HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 193-HĐBT |
Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 1991 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Nhằm bảo đảm thực hiện tốt chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
- Một Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ tịch Uỷ ban.
- Một Phó Chủ tịch chuyên trách.
- Các Phó Chủ tịch kiêm nhiệm: Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ Y tế, Bộ Tài chính mỗi cơ quan cử 1 Thứ trưởng hoặc cấp tương đương làm Phó Chủ tịch kiêm nhiệm.
- Các Uỷ viên: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Thống kê, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam mỗi cơ quan cử một Thứ trưởng hoặc cấp tương đương làm Uỷ viên kiêm nhiệm.
Uỷ ban Dân số được sử dụng con dấu và có ngân sách riêng.
Bộ máy chuyên trách giúp Uỷ ban Dân số do Chủ tịch Uỷ ban quyết định.
Điều 2.- Uỷ ban Dân số có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng phương hướng chiến lược, kế hoạch 5 năm và hàng năm, các chế độ, chính sách về công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành. Chủ trì phối hợp và hướng dẫn các ngành, Uỷ ban Nhân dân các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó.
2. Phối hợp cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trong việc cân đối kế hoạch về công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình với phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước.
3. Được Hội đồng Bộ trưởng uỷ nhiệm chủ động yêu cầu các tổ chức quốc tế và nước ngoài về hợp tác, viện trợ phục vụ chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thực hiện việc phân bổ và hướng dẫn, theo dõi sử dụng viện trợ vào công tác dân số có hiệu quả cao nhất.
4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các ngành, Uỷ ban Nhân dân các cấp, các đoàn thể nhân dân tuyên truyền, giáo dục thực hiện kế hoạch và chính sách về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
5. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc bảo đảm ngân sách và thực hiện việc phân phối, sử dụng ngân sách, vốn đầu tư và trang thiết bị phục vụ công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.
6. Phối hợp với các ngành trong việc lồng ghép chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình với kế hoạch của ngành trên cơ sở chương trình do Uỷ ban đề xuất đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thông qua; tổ chức việc thu thập thông tin thống kê về công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.
7. Xây dựng ngân sách; thực hiện việc quản lý, điều phối và sử dụng các nguồn tài lực (kể cả nguồn viện trợ của nước ngoài) phục vụ cho mục tiêu, kế hoạch, chương trình và các hoạt động cụ thể của công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình .
8. Tổ chức việc kiểm tra, đánh giá hoặc phối hợp với các ngành, các đoàn thể tổ chức việc kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình.
9. Yêu cầu các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội có liên quan cung cấp các thông tin về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
A- TẬP THỂ UỶ BAN THẢO LUẬN VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG THUỘC NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UỶ BAN, CỤ THỂ LÀ:
- Xây dựng phương hướng chiến lược, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, dự thảo các chính sách về dân số và kế hoạch hoá gia đình trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định; bàn biện pháp thực hiện (bao gồm cả việc phân công cho các đại diện cơ quan là thành viên Uỷ ban) sau khi phương hướng, chiến lược, kế hoạch, chính sách được Chính phủ quyết định.
- Trên cơ sở ngân sách được Nhà nước phân bổ, thực hiện việc phân phối ngân sách (bao gồm cả viện trợ của các tổ chức quốc tế và nước ngoài), sau khi dự kiến phân phối được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thông qua.
- Quyết định việc kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện chương trình kế hoạch về dân số và kế hoạch hoá gia đình; thông qua các báo cáo (để trình Hội đồng Bộ trưởng hoặc thông báo cho các ngành, các cấp) đánh giá kết quả việc thực hiện chương trình, kế hoạch về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Thông qua chương trình công tác của Uỷ ban, kiểm điểm kết quả việc thực hiện chương trình ấy.
Hội nghị Uỷ ban theo định kỳ 3 tháng 1 lần. Khi cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban triệu tập hội nghị bất thường.
Trong hội nghị, Uỷ ban bàn bạc giải quyết các vấn đề theo nguyên tắc nhất trí. Trường hợp ý kiến khác nhau thì theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban.
