BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 161-NĐ |
Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 1957 |
NGHỊ ĐỊNH
BAN HÀNH THỂ LỆ TẠM THỜI VỀ CHUYÊN CHỞ KHÁCH HÀNG, HÀNH LÝ VÀ BAO GỬI ĐỂ ÁP DỤNG TRÊN TẤT CẢ CÁC ĐƯỜNG SẮT ĐANG KHAI THÁC Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
Để đảm bảo quyền lợi và định
rõ trách nhiệm của nhân dân đi xe lửa;
Để đề cao trách nhiệm, chất lượng phục vụ của Đường sắt đối với nhân dân đi tàu,
đồng thời bảo đảm sự hoạt động tốt của xí nghiệp vận tải đường sắt của Nhà nước;
Để phát huy đầy đủ năng lực tiềm tàng của Đường sắt, thoả mãn nhu cầu vận chuyển
của Nhà nước và nhân dân.
Sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn;
Điều 2:-Bản thể lệ này bắt đầu thi hành từ ngày 1-9-1957 về phần hành khách.
Về phần hành lý và bao gửi, thể lệ sẽ thi hành bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 1 năm 1958 ở một số ga và trên những đoạn đường do Tổng cục Đường sắt quy định và công bố.
Trong năm 1958, Tổng cục Đường sắt sẽ tuỳ theo khả năng của mình và nhu cầu vận chuyển của nhân dân mà dần dần tổ chức chở hành lý theo chế độ mới và chuyển từ chế độ hàng mang theo người sang chế độ bao gửi ở những ga và trên những đoạn đường khác để cho đến ngày 31-12-1958 toàn bộ thể lệ này phải được thi hành ở những ga quan trọng trên các đường sắt khai thác ở miền Bắc Việt Nam.
|
BỘ TRƯỞNG
|
VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ VÀ BAO GỬI
Điều 1: - Phạm vi áp dụng: Bản Thể lệ này áp dụng cho tất cả các đường sắt của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Điều 3: - Đo lường: Đơn vị đo lường Đường sắt áp dụng là: mét và kilôgam.
Tháng thì tính từ ngày mùng 1 đến ngày cuối tháng là một tháng. Nếu ngày bắt đầu tính không phải là ngày mùng 1 thì tính từ ngày bắt đầu tính đến ngày trước ngày ấy tháng sau là 1 tháng. (Ví dụ: từ ngày mùng 5 tháng 7 đến ngày mùng 4 tháng 8 là một tháng).
Điều 6: - Thời gian mở cửa bán vé khách và nhận gửi hành lý, bao gửi:
- Khoản 1: - Mỗi ga căn cứ vào số lượng hàng khách, hành lý và bao gửi thường có nhiều hay ít đối với mỗi chuyến tàu mà quy định thời gian mở cửa bán vé khách, vé hành lý và làm giấy tờ bao gửi cho sát với tình hình và hoàn cảnh của ga mình, nhưng chậm nhất cũng phải mở cửa 30 phút trước giờ tàu chạy.
Những ga có nhiều hành khách, hành lý và bao gửi, có thể mở cửa suốt ngày, hoặc suốt ngày đêm.
-Khoản 2: - Giờ đóng cửa thì căn cứ vào số lượng hành khách và hàng hóa nhiều ít và tổ chức của nhà ga mà quy định cho sát, nhưng:
- Đối với việc bán vé khách chỉ có thể đóng cửa sớm nhất là 10 phút, chậm nhất là 2 phút, trước giờ tàu chạy.
- Đối với việc nhận hành lý và bao gửi chỉ có thể đóng cửa sớm nhất là 20 phút và chậm nhất là 5 phút trước giờ tàu chạy.
- Khoản 3: - Giờ mở cửa và đóng cửa của các ga đối với mỗi chuyến tàu phải niêm yết cho hành khách biết trước ở cửa buồng bán vé và nơi làm giấy tờ bao gửi.
- Khoản 4: - Mỗi khi thay đổi giờ mở cửa và đóng cửa do việc hạn chế nhận chở hành khách, hành lý và bao gửi thì ga phải kịp thời công bố cho hành khách biết.
Điều 7: - Tàu nhận chở hành khách, hành lý và bao gửi: Tàu nhận chở hành khách, hành lý và bao gửi là:
- Tàu hành khách,
- Tàu hỗn hợp (tàu chở cả hành khách và hàng hoá).
a) Hành khách đi tàu không tôn trọng thể lệ vận chuyển, làm mất trật tự.
b) Người có bệnh truyền nhiễm, người say rượu, mất trí khôn hoặc người có bệnh tật khác xét có thể nguy hiểm đến bản thân người ấy hoặc nguy hại đến người khác (người mắc bệnh động kinh, bệnh điên...);
Việc chuyển chở người mắc bệnh truyền nhiễm quy định riêng.
c) Khi Đường sắt không đủ thiết bị để đảm bảo vận chuyển;
d) Khi đoàn xe hết chỗ;
e) Khi có biến cố thiên tai hoặc khi xảy ra tai nạn làm trở ngại đến việc vận chuyển của Đường sắt.
Điều 10:-Trách nhiệm của Đường sắt:
- Khoản 1: - Đường sắt chịu trách nhiệm bảo quản hành lý và bao gửi từ khi nhận chở cho đến khi giao cho hành khách hay người có hàng.
-Khoản 2: - Nếu vì lỗi của Đường sắt mà xảy ra mất mát, hư hỏng thì Đường sắt phải bồi thường - Nếu do biến cố thiên tai, không ngăn cản nổi thì Đường sắt không bồi thường.
- Khoản 3- Đối với vật phẩm và bao gửi mang theo người thì hành khách và người có hàng phải bảo quản ấy, Đường sắt chỉ có trách nhiệm chuyên chở.
Điều 11: - Tiêu chuẩn bồi thường hành lý bị mất mát, hư hỏng
- Khoản 1: - Hành lý không khai giá trị: Nếu hành lý bị mất mát thì căn cứ vào giá trị thực tế của số lượng bị mất mà bồi thường, nhưng mức bồi thường cho mỗi ki-lô-gam hành lý không được quá 5.000đ. Nếu hành lý bị hư hỏng thì theo mức độ hư hỏng mà bồi thường.
- Khoản 2: - Hành lý có khai giá trị: Nếu hành lý bị mất thì căn cứ vào giá trị đã khai mà tính bồi thường cho số hành lý bị mất.
Nếu hành ký bị hư hỏng thì theo mức độ bị hư hỏng mà bồi thường.
