HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 29-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 1962 |
Căn cứ nghị định số 004-TTg
ngày 04 tháng 01 năm 1960 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bản điều lệ tạm thời
về chế độ hội đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan Nhà nước;
Theo đề nghị của ông Chủ tịch Hội đồng Trọng tài trung ương;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp thường vụ Hội đồng
Chính phủ ngày 03 tháng 01 năm 1962.
NGHỊ ĐỊNH:
|
T.M.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
QUY ĐỊNH NHỮNG NGUYÊN TẮC XỬ LÝ TRONG VIỆC CHẤP HÀNH CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG KINH TẾ
a) Đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật của các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện nghĩa vụ về việc ký kết hợp đồng kinh tế, bảo đảm hoàn thành, và hoàn thành vượt mức toàn bộ các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.
b) Tăng cường và phát triển sự hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện kế hoạch kinh tế quốc dân, chống mọi ý nghĩ và việc làm có tính chất bản vị, cục bộ, địa phương chủ nghĩa.
c) Đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp và cơ quan Nhà nước.
Các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước nào không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ chế độ hợp đồng kinh tế sẽ bị phạt tiền và phải bồi thường thiệt hại cho bên cùng ký kết; đồng thời tùy lỗi nặng nhẹ, sẽ bị thi hành kỷ luật về mặt hành chính như phê bình, cảnh cáo, trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị truy tố trước tòa án.
TRÁCH NHIỆM KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Trì hoãn ký kết hợp đồng, từ chối ký kết hợp đồng hoặc không thực hiện đầy đủ hợp đồng đã ký kết đều bị coi là vi phạm kỷ luật của chế độ hợp đồng kinh tế.
- Tối đa 30 ngày đối với loại hợp đồng kinh tế về nguyên tắc.
- Trong 60 ngày và chậm nhất không quá 90 ngày đối với loại hợp đồng kinh tế cụ thể của cả năm.
Điều 5. - Một hợp đồng kinh tế phải có đủ các điều kiện sau đây mới coi là hợp lệ:
a) Phải phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước hoặc chỉ tiêu trong kế hoạch của mỗi Bộ, khu, thành phố, tỉnh đã được Chính phủ thông qua.
b) Không được trái với luật lệ Nhà nước.
c) Nội dung hợp đồng kinh tế và thẩm quyền ký kết hợp đồng này phải theo đúng điều 6 và điều 7 của bản điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành theo nghị định số 004-TTg ngày 04 tháng 01 năm 1960 và các điều khoản khác đã quy định trong các thể lệ hợp đồng về mua bán, vận tải và xây dựng cơ bản.
d) Hợp đồng kinh tế phải viết cụ thể, rõ ràng, không được tẩy, những điểm xóa hoặc chữa lại phải được hai bên ký kết hợp đồng thỏa thuận và xác nhận.
Sau khi đã có quyết định của Hội đồng trọng tài, mà một bên vẫn không chịu ký hợp đồng thì:
- Quyết định của Hội đồng trọng tài có giá trị pháp lý như một bản hợp đồng đã ký kết, cả hai bên đương sự có trách nhiệm thi hành.
- Bên từ chối ký hợp đồng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc từ chối của mình gây ra.
Điều 10. - Những hành động sau đây bị coi là vi phạm hợp đồng kinh tế:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các điều khoản đã ký kết.
b) Từ chối điều chỉnh hợp đồng sau khi Nhà nước đã chính thức điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch.
c) Tự ý điều chỉnh hay hủy bỏ hợp đồng không có sự thương lượng trước giữa hai bên và chưa được Hội đồng trọng tài của ngành hay hai Hội đồng trọng tài hai bên hoặc Hội đồng trọng tài trung ương duyệt y.
- Gặp thiên tai hoặc trở lực khách quan không thể khắc phục nổi.
- Có chỉ thị của cơ quan cấp trên sau khi thỏa thuận với cơ quan chủ quản bên kia.
Gặp các trường hợp nói trên, trước khi xử lý, Hội đồng trọng tài cần xét điều kiện cụ thể của từng trường hợp để giải quyết cho thích đáng.
Thời hạn khiếu nại có chung là 3 tháng kể từ ngày hết hạn thực hiện hợp đồng.
Điều 14. - Trong khi xử lý, Hội đồng trọng tài phải căn cứ vào:
- Các điều khoản cụ thể đã được hai bên thỏa thuận và ghi vào hợp đồng.
- Các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước hay kế hoạch của Bộ, khu, thành phố, tỉnh đã chính thức ban hành.
- Các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, các luật lệ của Nhà nước.
a) Biện pháp tài chính:
1. Đã vi phạm hợp đồng thì đều bị phạt bằng tiền,
2. Vì vi phạm hợp đồng mà gây ra thiệt hại thực tế, thì phải bồi thường bằng tiền số thiệt hại đó cho bên cùng ký kết.
3. Không được trả tiền phạt hay tiền bồi thường bằng cách trừ nợ lẫn nhau.
1. Hội đồng trọng tài có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê bình, cảnh cáo các xí nghiệp, cơ quan vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký.
