BỘ
GIÁO DỤC |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******** |
Số: 322-NĐ |
Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 1957 |
QUY ĐỊNH THỂ LỆ TỔ CHỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP TRƯỜNG PHỔ THÔNG 10 NĂM
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
Chiếu Sắc lệnh số 119-SL ngày
9-7-1946 tổ chức Bộ Giáo dục;
Chiếu Nghị định số 596-NĐ ngày 30-8-1956 ban hành quy chế Trường Phổ thông 10
năm, đặc biệt điều 22 của nghị định;
Chiếu Nghị định số 125-NĐ ngày 27-2-1956 tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trường Phổ
thông 9 năm;
Theo đề nghị của ông Giám đốc Ngân hàng Nha Giáo dục Phổ thông;
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 4. – Kỳ thi tốt nghiệp này chỉ có một khóa thi.
Về mỗi khóa thi, Bộ Giáo dục sẽ ấn định ngày thi thống nhất và nơi tổ chức các Hội đồng thi theo đề nghị của các khu Giáo dục.
ĐIỀU KIỆN GHI TÊN VÀ HỒ SƠ XIN THI
Trong năm học lớp 10 tại một trường công hay một trường tư, nếu học sinh vì ốm đau hay vì lý do gì nghỉ nhiều, không đủ điểm để tổng kết, thì Hội đồng nhà trường sẽ đưa ra xét để quyết định việc cho dự thi hay không.
Điều 7. – Muốn dự thi, thí sinh phải nộp những giấy tờ sau đây:
a) Đơn dự thi làm theo mẫu đính kèm nghị định này, do tay thí sinh viết và ký. Trên đơn của học sinh trường công và trường tư, có chữ nhận thực của Hiệu trưởng. Đơn xin thi của quân nhân, cán bộ, công nhân viên phải được Thủ trưởng đơn vị cơ quan đoàn thể nhận thực;
b) Bản sao giấy khai sinh (bản sao phải do cơ quan hành chính từ cấp huyện hay quận trở lên thị thực);
c) Bản chính học bạ hay giấy chứng nhận đã học hết chương trình cấp 3 phổ thông, trong đó ghi niên học của từng lớp, chủ yếu là lớp 10 phổ thông. Kể từ niên học 1956-1957, học bạ của học sinh các trường công và tư phải lập theo mẫu thống nhất của Nha giáo dục Phổ thông.
Từ niên học 1955-1956 trở về trước, các lớp 8 và 9 phổ thông có thể thay thế bằng các lớp tương đương bậc trung học cũ.
Giấy chứng nhận cần ghi rõ:
a) Về thí sinh: họ tên, ngày tháng năm và nơi sinh, địa chỉ hay cơ quan đang công tác, tên lớp và thời gian học lớp đó;
b) Về người cấp giấy chứng nhận: họ tên, tuổi, chức vụ, địa chỉ hoặc trường hay cơ quan đang công tác.
Giấy chứng nhận phải do hai giáo sư cấp 3 (1 khoa học xã hội và 1 khoa học tự nhiên) hay hai người nào có trình độ văn hóa tương đương với hai giáo sư cấp 3 trên đây nhận thực. Giấy này phải được cơ quan giáo dục từ cấp tỉnh trở lên xác thực.
Nếu thí sinh là quân nhân, cán bộ, công nhân viên của Chính phủ hay đoàn thể, thì giấy chứng nhận phải do Thủ trưởng đơn vị quân đội từ cấp Trung đoàn trở lên, Thủ trưởng cơ quan hay đoàn thể từ trung cấp trở lên nhận thực đã học hết chương trình cấp 3 phổ thông.
Giấy chứng nhận này chỉ có giá trị để xin dự thi tốt nghiệp phổ thông.
Học sinh trường công hay trường tư phải đưa đơn qua trường mình để nhà trường lập danh sách trước khi chuyển hồ sơ lên khu.
Trong trường hợp tại nơi thi chỉ đặt một Hội đồng giám thị, việc chấm bài thi viết và tổ chức thi vấn đáp cho thí sinh sẽ tập trung vào một sổ Hội đồng giám khảo trong khu.
Hội đồng thi giám thị hay Hội đồng giám khảo có quyền quyết định mọi công việc trong kỳ thi.
Quyết định này phải ghi rõ ràng vào biên bản.
Việc cấm thi sẽ do Bộ Giáo dục quyết định.
Việc hủy bỏ giấy chứng nhận tốt nghiệp Bộ Giáo dục quyết định.
CHƯƠNG TRÌNH THI – BÀI THI VÀ ĐIỀU KIỆN TRÚNG TUYỂN
Về các bài thi viết, trừ các bài tính đố bắt buộc, những bài thi khác sẽ ra hai đầu đề, để cho thí sinh được tùy ý chọn.
A. Bài thi viết:
1. Tập làm văn : 3 giờ
2. Toán : 3 giờ
3. Lịch sử : 2 giờ
4. Vật lý : 2 giờ
5. Sinh ngữ (2 bài dịch: 1 bài dịch
sinh ngữ ra quốc văn và 1 bài dịch
quốc văn ra sinh ngữ) : 2 giờ
Thí sinh có thể chọn một trong ba sinh ngữ Anh văn, Pháp văn và Hoa văn (cần ghi rõ trong đơn).
Từ niên học 1957-1958, môn sinh ngữ sẽ là môn thi bắt buộc.
Riêng về niên học 1956-1957, thí sinh có thể tình nguyện xin thi sinh ngữ.
