu khí theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí.
Quy chế này áp dụng đối với việc đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại các diện tích trên đất liền và các lô ngoài khơi chưa lựa chọn đối tác hoặc chưa ký kết hợp đồng dầu khí, kể cả các diện tích đã hoàn trả theo quy định tại Điều 19 Luật Dầu khí.
Tổ chức, cá nhân muốn ký kết hợp đồng dầu khí theo các hình thức quy định tại Điều 15 Luật Dầu khí đều phải tuân thủ các quy định của Quy chế này.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
"Bên dự thầu" là các tổ chức, cá nhân, tổ hợp dầu khí đăng ký tham gia đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.
"Bên mời thầu" là cơ quan tổ chức việc đấu thầu theo quy định tại Điều 21 Quy chế này.
"Cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu" là khối lượng công việc tối thiểu và số tiền chi phí tối thiểu tương ứng với khối lượng công việc tối thiểu mà bên dự thầu ước tính và cam kết thực hiện trong giai đoạn đầu tiên của thời kỳ tìm kiếm thăm dò trong hợp đồng dầu khí.
"Tổ hợp dầu khí" là tập hợp từ hai tổ chức, cá nhân trở lên, trong đó có ít nhất một tổ chức, cá nhân đang có tối thiểu hai hợp đồng tìm kiếm thăm dò và thác dầu khí ở bất kỳ nơi nào, được thành lập trên cơ sở thoả thuận để tham gia đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam.
"Tỷ lệ phân chia dầu khí lãi cho nước chủ nhà" là phần chia lợi nhuận cho Nhà nước, không bao gồm phần chia theo tỷ lệ góp vốn cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam hoặc Công ty thành viên được ủy quyền với tư cách là Nhà thầu.
Hình thức đấu thầu được áp dụng trên nguyên tắc cạnh tranh quốc tế rộng rãi, không qua bước sơ tuyển. Mọi tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 5 Quy chế này đều được tham gia dự thầu.
Bên dự thầu phải thoả mãn các điều kiện sau:
Có khả năng tài chính, năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động dầu khí.
Đang có tối thiểu hai hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở bất kỳ nơi nào.
Tổ chức, cá nhân không thoả mãn các điều kiện trên, muốn tham gia hoạt động dầu khí tại Việt Nam thì phải liên kết với các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để tạo thành một tổ hợp dầu khí theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Quy chế này. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sẽ làm đại diện cho tất cả các bên trong tổ hợp dầu khí để tham gia dự thầu.
Các chỉ tiêu đấu thầu được nêu trong hồ sơ mời thầu bao gồm:
Tỷ lệ phân chia dầu khí lãi cho nước chủ nhà;
Cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu.
Căn cứ vào tiềm năng cụ thể của từng diện tích hoặc từng lô, Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định bổ sung một hoặc một số chỉ tiêu đấu thầu khác như phần tham gia của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, tỷ lệ thu hồi chi phí dầu khí, hoa hồng chữ ký, hoa hồng sản xuất, phí tham khảo tài liệu và chi phí đào tạo.
Thuế suất thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại thuế phải nộp khác thực hiện theo quy định của pháp luật, không đấu thầu và được thông báo trước trong hồ sơ mời thầu.
Quy trình đấu thầu gồm các bước:
Lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu;
Thông báo mời thầu;
Đăng ký dự thầu;
Phát hành hồ sơ mời thầu;
Nhận hồ sơ dự thầu, mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu;
Thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu;
Đàm phán hợp đồng dầu khí;
Phê duyệt và ký kết hợp đồng dầu khí.
Bên mời thầu lập kế hoạch đấu thầu đối với các diện tích hoặc các lô, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Kế hoạch đấu thầu bao gồm những nội dung sau:
Đánh giá sơ bộ tiềm năng dầu khí của từng diện tích hoặc lô;
Thời gian tiến hành đấu thầu;
Các chỉ tiêu đấu thầu;
Phương pháp đánh giá thầu.
