CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2017 |
NGHỊ ĐỊNH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 ngày 19 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV về lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định về Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm.
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm và hệ thống biểu mẫu.
Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với lập, thẩm tra, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương các năm 2015, 2016 áp dụng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 và Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 5 năm 2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017 đối với việc lập, thẩm tra, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm; từ năm ngân sách 2018 đối với việc lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương; từ năm ngân sách 2021 đối với việc lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương và kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương.
2. Bãi bỏ Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
LẬP,
THẨM TRA, QUYẾT ĐỊNH KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM ĐỊA PHƯƠNG, KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG
TRUNG HẠN 05 NĂM ĐỊA PHƯƠNG, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM ĐỊA
PHƯƠNG, DỰ TOÁN VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG, PHÊ CHUẨN QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH
ĐỊA PHƯƠNG HẰNG NĂM
(Kèm
theo Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ)
Quy chế này quy định nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân trong việc tổ chức lập, các Ban thuộc Hội đồng nhân dân xem xét, thẩm tra, Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định hoặc cho ý kiến đối với các báo cáo:
1. Trình Hội đồng nhân dân quyết định: Kế hoạch tài chính 05 năm địa phương; kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương; dự toán và phân bổ ngân sách địa phương hằng năm; nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách địa phương; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, dự toán ngân sách địa phương hằng năm; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
2. Trình Hội đồng nhân dân tham khảo về kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương khi xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương.
3. Trình Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách địa phương.
1. Hội đồng nhân dân; Thường trực Hội đồng nhân dân; Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Ban kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã.
2. Ủy ban nhân dân.
3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc lập, thẩm tra, xem xét, quyết định
1. Bảo đảm sự thống nhất, phù hợp giữa kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách địa phương và quyết toán ngân sách địa phương hằng năm.
2. Kế hoạch tài chính ngân sách, dự toán ngân sách địa phương đảm bảo cân đối ngân sách vững chắc, tiến tới cân bằng thu chi ngân sách; phân bổ ngân sách địa phương tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội; quyết toán ngân sách địa phương phải chính xác, đầy đủ, hiệu quả, ngân sách cấp huyện, xã không được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách.
3. Việc lập, thẩm tra, xem xét, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương; kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương; nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách địa phương, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; dự toán và phân bổ ngân sách địa phương hằng năm; điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, dự toán ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương phải tuân thủ các quy định về nguyên tắc cân đối, quản lý ngân sách, phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách, nội dung, trình tự, phương thức, thời gian, thẩm quyền của Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công, Luật tổ chức chính quyền địa phương và quy định của Quy chế này.
1. Năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân lập kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương. Hằng năm, Ủy ban nhân dân lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương trình Hội đồng nhân dân để tham khảo khi xem xét, quyết định dự toán, phân bổ ngân sách địa phương.
2. Căn cứ, yêu cầu, nguyên tắc lập báo cáo:
a) Căn cứ, yêu cầu lập kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.
b) Căn cứ, nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 50, Điều 51 Luật đầu tư công.
3. Nội dung báo cáo:
a) Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 17, Điều 43 của Luật ngân sách nhà nước.
b) Nội dung kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương theo quy định tại Điều 52 Luật đầu tư công.
(Kèm theo các biểu mẫu từ số 01 đến số 11)
Điều 5. Lập báo cáo dự toán ngân sách địa phương
1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (cấp huyện và cấp xã lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý), dự toán thu, chi ngân sách địa phương (đối với cấp tỉnh và cấp huyện gồm ngân sách cấp mình và ngân sách các cấp dưới).
2. Căn cứ lập dự toán ngân sách địa phương:
a) Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới;
b) Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, định mức phân bổ ngân sách và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách;
c) Kế hoạch tài chính 05 năm địa phương và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương (đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương); kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương;
d) Tình hình thực hiện ngân sách địa phương năm hiện hành;
đ) Nhiệm vụ thu, chi ngân sách cấp trên giao; nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách được phân cấp; báo cáo dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình, địa phương cấp dưới trực tiếp;
e) Các căn cứ khác theo quy định tại Điều 41 Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước.
3. Yêu cầu lập dự toán ngân sách địa phương:
a) Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phải căn cứ vào dự báo các chỉ tiêu kinh tế, tăng trưởng của địa phương và các chỉ tiêu liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí, chế độ thu ngân sách và tổng hợp theo từng khoản thu.
b) Dự toán chi ngân sách địa phương tổng hợp theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên chi tiết theo từng lĩnh vực, chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong đó:
- Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, khả năng cân đối các nguồn lực trong năm dự toán;
- Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
- Dự toán chi lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ bảo đảm không thấp hơn dự toán cấp trên giao;
- Dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được lập căn cứ vào danh mục, tổng mức kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong từng giai đoạn do Quốc hội quyết định, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và chi tiết các dự án thành phần đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia;
- Dự toán chi trả nợ lãi vay được lập trên cơ sở bảo đảm trả các khoản lãi vay đến hạn của năm dự toán ngân sách; vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương phải căn cứ vào cân đối ngân sách địa phương, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và trong giới hạn vay nợ theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
c) Dự toán ngân sách các cấp được lập theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
4. Nội dung báo cáo dự toán ngân sách địa phương:
a) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm hiện hành:
- Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương; bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh; tình hình vay, trả nợ của địa phương;
- Tình hình thực hiện các giải pháp tài chính - ngân sách theo Nghị quyết Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cấp trên, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên;
- Những giải pháp bổ sung để tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách.
