CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 162/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2003 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 3. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THU THẬP, QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG DỮ LIỆU,THÔNG TIN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 162/2003/NĐ-CPngày 19 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
2. Quy chế này được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bộ dữ liệu: Là tập hợp các thông tin mô tả đặc tính của đối tượng xem xét.
2. Dữ liệu các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước: Là dữ liệu, thông tin về đất đai, môi trường, kinh tế - xã hội, rừng và thảm phủ thực vật, địa hình.
3. Dữ liệu thô: Là dữ liệu chưa được chỉnh lý.
4. Dữ liệu cơ bản: Là kết quả quan trắc, đo đạc các thông số về tài nguyên nước sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt về tiêu chuẩn, chất lượng dữ liệu.
5. Dữ liệu nâng cao: Là dữ liệu cơ bản đã thông qua quá trình chỉnh lý số liệu, bổ sung dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng dữ liệu.
6. Dữ liệu gia tăng giá trị: Là dữ liệu đã được tổng hợp từ dữ liệu cơ bản để đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho một hay nhiều mục đích cụ thể.
Điều 3. Nguyên tắc thu thập, lập hệ thống dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước
Việc thu thập, lập hệ thống dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm tính trung thực, chính xác của dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước được thu thập.
2. Phải dựa trên kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên nước.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước
Việc quản lý dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Một bộ dữ liệu chỉ do một cơ quan quản lý.
2. Một cơ quan được quản lý nhiều bộ dữ liệu.
Điều 5. Bộ dữ liệu về tài nguyên nước
Các bộ dữ liệu về tài nguyên nước bao gồm:
1. Bộ dữ liệu khí tượng - khí hậu.
2. Bộ dữ liệu về số lượng và chất lượng nước mặt.
3. Bộ dữ liệu về số lượng và chất lượng nước dưới đất.
4. Các bộ dữ liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
5. Các bộ dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước.
Điều 6. Cơ quan quản lý bộ dữ liệu
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý các bộ dữ liệu về khí tượng - thuỷ văn; số lượng, chất lượng nước mặt; số lượng, chất lượng nước dưới đất.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý các bộ dữ liệu về sử dụng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp; cung cấp nước cho sinh hoạt nông thôn; công trình thuỷ lợi và phòng, chống lũ, lụt.
3. Bộ Thuỷ sản quản lý bộ dữ liệu sử dụng nước cho nuôi trồng thuỷ sản.
4. Bộ Công nghiệp quản lý bộ dữ liệu sử dụng nước cho công nghiệp và phát triển thuỷ điện.
5. Bộ Xây dựng quản lý bộ dữ liệu sử dụng nước cho cấp nước đô thị.
6. Bộ Giao thông vận tải quản lý bộ dữ liệu sử dụng nước cho giao thông thuỷ.
7. Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình quản lý các bộ dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước.
8. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước ở địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan.
Điều 7. Quản lý nhà nước về dữ liệu, thông tin tài nguyên nước
1. Chính phủ thống nhất quản lý hệ thống dữ liệu, thông tin quốc gia về tài nguyên nước.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước; quy định và hướng dẫn việc xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu, thông tin quốc gia về tài nguyên nước.
3. Các cơ quan quản lý các bộ dữ liệu có trách nhiệm quản lý dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước theo phân công, phân cấp quản lý quy định tại Điều 6 của Quy chế này.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chính về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước; quy định mức thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu thông tin tài nguyên nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 8. Chế độ bảo mật dữ liệu
Việc quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước phải bảo đảm đúng quy định về bí mật nhà nước.
Điều 9. Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan điều phối công tác quản lý dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước, có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
2. Kiểm tra, hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Bộ, ngành liên quan trong việc thu thập, quản lý các bộ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
3. Phối hợp với Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước xử lý, giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của cơ quan quản lý bộ dữ liệu.
4. Phối hợp với cơ quan quản lý bộ dữ liệu trong việc xây dựng các chương trình, dự án về dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chiến lược bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia.
5. Kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan quản lý bộ dữ liệu.
6. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, thu thập, trao đổi dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước thuộc sông, suối quốc tế theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
7. Xây dựng, quản lý và duy trì cơ sở dữ liệu, danh bạ dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước.
8. Phối hợp với cơ quan quản lý bộ dữ liệu xây dựng hệ thống quan trắc quốc gia, khu vực, địa phương và hệ thống quan trắc chuyên ngành đối với dữ liệu về tài nguyên nước.