2. Đối với những cán bộ vì thiếu tinh thần trách nhiệm nên không thực hiện được hợp đồng kinh tế đã ký, và những cán bộ, công nhân phạm sai lầm hoặc có hành động gian dối để xảy ra việc vi phạm hợp đồng, thì Hội đồng trọng tài có quyền đề nghị với cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật như cảnh cáo, cách chức, truy tố trước tòa án, và tùy lỗi nặng nhẹ, tùy mức độ thiệt hại, bắt bồi thường bằng tiền.
Trường hợp vi phạm hợp đồng kinh tế cụ thể thì áp dụng cả hai biện pháp: tài chính và hành chính; trường hợp vi phạm hợp đồng kinh tế về nguyên tắc, thì chỉ áp dụng biện pháp hành chính.
Cơ quan, xí nghiệp bị thiệt hại hợp đồng kinh tế được thu hai khoản tiền phạt và tiền bồi thường để bù đắp sự thiệt hại; số tiền còn thừa phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Điều 19. - Hội đồng trọng tài xử lý khi:
- Có đơn khiếu nại của một bên ký hợp đồng.
- Có đơn khiếu nại hoặc đề nghị của cơ quan cấp trên của một trong hai bên ký kết hợp đồng.
- Bản thân Hội đồng trọng tài phát hiện vấn đề,
- Hội đồng trọng tài trung ương chỉ thị.
Đơn khiếu nại gửi lên Hội đồng trọng tài có thẩm quyền phải theo đúng thời gian đã quy định cho việc khiếu nại. Nếu bên vi phạm hợp đồng gửi đơn khiếu nại chậm quá hạn đã định nhưng có lý do chính đáng, thì Hội đồng trọng tài cũng có thể chấp nhận đơn và đưa ra xét xử.
a) Chỉ có Chủ tịch, Phó chủ tịch hoặc một Ủy viên Hội đồng trọng tài được Chủ tịch Hội đồng trọng tài ủy nhiệm mới có quyền chủ tọa các phiên họp xử lý.
b) Trong khi xét xử, hai bên đương sự đều phải có mặt. Sau khi đã có giấy triệu tập của Hội đồng trọng tài, nếu một bên vắng mặt không có lý do chính đáng, thì Hội đồng trọng tài vẫn có quyền xét xử và quyết định, và bên vắng mặt vẫn phải chấp hành quyết định đó.
c) Đại diện của hai bên đương sự và đại diện của cơ quan có liên quan được triệu tập phải là cán bộ phụ trách có thẩm quyền.
d) Đại diện của mỗi bên có nhiệm vụ trình bày ý kiến, làm sáng tỏ sự việc để việc xét xử được đúng đắn.
Điều 24. - Quyết định của Hội đồng trọng tài phải viết thành văn bản, nội dung gồm:
- Phần tóm tắt sự việc,
- Phần phân tích sự việc,
- Phần kết luận và xử lý.
Bản quyết định ấy phải có chữ ký của Chủ tịch phiên họp Hội đồng trọng tài và đóng dấu.
Trong thời hạn ba ngày sau phiên họp xử lý, quyết định của Hội đồng trọng tài các cấp Bộ, khu, thành phố, tỉnh phải gửi đến:
- Các xí nghiệp, cơ quan đương sự,
- Cơ quan chủ quản các xí nghiệp, cơ quan đương sự để theo dõi và đôn đốc cấp dưới thi hành,
- Cơ quan Tài chính, Ngân hàng hữu quan để thi hành biện pháp xử lý về mặt tài chính.
- Hội đồng trọng tài trung ương để báo cáo.
Điều 25. - Quyết định của Hội đồng trọng tài có hiệu lực pháp lý.
Hai bên đương sự phải chấp hành ngay và nghiêm chỉnh quyết định của Hội đồng trọng tài.
Bên nào không chấp hành ngay và nghiêm chỉnh phải chịu kỷ luật về hành chính hoặc có thể bị truy tố trước tòa án.
Nếu thấy quyết định của Hội đồng trọng tài Bộ, khu, thành phố, tỉnh không đúng, xí nghiệp hay cơ quan đương sự có quyền khiếu nại lên Hội đồng trọng tài trung ương. Trong khi chờ đợi quyết định của Hội đồng trọng tài trung ương, các bên có liên quan vẫn phải chấp hành quyết định của Hội đồng trọng tài đã xét xử.
Thời gian khiếu nại lên Hội đồng trọng tài trung ương là một tháng kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng trọng tài cấp Bộ, hay khu, thành phố, tỉnh ký quyết định.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.