Điều 12: - Tiêu chuẩn bồi thường bao gửi bị mất mát, hư hỏng:
- Khoản 1: - Khi nào gửi bị mất, nếu người có hàng xin bồi thường ở ga đi thì căn cứ vào giá trị thị trường (giá của Mậu dịch quốc doanh) của hàng hóa đồng loại, đồng phẩm ở nơi ấy mà bồi thường đồng thời hoàn lại tiền vận chuyển cho người có hàng.
- Khoản 2: - Nếu người có hàng xin bồi thường ở nơi đến thì chỉ bồi thường theo gía thị trường (giá của Mậu dịch quốc doanh) ở nơi đến mà không hoàn tiền vận chuyển.
- Khoản 3: - Nếu bao gửi bị hư hỏng thì theo mức độ hư hỏng mà bồi thường.
Điều 13: - Quyền lợi của hành khách và người có hàng:
- Khoản 1: - Khi nhận hành lý và bao gửi, hành khách và người có hàng có quyền xem xét lại bao bọc hành lý và bao gửi của mình. Nếu thấy bao bọc bị hư hỏng hay có dấu vết bị mở hay mất mát thì có thể yêu cầu ga cùng với mình kiểm soát hoặc cân lại. Nếu hành khách hay người có hàng yêu cầu, ga sẽ cấp một giấy chứng nhận về thực trạng, nội dung và trọng lượng của hành lý và bao gửi để là tài liệu xét việc bồi thường.
- Khoản 2: - Thời hạn hành khách và người có hàng yêu cầu Đường sắt bồi thường hoặc trả lại tiền cước phí thu thừa hay ngược lại Đường sắt yêu cầu hành khách và người có hàng bồi thường hoặc trả thêm tiền cước phí thu thiếu quy định là 3 tháng tính từ ngày giao hàng cho hành khách hay người có hàng.
Hết thời hạn ấy yêu cầu bồi thường và điều chỉnh giá cước không được chấp nhận.
- Khoản 3: Khi một bên tiếp được giấy yêu cầu của bên kia thì phải giải quyết trong hạn một tháng kể từ ngày tiếp được giấy yêu cầu.
Điều 14: - Trách nhiệm của hành khách và người có hàng:
Hành khách và người có hàng có trách nhiệm:
a) Tự mình bảo quản vật phẩm và bao gửi mang theo người;
b) Tự mình trông nom báu vật của mình;
c) Cho súc vật của mình ở trên tàu ăn uống;
d) Bồi thường thiệt hại cho Đường sắt nếu do mình trực tiếp hay gián tiếp gây nên.
- Khoản 1: - Hành khách đi tàu phải có vé.
- Khoản 2: - Trẻ em dưới 5 tuổi được miễn vé nhưng không được chiếm chỗ ngồi, người lớn phải bế ẵm hoặc để ngồi chung cùng chỗ với mình.
- Khoản 3: - Trẻ em từ 5 đến 10 tuổi, có người lớn đi theo, được trả tiền vé và được chiếm 1 chỗ. Những em trả nửa tiền vé ngồi gần nhau thì có thể xếp hai em ngồi chung một chỗ.
- Khoản 4: - Trẻ em trên 10 tuổi trả cả tiền như người lớn.
- Khoản 5: - Trẻ em từ 10 tuổi trở xuống, nếu không có người lớn đi theo để trông nom thì không được đi tàu, trừ các em học sinh thường ngày đi học trong một khoảng đường dưới 15 ki-lô-mét tính từ ga lên tàu đến ga xuống tàu.
Điều 16: - Các loại ghế ngồi và giường nằm:
a) Ghế ngồi có 2 loại: - Ghế mềm
- Ghế cứng
b) Giường nằm có 2 loại: - Giường nằm mềm
- Giường nằm cứng
Hành khách muốn mua vé giường nằm phải có vé ghế ngồi. Vé ghế ngồi đến ga nào thì phải mua vé giường nằm đến ga ấy, trừ khi dọc đường hành khách phải đổi tàu thì chỉ mua vé giường nằm đến ga đổi tàu lần thứ nhất. Khi đã mua vé giường nằm rồi thì hành khách không được chiếm chỗ ngồi trong xe ngồi nữa.
Điều 17:-Các loại vé: - Có 2 loại vé:
a) Vé bìa cứng in sẵn gồm: - Vé thường
- Vé đi nhanh
b) Vé giấy viết tay gồm: - Vé thông dụng
- Vé bổ sung
Điều 18: - Kỳ hạn vé có giá trị:
- Khoản 1: - Vé cá nhân và vé tập thể:
Cứ mỗi đoạn đường đi 100 ki-lô-mét (dưới 100 ki-lô-mét cũng tính 100 ki-lô-mét) vé có giá trị 1 ngày tính từ 0 giờ ngày tiếp ngày đi tàu. Dọc đường nếu phải đổi tàu thì mỗi lần đổi tàu, kỳ hạn được tăng thêm 1 ngày. Khi tàu chậm giờ thì thời gian chậm trễ được tính thêm vào kỳ hạn của vé.
- Khoản 2: - Vé thuê xe:
Kỳ hạn có giá trị của vé thuê xe là thời hạn cho thuê xe.
- Khoản 1: - Người mua vé đi tàu phải đi đúng ngày và chuyến tàu ghi trên vé; phải ngồi đúng loại ghế đã mua. Khi phải đi bằng 2, 3 chuyến tàu nối tiếp nhau mới đến nơi thì khi chuyến tàu thứ nhất không chạy nữa phải lên ngay chuyến tàu kế tiếp và cứ như thế đi đến ga đến ghi trên vé.
- Khoản 2: - Hành khách mua vé nhưng nhỡ tàu hoặc dọc đường không lên kịp chuyến tàu kế tiếp phải báo ngay Trưởng ga có liên quan để ghi vào vé cho đi một chuyến tàu khác.
Điều 20: - Hành khách lên xuống và ngừng ở ga dọc đường:
- Khoản 1: - Hành khách có thể lên hay xuống tàu ở một ga dọc đường nhưng không được đòi Đường sắt trả lại tiền vé trên đoạn đường không đi.
- Khoản 2: Nếu muốn ngừng ở một ga dọc đường rồi lại tiếp tục đi thì khi xuống tàu hành khách phải báo ngay Trưởng ga. Căn cứ vào yêu cầu của hành khách và kỳ hạn của vé, Trưởng ga quyết định chuyến tàu cho hành khách đi tiếp, ghi vào vé rồi ký và đóng dấu ga. Hành khách phải đi bằng chuyến tàu đã định, nếu không vé sẽ mất giá trị.