(Kèm theo các biểu mẫu từ số 12 đến số 14)
b) Dự toán ngân sách địa phương năm sau:
- Các căn cứ xây dựng dự toán ngân sách địa phương về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở xây dựng dự toán thu, chi ngân sách theo chế độ quy định;
- Mục tiêu, nhiệm vụ của ngân sách địa phương;
- Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, bao gồm thu nội địa, thu dầu thô, thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu bảo đảm không thấp hơn dự toán thu ngân sách nhà nước được cấp trên giao;
- Dự toán thu ngân sách địa phương, bao gồm các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên (bao gồm số bổ sung cân đối ngân sách và số bổ sung có mục tiêu). Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, phải kèm theo căn cứ xác định số bổ sung cân đối ngân sách;
- Dự toán chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi vay (nếu có), chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chi chương trình mục tiêu. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ. Trong chi đầu tư phát triển báo cáo rõ việc xử lý nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước;
- Các tài liệu thuyết minh dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương;
- Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh, phương án vay bù đắp bội chi (Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật. Vay lại từ nguồn Chính phủ vay nước ngoài). Báo cáo trả nợ gốc ngân sách địa phương; mức dư nợ vay, nợ đến hạn phải trả, số nợ quá hạn phải trả, số lãi phải trả trong năm, số vay, khả năng trả nợ trong năm và số dư nợ đến cuối năm;
- Các chủ trương, giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau.
(Kèm theo các biểu mẫu từ số 15 đến số 18)
Điều 6. Lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương
1. Căn cứ lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương:
a) Dự toán ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân quyết định;
b) Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình và địa phương cấp dưới trực tiếp;
c) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách địa phương và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, phải căn cứ vào phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách cấp trên với ngân sách cấp dưới và dự toán thu, chi ngân sách của từng địa phương cấp dưới trực tiếp.
2. Yêu cầu lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương:
a) Đúng với dự toán ngân sách Hội đồng nhân dân thông qua cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao;
b) Đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi;
c) Phân bổ đủ vốn, kinh phí để thu hồi các khoản đã ứng trước dự toán đến hạn thu hồi trong năm, vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn ưu đãi khác của các nhà tài trợ nước ngoài theo cam kết;
d) Đối với phân bổ vốn đầu tư phát triển phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Đối với phân bổ các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới phải bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng và thực hiện đúng các cam kết hoặc quy định về bố trí ngân sách địa phương cho mục tiêu đó.
3. Nội dung lập báo cáo phân bổ ngân sách địa phương:
a) Tình hình thực hiện ngân sách cấp mình và cấp dưới năm hiện hành;
b) Các căn cứ xây dựng phương án phân bổ ngân sách địa phương năm sau;
c) Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từng địa phương cấp dưới trực tiếp, thu ngân sách địa phương;
d) Dự toán chi ngân sách địa phương; chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực; chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương; dự phòng ngân sách;
đ) Dự toán chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực;
e) Nhiệm vụ thu, chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương; số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách từng địa phương cấp dưới (bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu). Đối với số bổ sung cân đối ngân sách năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương phải kèm theo tài liệu thuyết minh căn cứ xác định;
g) Bổ sung có mục tiêu thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định;
h) Dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia;
i) Bổ sung có mục tiêu thực hiện các chương trình mục tiêu;
k) Danh mục, tổng mức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện và kế hoạch vốn đầu tư đối với các dự án, các công trình thuộc nguồn ngân sách nhà nước; trong đó, nêu chi tiết các công trình, dự án theo lĩnh vực, nhóm dự án, đầu tư mới, chuyển tiếp;
l) Báo cáo tình hình thực hiện, dự kiến kế hoạch tài chính năm sau của một số quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách chủ yếu do địa phương quản lý;
m) Các tài liệu thuyết minh phương án phân bổ ngân sách địa phương.