Chủ tịch Uỷ ban lãnh đạo Uỷ ban, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về toàn bộ hoạt động của Uỷ ban, về tổ chức sự phối hợp giữa các thành viên của Uỷ ban và giữa Uỷ ban với các ngành, các cấp, các đoàn thể để thực hiện chức năng của Uỷ ban.
B- PHÓ CHỦ TỊCH VÀ CÁC UỶ VIÊN KIÊM NHIỆM CÓ NHIỆM VỤ:
- Tham dự đều đặn các hội nghị của Uỷ ban.
- Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban trong việc xem xét các vấn đề về dân số và kế hoạch hoá gia đình thuộc chức năng quản lý của ngành mình cũng như phần việc được Uỷ ban phân công .
- Tổ chức, quản lý và chỉ đạo ngành thực hiện phần nhiệm vụ về công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình được phân công cho ngành quy định ở điều 4 dưới đây, chỉ đạo ngành xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của ngành phối hợp với Uỷ ban để bảo vệ kế hoạch của ngành với Nhà nước cũng như để thực hiện kế hoạch, sau khi được Nhà nước xét duyệt.
- Phản ảnh đầy đủ ý kiến chính thức của ngành mình về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình để cùng Uỷ ban thảo luận và quyết định.
C- PHÓ CHỦ TỊCH CHUYÊN TRÁCH CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC UỶ BAN:
- Lãnh đạo và điều khiển bộ máy giúp việc của Uỷ ban.
- Tổ chức việc chuẩn bị các vấn đề để Uỷ ban thảo luận, quyết định; tổ chức sự phối hợp, theo dõi đôn dốc các ngành, các cấp thực hiện các vấn đề do Uỷ ban bàn bạc quyết định và đã được Chính phủ thông qua.
- Thường trực giải quyết các công việc hàng ngày của Uỷ ban; giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban, trừ những việc được quy định do Chủ tịch hoặc do tập thể Uỷ ban quyết định.
1. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Dân số xây dựng, tổng hợp và cân đối kế hoạch dân số - kế hoạch hoá gia đình (cả về hiện vật và giá trị) hàng năm và 5 năm trình Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt cùng một lúc với kế hoạch kinh tế - xã hội. Tham gia với Uỷ ban Dân số trong việc xây dựng chính sách dân số, trong việc phân bổ và theo dõi thực hiện nguồn vốn trong nước cũng như viện trợ, trong việc điều hành thực hiện kế hoạch dân số đã được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban dân số trong việc tạo nguồn tài chính (bao gồm: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, đóng góp của nhân dân và viện trợ của các tổ chức quốc tế), trong việc xác định cơ chế phân phối sử dụng, kiểm tra sử dụng các nguồn kinh phí đối với công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.
3. Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý, bảo vệ sức khoẻ người mẹ và trẻ sơ sinh, tổ chức đảm bảo hoạt động của các trung tâm kế hoạch hoá gia đình cụm liên xã. Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật và các phương tiện phòng tránh thai và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, xây dựng cơ sở vật chất và phương tiện phòng tránh thai, xác định danh mục sản phẩm nhập khẩu phục vụ công tác này; bảo đảm các dịch vụ kỹ thuật, cung cấp đầy đủ với chất lượng ngày càng cao các phương tiện tránh thai cho các đối tượng có yêu cầu trong cả nước nhằm góp phần giảm tỷ lệ sinh; vận động và hướng dẫn cách nuôi trẻ một cách khoa học, tổ chức hệ thống thu thập thông tin và định kỳ thông báo kết quả hoạt động của ngành y tế trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ người mẹ, trẻ em và sinh đẻ có kế hoạch; kiến nghị các vấn đề có liên quan đến việc giải quyết các mục tiêu dân số và kế hoạch hoá gia đình thuộc ngành y tế quản lý.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đưa chương trình giáo dục dân số, giáo dục đời sống gia đình vào giảng dạy cho học sinh các trường; thực hiện chương trình giáo dục các bậc cha mẹ có con ở lứa tuổi mẫu giáo để họ có tri thức cần thiết trong việc nuôi dạy con cái; là một trung tâm tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia các hoạt động dân số kế hoạch hoá gia đình.
5. Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình truyền thông theo định hướng của chương trình phát triển dân số và kế hoạch hoá gia đình, hướng dẫn và phối hợp giữa các cấp về các hình thức truyền thông đại chúng (Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình, các cơ quan báo chí...) trong cả nước tham gia vào chương trình chung làm cho mọi thông tin về dân số và kế hoạch hoá gia đình đến mọi người, mọi nhà, nhằm tạo nên nhận thức phù hợp với truyền thống dân tộc và văn minh của thời đại.
Công tác giáo dục và truyền thông hướng vào việc làm cho nhân dân thấy được vì lợi ích của bản thân và lợi ích của xã hội mà tự giác chấp nhận quy mô gia đình nhỏ, thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ xây dựng chính sách, biện pháp sử dụng tốt nguồn nhân lực, xây dựng cơ chế, chính sách di dân, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các dự án di dân nhằm bảo đảm thực hiện tốt các chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình.
7. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin thống kê nhằm phản ánh đúng đắn quá trình động thái và phát triển dân số, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội có liên quan đến việc phát triển dân số, thu thập xử lý và cung cấp các thông tin trên cho các cơ quan thành viên Uỷ ban góp phần đánh giá kết quả và làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và chính sách dân số.
8. Các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội chủ động phối hợp với Uỷ ban Dân số xây dựng chương trình công tác của mình, hướng vào việc góp phần tích cực thực hiện mục tiêu dân số và kế hoạch hoá gia đình, tích cực vận động đoàn viên, hội viên tự nguyện tự giác thực hiện và tuyên truyền động viên người khác thực hiện. Tuỳ theo đặc điểm và nhiệm vụ của các đoàn thể, các tổ chức mà có nội dung, phạm vi và đối tượng hoạt động thích hợp.
9. Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục về dân số và kế hoạch hoá gia đình cho chiến sĩ và sĩ quan trong quân đội và công an nhằm bảo đảm ở tại ngũ cũng như sau ngày giải ngũ sẽ là các tuyên truyền viên tích cực và thực hiện tốt chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình.
10. Bộ Ngoại giao thông báo và hướng dẫn kịp thời các thông tin về khả năng hợp tác quốc tế và hoạt động trong lĩnh vực dân số và kế hoạch hoá gia đình. Cùng với Uỷ ban theo dõi việc hợp tác và đánh giá kết quả sự hợp tác với các tổ chức quốc tế trong công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.
1. Ở một số Bộ phải tiến hành nhiều công tác liên quan đến dân số và kế hoạch hoá gia đình như: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch và các cơ quan làm công tác thông tin đại chúng cần có bộ phận chuyên trách gồm các cán bộ có đủ năng lực tham mưu cho Bộ về lĩnh vực dân số và kế hoạch hoá gia đình. ở các Bộ, Tổng cục khác, tuỳ theo sự cần thiết mà bố trí cán bộ kiêm nhiệm giúp lãnh đạo về công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.
2. Ở các đoàn thể nhân dân như Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cùng bố trí một bộ phận cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm có đủ năng lực tham mưu, chỉ đạo giúp lãnh đạo về công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.
3. Ở các cơ quan, xí nghiệp công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình do tập thể lãnh đạo bàn bạc thành nội dung công tác của đơn vị, và phân công một đồng chí lãnh đạo chủ chốt phụ trách và sử dụng các bộ phận chuyên môn giúp việc.
2. Ở cấp huyện, quận và tương đương thành lập Ban Dân số và kế hoạch hoá gia đình trực thuộc Uỷ ban Nhân dân do Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phụ trách, có cán bộ chuyên trách giúp việc từ 1 đến 2 người. Đại diện các ngành Y tế, Giáo dục, Tài chính, Thống kê, Văn hoá - Thông tin và các đoàn thể là thành viên của Ban.
3. Ở cấp xã, phường, công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân, do một Phó chủ tịch phụ trách và sử dụng các bộ phận chuyên môn giúp việc.
Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia dân số và kế hoạch hoá gia đình chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.
Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.