- Khoản 3: - Thời gian hành khách ngừng ở ga dọc đường không được tính thêm vào kỳ hạn của vé.
- Khoản 4: Hành khách đi tập thể muốn ngừng ở ga dọc đường thì phải được sự thỏa thuận của Trưởng ga bán vé trước khi lên tàu và phải ngừng cả tập thể. Nếu chỉ ngừng một bộ phận thì bộ phận này muốn tiếp tục đi tàu phải mua vé khác.
- Khoản 5: - Hành khách đi lẻ cũng như tập thể nếu tự động ngừng ở ga dọc đường mà không làm đúng thủ tục đã quy định thì vé mất giá trị.
Điều 21: - Thu hồi vé mất giá trị – Những vé sau đây coi như đã mất giá trị và bị thu hồi:
a) Vé do hành khách không giữ gìn cẩn thận, nên bị nhòa không đọc được thời hạn và tên ga đến.
b) Vé có sửa chữa ngày, tháng, số tàu và ga đến mà không được Đường sắt xác nhận.
c) Vé dùng không dùng như đã quy định trên vé.
Điều 22:- Kiểm soát vé và thu vé:
- Khoản 1: - Khi vào ga cũng như khi ở trên tàu, hành khách có nhiệm vụ đưa vé cho nhân viên có trách nhiệm của Đường sắt kiểm soát.
Khi ra ga, hành khách phải trả vé cho nhân viên phụ trách thu vé.
- Khoản 2: - Ở những nơi tàu đỗ nhưng không có trạm hay ga bán vé và thu vé thì việc bán vé cho hành khách lên tàu, kiểm soát và thu vé của hành khách xuống tàu do nhân viên trên tàu phụ trách.
- Khoản 3: - Ở những ga thường ngày có bán vé nhưng gặp trường hợp không bán vé kịp thì ga có thể cấp giấy giới thiệu cho hành khách lên tàu mua vé.
Điều 23: - Vé giảm giá cá nhân: Học sinh trường công và trường tư thực được Chính phủ công nhận, trong dịp nghỉ lễ, nghỉ mùa hoặc nghỉ hè về thăm gia đình hoặc từ gia đình trở lại nhà trường được hưởng vé giảm giá.
Khi mua vé, học sinh phải đưa nhà ga xem giấy chứng nhận của nhà trường có ghi rõ tên, tuổi, nhận dạng của học sinh, ga đi, ga đến. Giấy chứng nhận phải có chữ ký của hiệu trưởng và đóng dấu nhà trường.
Mỗi học sinh chỉ được mua vé giảm giá một lần đi và một lần về trong thời gian nghỉ.
Khi bán vé nhà ga phải ghi và đóng dấu vào giấy chứng nhận của nhà trường.
Điều 24: - Vé giảm giá tập thể:
- Khoản 1: - Tập thể học sinh: Học sinh đi tham gia các trại hè, đi dự các cuộc lễ hoặc tham gia các cuộc vui như chiếu bóng, văn công v.v... đi nghiên cứu học tập như thăm nhà máy, công trường v.v... đi từng đoàn từ 20 người trở lên hoặc trả tiền vé bằng 20 người được hưởng vé giảm giá.
- Khoản 2: - Tập thể khác: Các đoàn thể thao thể dục, các đoàn văn nghệ công, tư đi biểu diễn, các tổ chức công đoàn đi tham quan, các nhà sản xuất công, nông nghiệp có vật phẩm mang đi dự các cuộc triễn lãm, đi từng đoàn từ 20 người trở lên hoặc trả tiền vé bằng 20 người được hưởng vé giảm giá.
- Khoản 3: - Việc giảm giá vé cho bộ đội và thương binh có quy định riêng.
- Khoản 4: - Quy định chung cho tập thể học sinh và tập thể khác:
Muốn được giảm giá, đại diện của tập thể học sinh cũng như tập thể khác phải làm đơn đưa cho ga đi chậm nhất là 48 giờ trước giờ tàu chạy. Trong đơn phải ghi rõ số đoàn viên (trẻ em và người lớn), loại ghế ngồi ga đi, ga đến, mục đích đi, ngày đi và chuyến tàu đi. Đơn phải có chữ ký và dấu của cấp điều khiển đơn vị.
Các nhà sản xuất công, nông nghiệp muốn mua vé giảm giá phải được Chính quyền địa phương giới thiệu, ký và đóng dấu vào đơn.
Khi ga nhận đơn, đại diện tập thể phải nộp trước cho ga một số tiền bằng 10% giá vé tập thể. Nếu sau khi nhận đơn và tiền đặt, vì trường hợp bất đắc dĩ ga không thể chuyên chở được thì phải báo cho đại diện tập thể biết và trả lại số tiền đặt. Trái lại nếu ga nhận chở nhưng tập thể từ chối không đi tàu thì ga không trả lại tiền đặt, số tiền ấy coi là khoản bồi thường vì không làm đúng giao ước.
- Khoản 5: - Quy định trên cũng áp dụng cho các tập thể không được giảm giá vé.
- Khoản 1: - Hành khách có thể thuê toa xe của Đường sắt nhưng phải thương lượng trước, phải cho Đường sắt biết số lượng, loại xe, số người đi tàu, ga đi, ga đến, ga ngừng dọc đường nếu có, ngày dùng xe, thời gian thuê xe và địa chỉ của mình.
Đường sắt sẽ tuỳ theo khả năng toa xe của mình mà quyết định và trả lời cho người thuê xe.
- Khoản 2: - Người thuê xe khi được sự thoả thuận của Đường sắt phải nộp trước một số tiền bằng 10% giá thuê xe.
Nếu sau này, người thuê xe từ chối không thuê thì Đường sắt không trả lại tiền đặt và coi số tiền ấy là khoản tiền bồi thường vì không làm đúng giao ước.
- Khoản 3: - Người thuê xe phải thi hành đúng thể lệ của Đường sắt giữ gìn và bảo vệ trang bị của xe và nếu gây thiệt hại cho Đường sắt thì phải bồi thường.
- Khoản 1: - Hành khách có vé đi tàu thường không giảm giá hay có giảm giá, nếu muốn đi tàu nhanh thì phải mua thêm vé đi nhanh. Vé đi nhanh không giảm giá.