4. Ngoài các nội dung trên, Ủy ban nhân dân lập, trình Thường trực Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp:
- Năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách: Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển ngân sách địa phương; nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngân sách từng xã, phường, thị trấn; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh với ngân sách từng xã, phường, thị trấn;
- Phương án thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của Luật phí, lệ phí, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan;
- Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo khung của Chính phủ và chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương;
b) Ủy ban nhân dân lập, trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp: Phương án phân bổ, sử dụng số tăng thu (trừ tăng thu của ngân sách địa phương do phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải nộp về ngân sách cấp trên) và tiết kiệm chi của ngân sách địa phương đối với từng nhiệm vụ chi, đảm bảo đúng quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước.
(Kèm theo các biểu mẫu từ số 19 đến số 47)
Điều 7. Lập báo cáo quyết toán ngân sách địa phương
1. Căn cứ, yêu cầu lập quyết toán ngân sách địa phương:
Lập báo cáo quyết toán ngân sách địa phương phải tuân thủ quy định tại các Điều 64, 65, 66, 67, 68 và 69 của Luật ngân sách nhà nước; căn cứ vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp dưới đã được Hội đồng nhân dân phê chuẩn, báo cáo quyết toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình đã được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, báo cáo kiểm toán ngân sách địa phương và các khoản chi chuyển nguồn của ngân sách địa phương năm trước được quyết toán vào ngân sách địa phương năm sau theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
2. Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách địa phương:
a) Quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương; bội chi ngân sách địa phương, tổng mức vay của ngân sách địa phương, bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách địa phương và trả nợ gốc của ngân sách địa phương;
b) Quyết toán chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu;
c) Thuyết minh quyết toán ngân sách địa phương;
d) Báo cáo tình hình thực hiện các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách của địa phương, kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của quỹ;
đ) Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương (nếu có).
(Kèm theo các biểu mẫu từ số 48 đến số 64)
1. Cơ quan thuế, hải quan được giao quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn địa phương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi cơ quan thu cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ đầu tư lập dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp. Các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực ở địa phương phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp lập dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.
3. Cơ quan tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư, cơ quan thuế, hải quan và các cơ quan có liên quan tổng hợp, lập, trình Ủy ban nhân dân kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách địa phương, quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương và các báo cáo khác có liên quan; đồng thời gửi các báo cáo trên đến Ban kinh tế - ngân sách (Ban kinh tế - xã hội) của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân.
4. Ban kinh tế - ngân sách (Ban kinh tế - xã hội) của Hội đồng nhân dân phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư, cơ quan thuế, hải quan và các cơ quan có liên quan khác của Ủy ban nhân dân cùng cấp trong quá trình lập kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, dự toán, phân bổ ngân sách địa phương, quyết toán ngân sách địa phương và các báo cáo khác liên quan.
5. Ủy ban nhân dân xem xét, thảo luận kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách địa phương và quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương và các báo cáo khác liên quan có sự tham dự của Ban kinh tế - ngân sách (Ban kinh tế - xã hội) của Hội đồng nhân dân.
Ban kinh tế - ngân sách (Ban kinh tế - xã hội) của Hội đồng nhân dân chủ trì xem xét, thẩm tra các báo cáo do Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp về tài chính - ngân sách sau:
1. Thẩm tra kế hoạch tài chính 05 năm địa phương:
a) Thẩm tra kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về tài chính - ngân sách địa phương 05 năm giai đoạn trước; tình hình và kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách, các chủ trương, định hướng lớn về tài chính - ngân sách nhà nước;
b) Thẩm tra mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính - ngân sách nhà nước; các định hướng lớn về tài chính, ngân sách nhà nước; số thu và cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, số chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên; định hướng về bội chi ngân sách địa phương; tổng mức vay của ngân sách địa phương, dư nợ vay và trả nợ của địa phương, tỷ lệ dư nợ so với giới hạn vay nợ của địa phương; danh mục các dự án, công trình, tổng mức vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước; các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm địa phương giai đoạn sau;
c) Thẩm tra sự cần thiết, tác động đến tình hình kinh tế - xã hội và việc đảm bảo an toàn nợ công trong trường hợp phải lập lại hoặc điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm địa phương (nếu có).
2. Đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương:
a) Thẩm tra tình hình triển khai và kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương giai đoạn trước; việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương điều chỉnh (nếu có);
b) Thẩm tra về mục tiêu, định hướng đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước của địa phương, khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn;
c) Thẩm tra về nguyên tắc, phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương vốn ngân sách nhà nước;
d) Thẩm tra về tỷ lệ và nguyên tắc sử dụng khoản dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương (nếu có);
đ) Thẩm tra danh mục dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu;
e) Thẩm tra các giải pháp, chính sách chủ yếu thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương;
g) Thẩm tra về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương (nếu có).