9. Định kỳ tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân về hoạt động khai thác và sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước; trường hợp phát hiện dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước có sai sót, chưa bảo đảm tiêu chuẩn quy định, phải có biện pháp khắc phục, chỉnh lý, thông báo kịp thời cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin đó.
10. Tổng kết, đánh giá công tác thu thập, quản lý, khai thác sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước hàng năm và 5 năm, gửi Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 10. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý bộ dữ liệu
Cơ quan quản lý bộ dữ liệu có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
1. Ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về công tác thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
2. Lập kế hoạch, xây dựng chương trình thu thập dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường về kế hoạch thu thập và tiến độ thực hiện.
3. Tổ chức thực hiện việc thu thập, thẩm tra độ chính xác, quản lý, khai thác dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước thuộc bộ dữ liệu được giao quản lý theo đúng tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm.
4. Ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân về thu thập, tổng hợp, chỉnh biên, lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước được giao quản lý.
5. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu, danh bạ bộ dữ liệu do cơ quan mình quản lý và đăng ký lưu trữ tại danh bạ dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước.
6. Cung cấp dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước trên cơ sở danh bạ dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước.
7. Quy định phạm vi, mức độ, đối tượng được sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
8. Thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu thông tin tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
9. Từ chối cung cấp dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước trong trường hợp yêu cầu cung cấp trên trái với quy định của pháp luật.
10. Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân truy cập dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước do cơ quan quản lý, trừ những dữ liệu, thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Tổ chức, cá nhân thu thập dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
1. Ký hợp đồng thu thập dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
2. Bảo đảm sự chuẩn xác của dữ liệu, thông tin được thu thập theo đúng hợp đồng đã ký kết với cơ quan quản lý bộ dữ liệu.
3. Báo cáo cho cơ quan quản lý bộ dữ liệu về kế hoạch thu thập dữ liệu, thông tin.
4. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm trong việc thực hiện thu thập, bảo quản, lưu trữ dữ liệu, thông tin.
5. Bảo quản bộ dữ liệu thu thập theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật và các ưu tiên được các cơ quan quản lý bộ dữ liệu xác định.
6. Chịu trách nhiệm về độ tin cậy của dữ liệu, thông tin thu thập.
7. Giao nộp đầy đủ kết quả thu thập dữ liệu, thông tin cho cơ quan quản lý bộ dữ liệu theo hợp đồng.
8. Yêu cầu thanh toán chi phí về thu thập dữ liệu, thông tin theo hợp đồng.
9. Cung cấp dữ liệu, thông tin cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
10. Thông báo cho cơ quan quản lý bộ dữ liệu khi phát hiện sai sót về dữ liệu, thông tin.
11. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi cung cấp dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước không bảo đảm độ tin cậy, gây thiệt hại cho người sử dụng.
12. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc thu thập dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước phải cung cấp dữ liệu, thông tin thu thập được cho cơ quan quản lý bộ dữ liệu.
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
1. Khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin của các cơ quan quản lý bộ dữ liệu và danh bạ dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
2. Kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý bộ dữ liệu khi các cơ quan này không đáp ứng nhu cầu về việc cung cấp dữ liệu, thông tin.
3. Tham gia, đóng góp ý kiến cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý bộ dữ liệu về công tác quản lý, cơ chế khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin.
4. Khiếu nại theo quy định của pháp luật khi bị vi phạm quyền khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin của mình.
5. Chỉ được khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin theo đúng nội dung đăng ký với cơ quan quản lý bộ dữ liệu.
6. Chỉ rõ nguồn gốc dữ liệu, thông tin khi sử dụng; không được cung cấp cho người khác về dữ liệu, thông tin do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp cho mình để khai thác, sử dụng.
7. Trả phí khai thác và sử dụng tài liệu môi trường nước.
8. Thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý bộ dữ liệu về mức độ sai sót, chất lượng dữ liệu, thông tin đã được cung cấp.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thu thập, quản lý, bảo vệ các bộ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước; giao nộp, tặng, cho tài liệu, dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước có giá trị cho nhà nước thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Người nào chiếm giữ, tiêu huỷ trái phép, làm hư hại dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước; sử dụng dữ liệu, thông tin trái với quy định của Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm thất thoát dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước, cản trở việc khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Điều 15. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan theo thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết các tranh chấp về công tác thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước được thực hiện theo quy định của Pháp luật về Khiếu nại, tố cáo.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.