- Khoản 2: - Hành khách có vé đi nhanh ngừng ở ga dọc đường nếu lên tàu thường để tiếp tục đi thì không được đòi Đường sắt trả lại tiền vé nhanh trên đoạn đường đi tàu thường.
Điều 27: - Vé bổ sung hành khách:
- Khoản 1: Để thu thêm tiền, Đường sắt phát hành vé bổ sung. Vé này có thể dùng làm biên lai trả lại tiền cho hành khách.
- Khoản 2: - Vé bổ sung dùng trong những trường hợp sau đây:
a) Thu thêm tiền đối với hành khách không có vé hoặc có vé hết giá trị, hành khách làm mất vé, có vé ghế cứng đổi ngồi ghế mềm;
b) Thu thêm tiền đối với trẻ em quá mức tuổi miễn vé hoặc quá mức tuổi nửa tiền;
c) Thu thêm vì thu thiếu;
d) Thu thủ tục phí;
e) Trả lại tiền cho hành khách có vé ghế mềm, vì hết chỗ phải ngồi ghế cứng;
f) Trả lại tiền vé và tiền phạt cho hành khách làm mất vé sau lại tìm thấy vé;
g) Trả lại tiền thu thừa cho hành khách;
- Khoản 3: - Khi trả lại tiền cho hành khách thì trả ở ga đi nếu sự việc xảy ra ở ga đi, trả ở ga đến nếu sự việc xảy ra ở ga đến và trên tàu.
Điều 28: - Đi thêm đoạn đường:
Muốn đi thêm một đoạn đường thì trước khi đến ga đến ghi trên vé, hành khách phải báo cho nhân viên có trách nhiệm trên tàu để trả thêm tiền vé (giá vé như thường lệ) và thủ tục phí. Nếu vượt quá ga đến mà chưa báo để trả thêm tiền vé thì coi như đi tàu không có vé trên đoạn đường đã vượt qua.
Điều 29: - Vé gần hết kỳ hạn: Trong khi đi tàu hành khách có vé gần hết kỳ hạn thì trước khi hết kỳ hạn phải báo cho nhân viên có trách nhiệm trên tàu để trả thêm tiền vé (giá vé như thường lệ) và thủ tục phí. Vé hết kỳ hạn ở ga nào thì tiền vé tính từ ga ấy. Nếu vé hết hạn giữa 2 ga thì tính từ ga cuối cùng vé sắp hết kỳ hạn. Nếu vé hết kỳ hạn rồi mà chưa báo để trả thêm tiền vé thì coi như đi tàu không có vé.
Điều 30: - Có vé ghế cứng đổi vé ghế mềm: Hành khách có vé ghế cứng muốn đổi vé nghề mềm phải được sự đồng ý của nhân viên có trách nhiệm trên tàu và phải trả thêm tiền chênh lệch giữa giá vé ghế cứng và ghế mềm và thủ tục phí.
Nếu chưa được sự đồng ý của nhân viên trên tàu mà hành khách đã ngồi ghế mềm thì coi như đi tàu không hợp lệ.
Điều 31: - Không có vé hoặc có vé không hợp lệ: Hành khách ở trong những trường hợp sau đây coi như đi tàu không có vé hoặc có vé không hợp lệ:
a) Khi nhân viên Đường sắt hỏi vé không xuất trình được vé hoặc có vé bị xoá nhoà không đọc được;
b) Có vé hết kỳ hạn hoặc mất giá trị;
c) Vượt quá ga đến ghi trên vé mà chưa trả thêm tiền;
d) Có vé ghế cứng ngồi ghế mềm mà chưa trả thêm tiền;
Điều 32: - Cách xử lý đối với hành khách không có vé hoặc có vé không hợp lệ:
- Khoản 1: - Hành khách đi tàu không có vé: Phát hiện ở một ga nào thì thu tiền chỗ ngồi từ ga xuất phát của chuyến tàu đến ga ấy. Phát hiện khi tàu đương chạy thì thu tiền chỗ ngồi từ ga xuất phát của chuyến tàu đến ga gần nhất tàu sắp tới.
Ngoài ra Đường sắt còn thu tiền phạt trên đoạn đường đi không vé và thủ tục phí.
Nếu hành khách chứng minh được ga lên tàu thì tiền chỗ ngồi và tiền phạt tính từ ga ấy. Nếu trên tàu nhân viên Đường sắt đã kiểm soát vé thì tính từ ga cuối cùng đã kiểm soát.
Hành khách đó có thể xin tiếp tục đi tàu. Trên đoạn đường đi thêm chỉ thu tiền vé theo thường lệ mà không phạt.
- Khoản 2: - Hành khách vượt quá ga đến ghi trên vé: Xử lý như khoản 1 trên những ga bắt đầu tính tiền chổ ngồi và tiền phạt là ga đến ghi trên vé của hành khách.
- Khoản 3: - Hành khách có vé ghế cứng ngồi ghế mềm: Thu thêm số tiền chênh lệch giữa giá vé ghế cứng và ghế mềm, tiền phạt và tục tục phí.
- Khoản 4: - Hành khách ở trong những trường hợp trên nếu có giấy tờ giảm giá cũng không được hưởng quyền lợi ấy.
- Khoản 5: - Trẻ em từ 5 đến 10 tuổi được trả nửa tiền người lớn về tiền chỗ ngồi và tiền phạt.
Điều 33: - Cách xử lý đối với hành khách khai mất vé:
- Khoản 1: - Mất vé thường và vé đi nhanh: Hành khách đi tàu mất vé phải báo ngay và nói rõ lý do cho nhân viên có trách nhiệm trên tàu biết và phải mua vé khác.
Nhân viên trên tàu ghi vào vé mới lý do mất vé. Ngoài tiền chỗ ngồi, Đường sắt còn thu thêm tiền phạt và thủ tục phí như hành khách đi tàu không có vé. Nếu lời khai của người làm mất vé xét thành thực hoặc có chứng minh cụ thể thì không thu tiền phạt.
Sau khi đã mua vé khác, nếu hành khách lại tìm thấy vé cũ thì phải báo ngay cho nhân viên trên tàu biết để ghi vào vé mới số vé cũ và lời đề nghị của mình về việc trả lại tiền cho hành khách.
Ga đến căn cứ vào đề nghị của nhân viên trên tàu, kiểm tra lại sự việc và nếu không còn có điều gì nghi ngờ thì trả lại tiền vé và tiền phạt cho hành khách.