3. Thẩm tra dự toán ngân sách địa phương:
a) Thẩm tra về đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm hiện hành và những nội dung cơ bản tổ chức thực hiện các giải pháp tài chính - ngân sách theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
b) Thẩm tra dự toán ngân sách địa phương: Mục tiêu, nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương; các căn cứ, yêu cầu xây dựng dự toán ngân sách;
c) Thẩm tra bội chi ngân sách địa phương, phương án vay bao gồm: Vay bù đắp bội chi, vay trả nợ gốc và khả năng cân đối nguồn trả nợ của ngân sách địa phương về các nội dung: Sự cần thiết phải vay, mức vay, phương thức, thời gian vay, lãi suất, phương án sử dụng tiền vay và mức trả nợ hằng năm.
4. Thẩm tra phương án phân bổ ngân sách địa phương:
a) Thẩm tra về nguyên tắc phân bổ, tính công bằng, hợp lý và tích cực của phương án phân bổ ngân sách địa phương; đảm bảo ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, địa phương trong từng thời kỳ;
b) Thẩm tra căn cứ, cơ sở xác định số bổ sung cân đối ngân sách địa phương đối với năm đầu thời kỳ ổn định, số bổ sung có mục tiêu cho từng địa phương cấp dưới hằng năm.
5. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách thẩm tra các nội dung: Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa ngân sách các cấp bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Điều 39 và Điều 40 Luật ngân sách nhà nước; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách địa phương.
6. Thẩm tra phương án thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của Luật phí, lệ phí, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
7. Thẩm tra các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo khung của Chính phủ và chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương.
8. Thẩm tra phương án bổ sung dự toán số tăng thu ngân sách địa phương; phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách địa phương đảm bảo đúng quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước.
9. Thẩm tra quyết toán ngân sách địa phương: Kết quả thu, chi và cân đối ngân sách địa phương so với dự toán được Hội đồng nhân dân quyết định, bao gồm cả dự toán điều chỉnh trong quá trình điều hành (nếu có); số dự toán chi được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật; tính chính xác, tính hợp pháp, đầy đủ của quyết toán ngân sách địa phương.
1. Ban kinh tế - ngân sách (Ban kinh tế - xã hội) của Hội đồng nhân dân tổ chức thẩm tra các báo cáo với sự tham dự của Ủy ban nhân dân và các cơ quan liên quan.
Các Ban có liên quan của Hội đồng nhân dân có ý kiến chính thức về lĩnh vực phụ trách; nêu rõ những nội dung nhất trí, những nội dung nhất trí nhưng đề nghị báo cáo rõ thêm, những nội dung chưa nhất trí và những kiến nghị.
2. Các cơ quan có liên quan của Ủy ban nhân dân có trách nhiệm báo cáo bổ sung những vấn đề tiếp thu, những vấn đề thuyết minh, giải trình làm rõ thêm để đi đến thống nhất, những vấn đề cần nghiên cứu, giải trình sau bằng văn bản. Báo cáo tiếp thu hoặc giải trình bằng văn bản phải gửi đến Ban kinh tế - ngân sách (Ban kinh tế - xã hội) của Hội đồng nhân dân.
3. Ủy ban nhân dân nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm tra của các Ban thuộc Hội đồng nhân dân, hoàn chỉnh các báo cáo để trình Thường trực Hội đồng nhân dân. Ban kinh tế - ngân sách (Ban kinh tế - xã hội) tổng hợp ý kiến của các Ban khác có liên quan lập báo cáo thẩm tra để trình Thường trực Hội đồng nhân dân. Báo cáo thẩm tra gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Những nội dung và số liệu thống nhất với báo cáo của Ủy ban nhân dân;
b) Những nội dung và số liệu đề nghị báo cáo rõ thêm hoặc còn có ý kiến khác với báo cáo của Ủy ban nhân dân;
c) Ý kiến nhận xét về báo cáo của Ủy ban nhân dân;
d) Những kiến nghị, đề xuất;
Trường hợp còn có ý kiến khác nhau thì Ban kinh tế - ngân sách (Ban kinh tế - xã hội) và Ủy ban nhân dân trao đổi, làm rõ những nội dung còn khác nhau trình Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, cho ý kiến trước khi trình Hội đồng nhân dân.
1. Thường trực Hội đồng nhân dân cho ý kiến về các báo cáo của Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và ý kiến thẩm tra của các Ban quy định tại Điều 10 của Quy chế này.
Đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, Thường trực Hội đồng nhân dân cho ý kiến để Ban kinh tế - ngân sách (Ban kinh tế - xã hội) và Ủy ban nhân dân hoàn chỉnh các báo cáo trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
2. Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, trường hợp cần thiết, Thường trực Hội đồng nhân dân tổ chức họp với Ban kinh tế - ngân sách (Ban kinh tế - xã hội) và các Ban có liên quan khác để thẩm tra, cho ý kiến về các báo cáo.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định:
a) Đối với báo cáo phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước.
b) Dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật ngân sách nhà nước.