Căn cứ vào kế hoạch đấu thầu đã được duyệt, Bên mời thầu ra thông báo mời thầu. Thông báo mời thầu được đăng liên tục trong 10 ngày trên hai báo phát hành hàng ngày và trên mạng thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Thông báo mời thầu cũng có thể được gửi trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân có quan tâm đến các lô mời thầu.
Thông báo mời thầu bao gồm danh mục các diện tích hoặc các lô mời thầu, tọa độ giới hạn của chúng, bản đồ khu vực diện tích hoặc lô mời thầu; lịch tham khảo tài liệu và các chi tiết khác về thủ tục mời thầu.
Bên dự thầu gửi đăng ký dự thầu cho Bên mời thầu theo mẫu do Bên mời thầu quy định. Thời hạn đăng ký dự thầu không quá 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng thông báo mời thầu.
Khi đăng ký dự thầu, Bên dự thầu phải giải trình khả năng tài chính, kỹ thuật và văn bản về việc hình thành tổ hợp dầu khí nếu là tổ hợp tham dự thầu.
Bên dự thầu được nhận hồ sơ mời thầu và được quyền tiếp cận với các tài liệu theo danh mục đã công bố trong hồ sơ mời thầu sau khi đã đăng ký dự thầu.
Căn cứ kế hoạch đấu thầu đã được duyệt, Bên mời thầu chuẩn bị hồ sơ mời thầu và phát hành hồ sơ mời thầu cho Bên dự thầu.
Nội dung hồ sơ mời thầu bao gồm:
1. Các chỉ tiêu đấu thầu theo quy định tại Điều 6 Quy chế này;
2. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 16 Quy chế này;
3. Thời gian biểu của quá trình đấu thầu và các chi tiết khác về thủ tục đấu thầu;
4. Danh mục tài liệu thông tin cơ bản về diện tích hoặc lô mời thầu.
Hồ sơ dự thầu do Bên dự thầu chuẩn bị trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của Bên mời thầu đề ra trong hồ sơ mời thầu. Nội dung hồ sơ dự thầu bao gồm:
1. Các đề xuất của Bên dự thầu đối với các chỉ tiêu đấu thầu được quy định tại Điều 6 Quy chế này;
2. Cam kết thực hiện các chỉ tiêu cố định, bao gồm nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ dự thầu được lập thành hai bản bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Đồng tiền sử dụng trong hồ sơ dự thầu là Đô la Mỹ.
Bên dự thầu gửi hồ sơ dự thầu cho Bên mời thầu trong vòng 60 ngày, kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu. Hồ sơ dự thầu được coi là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của hồ sơ mời thầu và nộp đúng thời gian quy định. Trường hợp gửi hồ sơ dự thầu chậm so với thời gian quy định mà không báo trước hạn nộp 15 ngày và không được Bên mời thầu chấp nhận đều coi là không hợp lệ.
Bên mời thầu phải tổ chức mở thầu vào đúng thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu. Thành phần tham dự mở thầu bao gồm đại diện Bên mời thầu và các thành viên tổ đánh giá thầu theo quy định tại Điều 15 Quy chế này. Đại diện các bên dự thầu có thể tham dự mở thầu.
Điều 14. Bảo mật hồ sơ dự thầu
Bên mời thầu và tổ đánh giá thầu phải quản lý hồ sơ dự thầu theo chế độ quản lý hồ sơ "mật" và phải bảo đảm giữ bí mật mọi thông tin trong hồ sơ dự thầu trong suốt quá trình đấu thầu. Mọi bổ sung tài liệu của Bên dự thầu đối với hồ sơ dự thầu đã mở đều không có giá trị và không được xem xét.
Điều 15. Tổ chức đánh giá thầu
Bên mời thầu thành lập tổ đánh giá thầu, bao gồm các chuyên gia của Bên mời thầu. Nếu xét thấy cần thiết, Bên mời thầu có thể mời các chuyên gia của các Bộ, ngành tham gia tổ đánh giá thầu. Quy chế làm việc của tổ đánh giá thầu do Bên mời thầu quy định. Việc đánh giá thầu được tiến hành trong thời gian không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày mở thầu.