- Khoản 2: Mất vé giảm giá cá nhân:
Hành khách có vé giảm giá khi làm mất vé phải báo ngay cho nhân viên có trách nhiệm trên tàu. Nếu hành khách có giấy tờ giảm giá thì chỉ thu tiền chỗ ngồi (hành khách vẫn được hưởng vé giảm giá) và thủ tục phí mà không phạt. Nếu không có giấy tờ giảm giá thì xử lý như hành khách thường làm mất vé.
Sau khi đã mua vé khác, nếu hành khách lại tìm thấy vé cũ thì xử lý như đã nói ở khoản 1 trên.
- Khoản 3: - Mất vé tập thể và vé thuê xe: Nếu mất ở ga thì hành khách báo cho Ga trưởng biết, và nếu mất trên tàu thì báo cho Xa trưởng biết. Ga trưởng hay Xa trưởng sau khi điều tra biết được sự thực phát cho hành khách một vé bổ sung không thu tiền vé nhưng thu thủ tục phí.
Điều 34: - Lên nhầm tàu và xuống nhầm ga:
- Khoản 1: Hành khách có vé lên nhầm tàu hoặc đi quá ga đến thì được quay trở lại ga đi hay ga đến bằng chuyến tàu thứ nhất không phải trả tiền vé. Xa trưởng hay Ga trưởng phải chứng nhận hành khách đi nhầm tàu hoặc đi quá ga lên trên vé và ghi số tàu cho hành khách quay trở lại.
- Khoản 2: - Hành khách có vé chưa đi đến ga đến đã xuống tàu thì được tiếp tục đi đến ga đến bằng một chuyến tàu kế tiếp sau. Ga trưởng phải chứng nhận hành khách xuống nhầm ga lên trên vé và ghi số tàu cho đi tiếp.
- Khoản 3: - Hành khách lên nhầm tàu phải quay trở lại ga bán vé thì kỳ hãn của vé được tăng một thời gian tính theo đoạn đường đã đi nhầm và quay trở lại.
Điều 35: - Hành khách không đi tàu xin trả lại vé:
- Khoản 1: - Ở ga đi, hành khách mua vé rồi nhưng không muốn đi tàu nữa thì trước khi tàu chạy có thể xin trả lại vé nếu có lý do chính đáng như ốm đau, có việc cần, tàu chậm giờ v.v... Nếu có hành lý gửi Đường sắt mà muốn xin trả lại vé thì phải đồng thời xin huỷ bỏ việc gửi hành lý. Khi hành lý đã xếp lên toa xe thì không được xin trả lại vé.
- Khoản 2: - Dọc đường hành khách xuống tàu được trả lại tiền vé trong những trường hợp sau đây:
- Ốm đau không thể tiếp tục đi tàu;
- Có lý do chính đáng được Trưởng ga công nhận;
- Xuống tàu cùng với vật phẩm hoặc hành lý là hàng nguy hiểm, dễ cháy theo thể lệ vận chuyển của Đường sắt phải dỡ xuống ga dọc đường.
- Khoản 3: - Hành khách đi tập thể xuống ga dọc đường thì không được trả lại tiền vé.
Điều 36: - Hành khách nhỡ tàu xin trả lại tiền vé hoặc xin đi chuyến tàu khác.
- Khoản 1: - Hành khách mua vé rồi nhỡ tàu thì có thể:
a) Hoặc là yêu cầu cho đi một chuyến tàu khác nhưng kỳ hạn của vé không được tăng thêm. Lần sau nếu không đi tàu hoặc nhỡ tàu lần nữa thì vé mất giá trị.
b) Hoặc là xin trả lại vé nhưng phải trả trong hạn 30 phút kể từ khi tàu chạy ở ga đi.
- Khoản 2: - Hành khách đi tập thể nhỡ tàu không thể xin đi chuyến khác và cũng không được trả lại vé.
Điều 37: - Cách xử lý khi tàu không thể vận chuyển được:
- Khoản 1: - Do biến cố thiên tai:
a) Hành khách mua vé rồi nhưng chưa đi tàu thì được trả lại tiền vé.
b) Hành khách đã đi tàu được một đoạn đường thì xử lý như sau:
Nếu hành khách muốn trở về ga đi thì cho chở về bằng chuyến tàu thứ nhất, hành khách không phải trả tiền vé. Khi trở về hành khách có thể xuống ở một ga dọc đường. Ga đi hoặc ga mà hành khách xuống dọc đường trả lại tiền vé cho hành khách trên đoạn đường từ ga hành khách xuống tàu để quay trở về đến ga đến ghi trên vé.
Ở ga tàu phải đỗ lại, nếu hành khách yêu cầu trả lại tiền vé thì ga này trả lại tiền vé trên đoạn đường chưa đi.
Nếu hành khách ở lại ga tàu đỗ, chờ đợi để tiếp tục đi tàu thì không trả lại tiền vé. Thời gian chờ đợi ở ga được tính thêm vào kỳ hạn của vé.
- Khoản 2: - Do lỗi của Đường sắt:
a) Hành khách mua vé rồi nhưng chưa đi tàu thì được trả lại tiền vé.
b) Hành khách đã đi được một đoạn đường thì xử lý như sau:
Nếu hành khách muốn trở về ga đi thì cho chở về bằng chuyến tàu thứ nhất không phải trả tiền vé. Khi trở về hành khách có thể xuống ở một ga dọc đường. Nếu trở về ga đi thì ga đi trả lại tất cả tiền vé cho hành khách. Nếu khi trở về hành khách xuống ở một ga dọc đường thì ga này chỉ trả lại tiền vé trên đoạn đường từ ga xuống dọc đường đến ga đến ghi trên vé.
Ở ga tàu phải đỗ lại, nếu hành khách yêu cầu trả lại tiền vé hoặc ở lại ga ấy chờ đợi tiếp tục đi tàu thì xử lý như nói ở đoạn b của khoản 1 trên.
- Khoản 3: - Cả hai trường hợp trả lại tiền vé cho hành khách nói trên, Đường sắt không thu tục tục phí.
- Khoản 1: - Đường sắt phát hành vé vào ga bán cho nhân dân muốn vào ga để đưa đón gia đình, bạn hữu. Vé này chỉ bán ở một số ga quan trọng do Tổng cục Đường sắt ấn định.
- Khoản 2: - Trẻ em dưới 10 tuổi đi theo người lớn có vé vào ga được miễn vé.
- Khoản 3: - Các nhân viên của cơ quan Chính phủ, quân đội, công an và công nhân viên Đường sắt vào ga để làm nhiệm vụ, công tác, nếu được Trưởng ga đồng ý, thì được miễn vé vào ga. Nếu vào ga để đưa đón người đi tàu thì phải mua vé.