4. Các báo cáo của Ủy ban nhân dân và báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách (Ban kinh tế - xã hội) được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân theo Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUYẾT ĐỊNH, PHÊ CHUẨN CÁC BÁO CÁO
Điều 12. Tổ chức thảo luận, quyết định, phê chuẩn các báo cáo
1. Phương thức thảo luận:
a) Ủy ban nhân dân trình bày các báo cáo trước Hội đồng nhân dân;
b) Ban kinh tế - ngân sách (Ban kinh tế - xã hội) báo cáo kết quả thẩm tra các báo cáo của Ủy ban nhân dân;
c) Hội đồng nhân dân tổ chức thảo luận về các báo cáo của Ủy ban nhân dân; thư ký kỳ họp tổng hợp ý kiến của các đại biểu và gửi đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban kinh tế - ngân sách (Ban kinh tế - xã hội) đồng gửi cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư cùng cấp;
d) Ủy ban nhân dân báo cáo tiếp thu và giải trình về các ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Căn cứ báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách (Ban kinh tế - xã hội) và báo cáo giải trình của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định:
a) Kế hoạch tài chính 05 năm địa phương;
b) Kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương;
c) Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương theo các chỉ tiêu quy định tại Điều 30 Luật ngân sách nhà nước;
d) Phương án phân bổ ngân sách địa phương theo các chỉ tiêu quy định tại Điều 30 Luật ngân sách nhà nước.
Trong quá trình thảo luận, quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách địa phương; nếu Hội đồng nhân dân quyết định tăng các khoản chi hoặc bổ sung khoản chi mới, thì phải đồng thời xem xét, quyết định các giải pháp để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương;
đ) Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ngoài các nội dung trên, còn thảo luận, quyết định các nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6 của Quy chế này;
e) Phê chuẩn quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm trước.
Điều 13. Thời gian quyết định, phê chuẩn và biểu mẫu các báo cáo
1. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương giai đoạn tới, dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp mình năm sau trước ngày 10 tháng 12 năm hiện hành; Hội đồng nhân dân cấp dưới quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương giai đoạn tới, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương năm sau chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương chậm nhất 12 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc và quy định thời hạn phê chuẩn quyết toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp dưới.
3. Căn cứ vào thời gian quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời gian gửi báo cáo kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán, phân bổ ngân sách địa phương và quyết toán ngân sách địa phương, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách địa phương của Ủy ban nhân dân các cấp đến các Ban của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân cùng cấp. Đồng thời quy định thời gian giao dự toán ngân sách địa phương của Ủy ban nhân dân các cấp cho các cơ quan, đơn vị và ngân sách địa phương cấp dưới phù hợp với tình hình của địa phương và quy định của Luật ngân sách nhà nước.
4. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định biểu mẫu của các cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính và Ủy ban nhân dân cấp trên đảm bảo lập báo cáo kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán, phân bổ ngân sách địa phương và quyết toán ngân sách địa phương, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách địa phương theo quy định tại Nghị định này và Luật ngân sách nhà nước.
Điều 14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
1. Hội đồng nhân dân các cấp ban hành các Nghị quyết sau:
- Nghị quyết về kế hoạch tài chính 05 năm địa phương (Kèm theo biểu mẫu số 02);
- Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương (Kèm theo biểu mẫu số 04, 05, 06);
- Nghị quyết về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương (Kèm theo các biểu mẫu số 15, 16, 17, 18);
- Nghị quyết về phân bổ ngân sách địa phương (Kèm theo các biểu mẫu số 30, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 41, 42, 46);
- Nghị quyết phê chuẩn quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương (Kèm theo các biểu mẫu số 48, 50, 51, 52, 53, 54, 58, 59, 61).
2. Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ngoài các Nghị quyết trên, còn ban hành các Nghị quyết về những nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6 của Quy chế này (Kèm theo biểu mẫu số 40).
1. Trong trường hợp kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách địa phương hằng năm chưa được Hội đồng nhân dân quyết định; hoặc quá trình thực hiện có biến động lớn về ngân sách so với kế hoạch và dự toán đã được quyết định; Ủy ban nhân dân lập lại, điều chỉnh:
a) Kế hoạch tài chính 05 năm địa phương báo cáo Hội đồng nhân dân vào thời gian do Hội đồng nhân dân quyết định;
b) Kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương theo quy định tại khoản 5 Điều 75 Luật đầu tư công;
c) Dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật ngân sách nhà nước hoặc lập dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 52 Luật ngân sách nhà nước.
2. Trong trường hợp quyết toán ngân sách địa phương hằng năm chưa được Hội đồng nhân dân phê chuẩn, Ủy ban nhân dân tiếp tục làm rõ những vấn đề Hội đồng nhân dân yêu cầu theo quy định tại khoản 6 Điều 69 Luật ngân sách nhà nước.