Đối với thí sinh nào trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp mà được điểm từ <<3>> trở lên, về bài thi sinh ngữ tình nguyện, thì trong giấy chứng nhận trúng tuyển sẽ được ghi thêm câu “đã thi tình nguyện về sinh ngữ…(Anh văn, Pháp văn hay Hoa văn) và được điểm (<<3>>, <<4>> hay <<5>>)
B. Bài thi vấn đáp:
(Đối với mỗi thí sinh, mỗi bài không hỏi lâu quá 15 phút)
1. Giảng văn 3. Chính trị
2. Toán 4. Hóa học
Điều 22. – Các bài thi viết và thi vấn đáp đều cho điểm theo thang điểm 5 bậc, và không tính hệ số.
Thí sinh nào bỏ không thi một bài sẽ coi là bỏ dở kỳ thi và bị loại.
Điều kiện trúng tuyển quy định như sau:
1) Tất cả các điểm đều “3” trở lên.
2) Có 7 điểm “3” trở lên và 1 điểm “2” về bất cứ môn nào.
Điều 24. – Có hai trường hợp được đưa ra Hội đồng thi xét, sau kì thi vấn đáp:
1) Có 2 điểm “2” về 2 môn khác nhau (các điểm khác đều “3” trở lên).
2) Có một điểm “1” về một môn không phải quốc văn hay toán (các điểm khác nhau đều “3” trở lên)
Sau khi xét kết quả thi về các môn khác và học bạ của thí sinh, Hội đồng thi có thể quyết định cho trúng tuyển trong 2 trường hợp sau:
1. Trong những điểm thi về các môn khác có hai điểm trội (điểm “4” hoặc “5”): học bạ trung bình, nghĩa là học lực vào loại trung bình tư cách đạo đức trung bình, không phạm kỷ luật.
2. Học bạ tốt, nghĩa là học lực vào hạng khá (trên trung bình), tư cách đạo đức tốt, nhưng điểm thi về các môn khác không có gì trội (không có điểm “4” hoặc “5”).
Trong việc xét với một số thí sinh, toàn thể nhân viên Hội đồng giám khảo có quyền biểu quyết. Quyết định sẽ lấy theo đa số tương đối. Nếu số người biểu quyết ngang nhau, thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng giám khảo là ý kiến quyết định.
Nghị quyết của Hội đồng về việc vớt sẽ ghi rõ vào biên bản.
Các điểm của thí sinh được vớt vẫn giữ nguyên trong số ghi điểm. Chỉ cần ghi tiếng vớt vào cột Chú thích số ghi điểm.
1. Có 3 điểm “2”
2. Có 1 điểm “1” và 1 điểm “2”
3. Có 1 điểm “1” về quốc văn hay toán
4. Có 2 điểm “2” về cùng môn quốc văn hay về cùng môn toán
Điều 26. – Tiêu chuẩn xếp hạng các thí sinh trúng tuyển quy định như sau:
1. Bình : - Có 7 điểm từ “4” trở lên, và 1 điểm “3” về bất cứ môn nào
- Có 6 điểm từ “4” trở lên và 2 điểm “3” không phải về quốc văn hay toán.
2. Ưu : - Có 6 điểm từ “5” và 2 điểm “4” về bất cứ môn nào
- Các điểm về quốc văn và toán đều “5” các điểm khác đều “4”
3. Xuất sắc: Các điểm đều “5”
4. Thứ: Những trường hợp trúng tuyển khác đều xếp vào hạng thứ.
Kết quả thi chỉ coi là hình thức sau khi được Nha Giáo dục Phổ thông duyệt y.
|
(khổ giấy học sinh) |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập – Tự do - Hạnh phúc ****** |
ĐƠN XIN THI
TỐT NGHIỆP TRƯỜNG PHỔ THÔNG 10 NĂM
(tự tay thí sinh viết lấy và ký tên)
Tôi tên là________________________ sinh ngày_____ tháng____ năm_____
tại xã (hay phố)___________ huyện_______ tỉnh (hay thành phố)________ (1)
con ông____________________________ và bà_____________________
học sinh lớp 10 Trưởng Phổ thông cấp 3 (2)___________________________
Xin ông Giám đốc Khu Giáo dục_ ghi tên tôi vào danh sách thí sinh kỳ thi tốt nghiệp phổ thông (khóa thi ngày_______________ tháng___ năm 19_ ) Hội đồng thi _______
Tôi xin đính theo đây (3):
a) Một bản sao giấy khai sinh.
b) Bản chính học bạ hay giấy chứng nhận đã học hết chương trình cấp 3 trường phổ thông 10 năm (4).
|
Địa
chỉ hiện thời (ghi rõ ràng và đầy đủ) |
…ngày …tháng…năm 19… (Thí sinh ký tên)
Nhận thực lời khai trên đây là đúng (5) …ngày…tháng…năm 19… Hiệu trưởng trường Phổ thông cấp 3…. (Ký tên và đóng dấu) |
(1) Tên, họ, ngày tháng năm và nơi sinh phải ghi theo đúng với giấy khai sinh
(2)Ghi rõ: quốc lập hay tư thục và tên trường hay là thí sinh tự do (nếu là quân nhân, cán bộ, công nhân viên, sẽ ghi thêm: chức vụ và tên đơn vị, cơ quan đoàn thể)
(3)Giấy tờ phải đầy đủ và không được tẩy xóa, sửa chữa. Không nhận bản sao học bạ hay bản sao giấy chứng nhận học lực.
(4)Hoặc: học bạ hay giấy chứng nhận về các lớp tương đương với lớp 8 và 9 phổ thông, từ niên khóa 1955-58 trở về trước và học bạ hay giấy chứng nhận đã học hết lớp 10 phổ thông.
(5)Nếu thí sinh là quân nhân, cán bộ, công nhân viên, đơn sẽ do Thủ trưởng đơn vị, cơ quan, đoàn thể nhận thực.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.