Điều 39: - Hiệu lực của vé vào ga.
- Khoản 1:- Vé vào ga chỉ có giá trị đối với mỗi chuyến tàu đến ga hay ở ga đi.
- Khoản 2: - Người có vé vào ga chỉ được qua lại ở sân ga nơi tàu đổ để hành khách lên xuống mà không được lên tàu hay vào những kho, xưởng, phòng giấy trong phạm vi nhà ga.
- Khoản 3: - Khi ra ga phải trả lại vé cho nhân viên thu vé.
Điều 40: - Cách xử lý đối với người không có vé vào ga:
Đối với người không có vé vào ga thì xử lý như sau:
- Nếu biết rõ ở ngoài ga vào thì bắt buộc mua vé vào ga.
- Nếu không biêt rõ ở đâu đến thì xử lý như hành khách đi tàu không vé.
Điều 41: - Vật phẩm mang theo người:
- Khoản 1: - Hành khách đi tàu được mang theo những vật dụng cần thiết trong khi đi đường. Mỗi người lớn được mang nhiều nhất 20 ki lô, mỗi trẻ em mang nhiều nhất 10 ki lô. Số vật phẩm này được miễn cước nhưng phải gói bọc gọn gàng để có thể gác lên giàn xe hoặc để ở dưới gầm ghế mình ngồi, không được choán sang chỗ ngồi hoặc chỗ để vật phẩm của người khác.
- Khoản 2: - Những thứ hàng kể dưới đây không được mang theo người:
a) Vật hay chất nguy hiểm như chất nổ, chất dễ cháy, chất độc, súng đạn, trừ súng đạn có giấy phép mang theo người để tự vệ.
b) Tử thi, hài cốt và vật hay chất hôi thối có hại đến vệ sinh chung.
c) Động vật sống trừ mèo, chim nuôi chơi và cá nuôi chơi.
d) Vật hay chất làm dơ bẩn toa xe.
e) Vật cồng kềnh làm trở ngại cho sự đi lại trên tàu.
-Khoản 3: - Khi có điều nghi ngờ về nội dung và trọng lượng của vật phẩm, nhân viên có trách nhiệm của Đường sắt có quyền cân hoặc yêu cầu hành khách mở vật phẩm để kiểm soát.
- Khoản 4: - Hành khách phải tự mình bảo quản vật phẩm mang theo người.
Điều 42: - Cách xử lý đối với vật phẩm cấm mang theo người, hoặc quá mức hạn định:
- Khoản 1: - Hành khách có vật phẩm thuộc loại cấm mang theo người hoặc quá mức hạn định thì xử lý như sau:
a) Phát hiện ở ga đi thì không cho mang lên tàu. Nếu đã xếp lên tàu thì buộc phải dỡ xuống. Nếu là thứ hàng được phép chở theo lối hành lý, thì hành khách được mang lên toa hành lý để gửi.
b) Phát hiện khi tàu đương chạy hoặc ở ga dọc đường thì xử lý như sau:
- Nếu là vật hay chất nguy hiểm như chất nổ, chất dễ cháy, chất độc, chất hôi thối thì hành khách phải mang xuống ga gần nhất và trả tiền cước, tiền phạt ở ga đó.
- Nếu là loại hàng cấm khác hoặc vật phẩm mang quá mức thì có thể tiếp tục cho đến ga đến. Tiền cước và tiền phạt sẽ trả ở ga đến.
- Khoản 2: - Hành khách mang theo hàng cấm phải xuống tàu thì được trả lại tiền vé trên đoạn đường chưa đi.
Điều 43: - Bao bọc hành lý và bao gửi.
- Khoản 1: - Tuỳ theo tính chất, hình trạng, trọng lượng của thứ hàng và đoạn đường vận chuyển gần hay xa mà bao bọc cho chắc chắn và cẩn thận để hàng khỏi bị hao tổn và hư hỏng trong khi vận chuyển. Nếu là phim điện ảnh thì phải bao bọc bên ngoài bằng một lớp kim khí.
- Khoản 2: - Những thứ hàng sau đây được miễn bao bọc:
a) Xe đạp, xe đẩy trẻ em, xe người tàn tật.
b) Những thứ hàng không bao bọc cũng không hư hỏng, hao tổn hoặc không ảnh hưởng đến thứ hàng khác.
- Khoản 3: - Trên 2 mặt đối nhau của hành lý và bao gửi, hành khách hay người có hàng phải dán giấy hoặc buộc thẻ hàng có ghi rõ tên họ, địa chỉ của người gửi, người nhận, ga đi, ga đến, tên hàng, số vé hành lý hay giấy báo gửi hàng và số kiện hàng. Nếu trên 2 mặt có thể viết rõ ràng những điểm nói trên thì không phải dán giấy hoặc buộc thẻ hàng.
- Khoản 4: - Nhân viên Đường sắt khi nhận chở phải xem xét kỹ bao bọc. Nếu xét thấy bao bọc không đủ sức để đảm bảo hàng trong khi vận chuyển thì yêu cầu hành khách hay người có hàng gói bọc lại. Nếu hành khách hay người có hàng không làm theo thì Đường sắt không nhận chở.
- Khoản 1: - Hành khách đi tàu được gửi theo lối hành lý những vật dụng cần thiết cho bản thân như áo, quần, chăn, màn, thức ăn, thức uống v.v...
- Khoản 2: - Những thứ hàng sau đây không được gửi theo lối hành lý:
a) Kiện dài quá 2 mét
- Thể tích quá 0m3500
- Nặng quá 75kg
trừ dụng cụ thể thao hoặc cắm trại.
b) Vật hay chất nguy hiểm như chất nổ, chất dễ cháy v.v..
c) Tử thi, hài cốt và vật hay chất hôi thối.
d) Động vật sống.
e) Hàng hoá có giá trị thương mại và mẫu hàng.
f) Hàng quý như vàng, bạc, ngà, ngọc v.v...
g) Xe cộ trừ xe đạp, xe đẩy trẻ em, xe người tàn tật, nhưng mỗi hành khách chỉ được gửi một xe.
h) Nhạc cụ và các thứ máy như ảnh, máy trắc lượng v.v...
i) Vật hay chất làm dơ bẩn toa xe và hàng khác.
j) Hàng dễ vỡ như chai lọ, bát, đĩa v.v...