3. Việc lập lại, điều chỉnh, thẩm tra, trình Thường trực Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách địa phương năm sau, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương trong các trường hợp nêu trên được thực hiện theo Quy chế này./.
HỆ
THỐNG BIỂU MẪU
(Kèm theo Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ)
Phần thứ nhất |
Kế hoạch tài chính 05 năm địa phương |
Biểu mẫu số 01 |
Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu giai đoạn... |
Biểu mẫu số 02 |
Kế hoạch tài chính - ngân sách giai đoạn 05 năm... |
Phần thứ hai |
Kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương |
Biểu mẫu số 03 |
Dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 05 năm... |
Biểu mẫu số 04 |
Tổng hợp dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị và địa phương giai đoạn 05 năm... |
Biểu mẫu số 05 |
Danh mục chương trình, dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn trong nước giai đoạn 05 năm... |
Biểu mẫu số 06 |
Danh mục chương trình, dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn nước ngoài (vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài) giai đoạn 05 năm... |
Phần thứ ba |
Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương |
Biểu mẫu số 07 |
Dự kiến cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 03 năm... |
Biểu mẫu số 08 |
Dự kiến thu ngân sách nhà nước theo lĩnh vực giai đoạn 03 năm... |
Biểu mẫu số 09 |
Dự kiến cân đối nguồn thu, chi ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện giai đoạn 03 năm... |
Biểu mẫu số 10 |
Dự kiến chi ngân sách cấp tỉnh theo cơ cấu chi giai đoạn 03 năm... |
Biểu mẫu số 11 |
Dự kiến kế hoạch đầu tư vốn ngân sách địa phương giai đoạn 03 năm... |
Phần thứ tư |
Dự toán ngân sách địa phương |
1. |
Tình hình thực hiện ngân sách địa phương năm hiện hành |
Biểu mẫu số 12 |
Đánh giá cân đối ngân sách địa phương năm... |
Biểu mẫu số 13 |
Đánh giá thực hiện thu ngân sách nhà nước theo lĩnh vực năm..,. |
Biểu mẫu số 14 |
Đánh giá thực hiện chi ngân sách địa phương theo cơ cấu chi năm... |
2. |
Dự toán ngân sách địa phương năm sau |
Biểu mẫu số 15 |
Cân đối ngân sách địa phương năm... |
Biểu mẫu số 16 |
Dự toán thu ngân sách nhà nước theo lĩnh vực năm... |
Biểu mẫu số 17 |
Dự toán chi ngân sách địa phương theo cơ cấu chi năm... |
Biểu mẫu số 18 |
Bội chi và phương án vay - trả nợ ngân sách địa phương năm... |
Phần thứ năm |
Phân bổ ngân sách địa phương |
1. |
Tình hình thực hiện ngân sách địa phương năm hiện hành |
Biểu mẫu số 19 |
Đánh giá cân đối nguồn thu, chi ngân sách cấp tỉnh (huyện) và ngân sách huyện (xã) năm... |
Biểu mẫu số 20 |
Đánh giá thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từng huyện (xã) năm... |
Biểu mẫu số 21 |
Đánh giá thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từng huyện (xã) theo lĩnh vực năm... |
Biểu mẫu số 22 |
Đánh giá thực hiện chi ngân sách địa phương, chi ngân sách cấp tỉnh (huyện) và chi ngân sách huyện (xã) theo cơ cấu chi năm... |
Biểu mẫu số 23 |
Đánh giá thực hiện chi ngân sách cấp tỉnh (huyện, xã) theo lĩnh vực năm... |
Biểu mẫu số 24 |
Đánh giá thực hiện chi ngân sách cấp tỉnh (huyện, xã) cho từng cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực năm... |
Biểu mẫu số 25 |
Đánh giá thực hiện chi đầu tư phát triển ngân sách cấp tỉnh (huyện, xã) cho từng cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực năm... |
Biểu mẫu số 26 |
Đánh giá thực hiện chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh (huyện, xã) cho từng cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực năm... |
Biểu mẫu số 27 |
Đánh giá thực hiện chi cân đối ngân sách từng huyện (xã) năm... |
Biểu mẫu số 28 |
Tình hình thực hiện kế hoạch tài chính các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do địa phương quản lý năm... |
Biểu mẫu số 29 |
Đánh giá thực hiện thu dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công năm...(không bao gồm nguồn ngân sách nhà nước) |
2. |
Phân bổ dự toán ngân sách địa phương năm sau |
Biểu mẫu số 30 |
Cân đối nguồn thu, chi dự toán ngân sách cấp tỉnh (huyện) và ngân sách huyện (xã) năm... |
Biểu mẫu số 31 |
Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từng huyện (xã) năm... |
Biểu mẫu số 32 |
Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từng huyện (xã) theo lĩnh vực năm... |
Biểu mẫu số 33 |
Dự toán chi ngân sách địa phương, chi ngân sách cấp tỉnh (huyện) và ngân sách huyện (xã) theo cơ cấu chi năm... |
Biểu mẫu số 34 |
Dự toán chi ngân sách cấp tỉnh (huyện, xã) theo lĩnh vực năm... |
Biểu mẫu số 35 |
Dự toán chi ngân sách cấp tỉnh (huyện, xã) cho từng cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực năm... |
Biểu mẫu số 36 |
Dự toán chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp tỉnh (huyện, xã) cho từng cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực năm... |
Biểu mẫu số 37 |
Dự toán chi thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh (huyện, xã) cho từng cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực năm... |
Biểu mẫu số 38 |
Dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia ngân sách cấp tỉnh (huyện) và ngân sách huyện (xã) năm.... |
Biểu mẫu số 39 |
Dự toán thu, chi ngân sách địa phương và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới năm.... |
Biểu mẫu số 40 |
Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương năm... |
Biểu mẫu số 41 |
Dự toán chi ngân sách địa phương từng huyện (xã) năm... |
Biểu mẫu số 42 |
Dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh (huyện) cho ngân sách từng huyện (xã) năm... |
Biểu mẫu số 43 |
Dự toán bổ sung có mục tiêu vốn đầu tư từ ngân sách cấp tỉnh (huyện) cho ngân sách từng huyện (xã) để thực hiện các chương trình mục tiêu năm... |
Biểu mẫu số 44 |
Dự toán bổ sung có mục tiêu vốn sự nghiệp từ ngân sách cấp tỉnh (huyện) cho ngân sách từng huyện (xã) để thực hiện các chế độ, nhiệm vụ và chính sách theo quy định năm... |
Biểu mẫu số 45 |
Kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do địa phương quản lý năm... |
Biểu mẫu số 46 |
Danh mục các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước năm... |
Biểu mẫu số 47 |
Kế hoạch thu dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công năm.... (không bao gồm nguồn ngân sách nhà nước) |
Phần thứ sáu |
Quyết toán ngân sách địa phương |
Biểu mẫu số 48 |
Quyết toán cân đối ngân sách địa phương năm... |
Biểu mẫu số 49 |
Quyết toán cân đối nguồn thu, chi ngân sách cấp tỉnh (huyện) và ngân sách huyện (xã) năm... |
Biểu mẫu số 50 |
Quyết toán nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo lĩnh vực năm... |
Biểu mẫu số 51 |
Quyết toán chi ngân sách địa phương theo lĩnh vực năm.... |
Biểu mẫu số 52 |
Quyết toán chi ngân sách cấp tỉnh (huyện, xã) theo lĩnh vực năm.... |
Biểu mẫu số 53 |
Quyết toán chi ngân sách địa phương, chi ngân sách cấp tỉnh (huyện) và chi ngân sách huyện (xã) theo cơ cấu chi năm... |
Biểu mẫu số 54 |
Quyết toán chi ngân sách cấp tỉnh (huyện, xã) cho từng cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực năm... |
Biểu mẫu số 55 |
Quyết toán chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp tỉnh (huyện, xã) cho từng cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực năm... |
Biểu mẫu số 56 |
Quyết toán chi thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh (huyện, xã) cho từng cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực năm... |
Biểu mẫu số 57 |
Tổng hợp quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh (huyện, xã) của từng cơ quan, tổ chức theo nguồn vốn năm... |
Biểu mẫu số 58 |
Quyết toán chi ngân sách địa phương từng huyện (xã) năm... |
Biểu mẫu số 59 |
Quyết toán chi bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh (huyện) cho ngân sách từng huyện (xã) năm... |
Biểu mẫu số 60 |
Quyết toán thu ngân sách huyện (xã) năm... |
Biểu mẫu số 61 |
Quyết toán chi chương trình mục tiêu quốc gia năm... |
Biểu mẫu số 62 |
Quyết toán vốn đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước năm... |
Biểu mẫu số 63 |
Tổng hợp các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do địa phương quản lý năm... |
Biểu mẫu số 64 |
Tổng hợp thu dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công năm.... (không bao gồm nguồn ngân sách nhà nước) |
DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN...