Điều 16. Đánh giá hồ sơ dự thầu
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được căn cứ vào phương pháp đánh giá thầu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Phương pháp đánh giá thầu được thông báo cho Bên dự thầu trong hồ sơ mời thầu và không thay đổi trong quá trình đánh giá thầu.
Các hồ sơ dự thầu được xếp hạng theo kết quả đánh giá thầu. Bên dự thầu được xếp thứ nhất sẽ trúng thầu và được đàm phán hợp đồng dầu khí với Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Trường hợp hai bên không thoả thuận được hợp đồng dầu khí trong thời hạn quy định tại Điều 19 Quy chế này, hoặc bên trúng thầu tự ý xin rút thì Bên dự thầu được xếp thứ hai được mời để đàm phán hợp đồng dầu khí trên cơ sở các điều kiện đã chào thầu của chính Bên dự thầu này.
Điều 17. Thẩm định kết quả đấu thầu
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định kết quả đấu thầu. Việc thẩm định kết quả đấu thầu do tổ công tác liên ngành, bao gồm đại diện của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ thực hiện. Quy chế làm việc của tổ công tác liên ngành do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Việc thẩm định kết quả đấu thầu được tiến hành trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ tài liệu liên quan đến kết quả đấu thầu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu.
Điều 18. Thông báo kết quả đấu thầu
Bên mời thầu thông báo cho các bên dự thầu về kết quả đấu thầu và thông báo cho bên trúng thầu về kế hoạch đàm phán hợp đồng dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí.
Điều 19. Đàm phán hợp đồng dầu khí
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm đàm phán với bên trúng thầu về hợp đồng dầu khí trên cơ sở những chỉ tiêu đấu thầu trong hồ sơ dự thầu đã được thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 17 Quy chế này. Việc đàm phán hợp đồng dầu khí không quá 90 ngày, kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu. Nếu quá thời hạn trên mà việc đàm phán hợp đồng với bên trúng thầu chưa kết thúc thì Tổng công ty Dầu khí Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xin phép chuyển sang đàm phán với Bên dự thầu được xếp thứ hai hoặc hủy bỏ kết quả đấu thầu và tiến hành đấu thầu lại. Trường hợp đặc biệt, Bên mời thầu có thể xin phép Thủ tướng Chính phủ kéo dài thời gian đàm phán. Thời gian kéo dài đàm phán không quá 60 ngày, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài.
Điều 20. Quy trình chỉ định thầu
Việc chỉ định thầu được tiến hành theo các bước sau:
- Bên mời thầu trình Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ định thầu, trong đó nêu rõ diện tích hoặc lô xin chỉ định thầu, lý do xin chỉ định thầu, dự kiến đối tác được chỉ định và các chỉ tiêu, điều kiện giao thầu.
- Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định chỉ định thầu trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.
- Đàm phán hợp đồng dầu khí.
Bên mời thầu là cơ quan tổ chức đấu thầu, có trách nhiệm lập kế hoạch đấu thầu, chuẩn bị và phát hành hồ sơ mời thầu, cung cấp tài liệu, thông tin về lô đang đấu thầu cho tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu, tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu, tổ chức đánh giá thầu và đàm phán hợp đồng dầu khí sau khi kết quả đấu thầu được phê duyệt. Bên mời thầu trong giai đoạn hiện nay là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, cho đến khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định khác.
Bên dự thầu không phải nộp bảo lãnh dự thầu.
Quy chế này áp dụng cho việc chọn đối tác ký kết hợp đồng dầu khí để thực hiện các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.
Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 không áp dụng cho đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.
Điều 24. Kiểm tra và xử lý vi phạm
Bên mời thầu chịu trách nhiệm về việc tuân thủ Quy chế này. Cơ quan thẩm định kết quả đấu thầu có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ đó thông qua quá trình thẩm định kết quả đấu thầu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét xử lý. Báo cáo về tuân thủ Quy chế được viết thành một mục riêng trong báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu. Những vi phạm Quy chế đều bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.