Tất cả mọi thứ hàng đều được gửi theo lối bao gửi trừ những thứ hàng sau đây:
a) Kiện dài quá 2 mét
- Thể tích quá 0m3500
-Nặng quá 75kg
b) Vật hay chất nguy hiểm như chất nổ, chất dễ cháy, trừ phim điện ảnh nhưng mỗi lô không được quá 300 kilô.
c) - Tử thi, hài cốt và vật hay chất hôi thối.
d) - Vật hay chất làm dơ bẩn toa xe và hàng khác.
e)- Hàng dễ vỡ như chai, lọ, bát, đĩa v.v...
Tuy nhiên, trong từng trường hợp đặc biệt và thật cần thiết, Chủ nhiệm Tổng cục Đường sắt có thể cho chở những thứ hàng nói trên nếu có biện pháp để đảm bảo an toàn và tàu chạy đúng giờ.
Điều 46:- Bao gửi đặc biệt được mang theo người:
Hàng quý như vàng, bạc, ngà, ngọc, giấy tờ v.v... được nhận chở theo lối bao gửi nhưng người có hàng phải mang theo mình và tự mình bảo quản, không được làm trở ngại cho sự đi lại trên tàu và làm cho người khác khó chịu.
Tiền cước trả như hàng thường.
Điều 47- Phát hành vé bổ sung hành lý và bao gửi:
Để thu thêm tiền cước và tạp phí Đường sắt phát hành vé bổ sung. Vé này có thể dùng làm biên lai trả lại tiền cho hành khách và người có hàng.
Điều 48: - Gửi và nhận chở hành lý:
- Khoản 1: - Muốn gửi hành lý phải có vé đi tàu. Mỗi vé đi tàu chỉ được gửi hành lý một lần. Sau khi nhận chở, nhà ga đóng dấu hành lý vào mặt sau vé đi tàu.
- Khoản 2: - Hành khách gửi hành lý phải khai rõ: tên, ga đến, số kiện và loại hàng. Nhà ga có quyền yêu cầu hành khách mở hành lý ra xem rồi mới nhận chở nếu có điều gì nghi ngờ. Vé hành lý viết làm 3 bản: 1 bản giao cho hành khách, 1 bản giao cho nhân viên phụ trách hành lý trên tàu, 1 bản lưu ở ga.
- Khoản 3: - Hành lý có thể gửi từ ga đi đến một ga dọc đường hoặc từ một ga dọc đường đến ga đến .
Điều 49: - Gửi và nhận chở bao gửi:
Muốn gửi bao gửi, người có hàng phải viết vào tờ khai gửi hàng (do ga cung cấp): tên, địa chỉ của người gửi, người nhận, ga đi, ga đến, số kiện và loại hàng. Nếu có điều gì nghi ngờ thì ga có quyền yêu cầu người có hàng cùng với mình mở bao gửi ra xem rồi mới nhận chở. Ga viết giấy báo gửi thành 3 bản: 1 bản giao cho người có hàng, 1 bản giao cho nhân viên phụ trách hành lý trên tàu, 1 bản lưu ở ga.
Điều 50: - Khai giá trị hành lý:
Khoản 1: - Hành khách có thể khai giá trị hành lý phòng khi xảy ra mất mát, hư hỏng để yêu cầu Đường sắt bồi thường đúng với giá đã khai nhưng phải trả tiền bảo đảm giá trị.
Khoản 2: - Nếu ga thấy cần xét lại giá thì yêu cầu hành khách mở hành lý ra xem để định giá cho đúng. Trường hợp ga và hành khách không thống nhất với nhau về giá trị, nếu hành khách yêu cầu chở thì phải nhận sự định giá của ga, nếu không, ga không nhận chở.
Điều 51: - Cách xử lý đối với hành lý và bao gửi thuộc loại cấm chở:
Khoản 1: - Sau khi đã nhận chở, nếu phát hiện hành lý và bao gửi là hàng cấm chở thì xử lý như sau:
a) Hàng nguy hiểm, dễ cháy, hôi thối:
Phát hiện ở ga đi hoặc ở ga dọc đường thì đình chỉ ngay việc vận chuyển;
Phát hiện trong khi tàu đương chạy thì hàng phải dỡ xuống ga tàu đến thứ nhất để xử lý.
b) Các thứ hàng cấm khác:
Phát hiện ở ga đi thì hành khách hay người có hàng được chọn hoặc là xin huỷ bỏ việc chuyên chở hoặc là xin cứ chở đến ga đến rồi nộp phạt. Phát hiện ở dọc đường thì tiếp tục cho đến ga đến.
Khoản 2: - Do hành lý và bao gửi được chở đến ga đến hay phải dỡ xuống dọc đường thì người có hành lý và bao gửi cũng phải trả tiền cước và tiền phạt như quy định ở điều 87 và 88.
Hành lý và bao gửi phải theo thứ tự sau đây mà vận chuyển.
1) Hành lý,
2) Bao gửi;
a) Báo chí, hàng tươi sống, động vật sống.
b) Các thứ hàng khác theo thứ tự nhận, hàng nhận trước chở trước, hàng nhận sau chở sau.
Điều 53: - Thời hạn vận chuyển
Khoản 1: - Thời hạn vận chuyển hành lý và bao gửi quy định như sau:
- Nhận chở tính một ngày.
- Mỗi khoảng cách 100 cây số hoặc dưới 100 cây số tính một ngày.
- Mỗi ga đổi tàu tính một ngày.
- Khi gặp biến cố thiên tai hoặc vì một nguyên nhân nào khác không phải lỗi của Đường sắt mà việc vận chuyển phải chậm lại thì thời gian chậm trễ được tính thêm vào thời hạn vận chuyển.
Khoản 2: - Hết thời hạn trên, nếu không giao được hành lý hay bao gửi cho hành khách hay người có hàng thì Đường sắt phải bồi thường về vận chuyển chậm trễ.
Điều 54: - Bồi thường về hành lý đến chậm
Khoản 1: - Nếu hành lý đến chậm thì mỗi ngày chậm trễ Đường sắt bồi thường một số tiền bằng 5% tiền cước hành lý, nếu từng bộ phận đến chậm thì căn cứ vào thời gian đến chậm của mỗi bộ phận mà tính tiền bồi thường.
Khoản 2: - Khi hành lý chậm trễ đến ga, Đường sắt báo tin cho hành khách, nếu hành khách không đến lĩnh trong thời hạn quy định ở điều 61 thì không những mất quyền lợi được bồi thường mà lại còn phải trả tiền bảo quản cho Đường sắt.