(Dùng cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách)
STT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Mục tiêu giai đoạn trước |
Thực hiện giai đoạn trước |
Kế hoạch giai đoạn... |
|||||
Tổng giai đoạn |
Năm thứ nhất |
Năm thứ hai |
Năm thứ ba |
Năm thứ tư |
Năm thứ năm |
|||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
1 |
Tổng sản phẩm trong nước (GRDP) theo giá hiện hành |
Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tốc độ tăng trưởng GRDP |
% |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Cơ cấu kinh tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Nông, lâm, ngư nghiệp |
% |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Công nghiệp, xây dựng |
% |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Dịch vụ |
% |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) |
% |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn |
Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ so với GRDP |
% |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn ngân sách nhà nước |
Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn tín dụng |
Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn doanh nghiệp và dân cư |
Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài |
Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Kim ngạch xuất khẩu |
Triệu USD |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tăng |
% |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Kim ngạch nhập khẩu |
Triệu USD |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tăng |
% |
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Dân số |
1.000 người |
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Thu nhập bình quân đầu người |
Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Giải quyết việc làm mới |
1.000 lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
Tỷ lệ lao động qua đào tạo |
% |
|
|
|
|
|
|
|
|
12 |
Tỷ lệ hộ nghèo |
% |
|
|
|
|
|
|
|
|
13 |
Tỷ lệ giảm hộ nghèo |
%/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
14 |
Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới |
% |
|
|
|
|
|
|
|
|
15 |
Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (lũy kế) |
xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
16 |
…………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Cột 9 không chi tiết từng năm.
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 05 NĂM...
(Dùng cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
Đơn vị: Triệu đồng
STT |
Nội dung |
Kế hoạch giai đoạn trước |
Thực hiện giai đoạn trước |
Kế hoạch giai đoạn .... (2) |
|||||
Tổng giai đoạn |
Năm thứ nhất |
Năm thứ hai |
Năm thứ ba |
Năm thứ tư |
Năm thứ năm |
||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (CRDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH |
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ thu NSNN so với GRDP (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với GRDP (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Thu nội địa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tăng thu (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: Thu tiền sử dụng đất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thu xổ số kiến thiết |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Thu từ dầu thô (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tăng thu (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tăng thu (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Thu viện trợ (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tăng thu (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
C |
TỔNG THU NSĐP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tăng thu NSĐP (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ thu NSĐP so với GRDP (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tăng (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tăng (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Thu bổ sung cân đối ngân sách |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Thu bổ sung có mục tiêu |
|
|
|
|
|
|
|
|
D |
TỔNG CHI NSĐP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tăng thu NSĐP (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ chi NSĐP so với GRDP (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Chi đầu tư phát triển (1) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tăng (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Chi thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tăng (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tăng (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương |
|
|
|
|
|
|
|
|
E |
BỘI CHI/BỘI THU NSĐP |
|
|
|
|
|
|
|
|
G |
TỔNG MỨC VAY, TRẢ NỢ CỦA NSĐP |
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Hạn mức dư nợ vay tối đa của NSĐP |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Mức dư nợ đầu kỳ (năm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với GRDP (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Trả nợ gốc vay trong kỳ (năm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Từ nguồn vay để trả nợ gốc |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Từ nguồn bội thu NSĐP; tăng thu, tiết kiệm chi; kết dư ngân sách cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Tổng mức vay trong kỳ (năm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vay để bù đắp bội chi |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vay để trả nợ gốc |
|
|
|
|
|
|
|
|
V |
Mức dư nợ cuối kỳ (năm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với GRDP (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1) Năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, dự toán chi đầu tư phát triển ngân sách địa phương được xác định bằng định mức phân bổ chi đầu tư phát triển do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định cộng với (+) số bội chi ngân sách địa phương (nếu có) hoặc trừ đi (-) số bội thu ngân sách địa phương và chi trả nợ lãi (nếu có).
(2) Cột 8 không chi tiết từng năm.
DỰ KIẾN PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN VỐN NSNN GIAI ĐOẠN 05 NĂM...
(Dùng cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương)
Đơn vị: Triệu đồng
STT |
Nội dung |
Nhu cầu kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSNN giai đoạn 05 năm…(2) |
Dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSNN giai đoạn 05 năm ….(2) |
Ghi chú |
||||
Tổng số |
Ngân sách cấp tỉnh (huyện) |
Ngân sách huyện (xã) |
Tổng số |
Ngân sách cấp tỉnh (huyện) |
Ngân sách huyện (xã) |
|||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
I |
CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Vốn cân đối địa phương theo tiêu chí, định mức |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Bội chi/ bội thu NSĐP (1) |
|
|
|
|
|
|
|
II |
CHI ĐẦU TƯ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Các chương trình mục tiêu quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
a |
Chương trình mục tiêu quốc gia... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
b |
Chương trình mục tiêu quốc gia … |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân loại như trên |
|
|
|
|
|
|
|
... |
… |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Các chương trình mục tiêu |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
a |
Chương trình mục tiêu … |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Vốn nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
b |
Chương trình mục tiêu... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân loại như trên |
|
|
|
|
|
|
|
... |
… |
|
|
|
|
|
|
|
III |
DỰ PHÒNG THEO LUẬT ĐẦU TƯ CÔNG |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Vốn trong nước |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Vốn nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1) Theo quy định tại Điều 7 Luật NSNN, ngân sách huyện, xã không có bội chi ngân sách địa phương;
(2) Ngân sách cấp xã không phải lập chỉ tiêu cột 2, 3, 5, 6.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.