Điều 55: - Bồi thường về bao gửi đến chậm
- Khoản 1: - Nếu bao gửi đến chậm thì mỗi ngày chậm trễ người có hàng được bồi thường một số tiền bằng 3% tiền cước bao gửi. Nếu từng bộ phận đến chậm thì căn cứ vào thời gian đến chậm của mỗi bộ phận mà tính tiền bồi thường.
- Khoản 2: - Khi bao gửi chậm trễ đến ga, Đường sắt báo tin cho người có hàng, nếu người có hàng không đến lĩnh trong thời hạn quy định ở điều 61 thì không những mất quyền lợi được bồi thường mà lại còn phải trả tiền bảo quản cho Đường sắt.
Điều 56: - Sửa chữa bao bọc trong khi vận chuyển.
- Khoản 1: - Trong khi vận chuyển nếu thấy bao bọc không được chu đáo, có thể xảy ra mất mát, hư hỏng hành lý và bao gửi thì Đường sắt phải sửa chữa lại cho chắc chắn rồi tiếp tục chở đến ga đến.
- Khoản 2: - Nếu bao bọc bị hư hỏng không do lỗi của Đường sắt thì hành khách, người có hàng phải trả cho Đường sắt phí tổn sửa chữa bao bọc ở ga đến.
Điều 57: - Xếp dỡ hành lý và bao gửi
- Khoản 1: Hành lý và bao gửi do Đường sắt bảo quản thì Đường sắt xếp dỡ, hành khách hay người có hàng trả tiền.
- Khoản 2: - Bao gửi đặc biệt được mang theo người do người có hàng xếp dỡ.
Hành khách đến lĩnh hành lý phải đưa cho ga vé hành lý. Nếu làm mất vé hành lý thì phải có hai người đáng tin cậy làm chứng. Nếu không có người làm chứng thì có thể đưa chứng minh thư đồng thời khai rõ tình trạng, nội dung của hành lý. Ga sẽ cũng hành khách mở hành lý ra xem để đối chiếu với lời khai, nếu không có điều gì nghi ngờ thì ga giao hành lý cho hành khách. Hành khách phải viết giấy nhận ghi rõ tên họ, nghề nghiệp và địa chỉ của mình. Nếu còn có điều gì nghi ngờ thì Đường sắt có quyền yêu cầu hành khách lấy giấy chứng nhận của cơ quan hay đoàn thể rồi mới cho lĩnh hành lý.
- Khoản 1: - Nếu người có hàng gửi bao gửi cho mình va đi theo hàng để lĩnh thì khi đến ga người có hàng đưa cho ga biên lai gửi bao gửi và ký nhận vào sổ của ga.
- Khoản 2: - Nếu người có hàng gửi cho một người khác thì người này, khi đến lĩnh, phải mang theo giấy báo tin hàng đến có chữ ký và đóng dấu (nếu có). Nếu được báo tin bằng điện thoại hoặc chưa nhận được giấy báo tin hàng đến mà người có hàng đến lĩnh thì phải có giấy tờ chứng minh quyền nhận và phải ký vào sổ của ga.
Điều 60: - Báo tin bao gửi đến.
Khi bao gửi đến ga, Trưởng ga phải lập tức công bố lên bảng treo ở ga đồng thời gọi điện thoại để báo tin cho người có hàng. Ga nhỏ có thể miễn công bố lên bảng. Nếu không có điện thoại thì báo tin bằng thư do nhà ga đưa đến. Nếu người có hàng ở xa, ga không tiện đưa thư thì gửi Bưu điện. Người có hàng phải trả báo tin phí.
Điều 61: - Thời hạn lĩnh hành lý và bao gửi
- Khoản 1: - Hành lý: 24 giờ kể từ giờ tàu đến.
- Khoản 2: - Bao gửi: 48 giờ kể từ giờ công bố hàng đến hoặc từ giờ mà người có hàng được báo tin bằng điện thoại hay bằng thư nhà ga đưa đến. Nếu báo tin bằng thư bưu điện thì thời hạn trên được tăng thêm 2 ngày và tính từ giờ mà ga giao thư cho bưu điện.
Khoản 3: - Hết thời hạn trên, nếu người có hàng không đến lĩnh thì phải trả tiền bảo quản.
Điều 62: - Cách xử lý đối với hành lý và bao gửi không có người lĩnh
- Khoản 1 – Hành lý và bao gửi đến ga đã được 30 ngày mà người có hàng không đến lĩnh thì Đường sắt được phép đem bán đấu giá.
- Khoản 2- Đối với những thứ hàng tươi sống, dễ biến chất và chống hao hụt, động vật sống hết thời hạn nói ở điều 61 mà người có hàng không đến lĩnh, nếu nhận thấy để lâu thì thiệt hại cho người có hàng, ga phải thỉnh thị Chủ nhiệm Tổng cục Đường sắt để tổ chức bán đấu giá cho kịp thời.
Số tiền bán được, sau khi ga đã khấu trừ tiền bảo quản và phí tổn khác sẽ tạm gửi vào quỹ của Đường sắt để sau này trả cho người có hàng.
Điều 63: - Thay đổi gửi hành lý và bao gửi
- Khoản 1: - Sau khi đã gửi hành lý và bao gửi, hành khách và người có hàng có thể rút tất cả hay một phần hành lý và bao gửi không gửi nữa nhưng phải yêu cầu trước khi hành lý hay hàng xếp lên toa xe.
- Khoản 2 : - Khi muốn thay đổi ga đến hay người nhận (riêng đối với bao gửi) thì người có hàng phải báo cho ga chậm nhất 30 phút trước giờ tàu chạy. Khi hàng đã xếp lên toa xe thì không được thay đổi nữa.
- Khoản 3: - Khi có sự thay đổi, hành khách và người có hàng phải trả mọi khoản tạp phí như tiền xếp dỡ, tiền bảo quản và thủ tục phí.
Điều 64: - Cách xử lý khi có sự thay đổi vì tàu không vận chuyển được.
- Khoản 1: - Huỷ bỏ việc vận chuyển ở ga đi:
a) Nếu do biến cố thiên tai mà huỷ bỏ việc vận chuyển thì Đường sắt trả lại tiền cước cho hành khách và người có hàng.
Tiền xếp dỡ do hành khách và người có hàng chịu.
b) Nếu do lỗi của Đường sắt mà huỷ bỏ việc vận chuyển thì Đường sắt phải trả lại tất cả tiền cước và tiền xếp dỡ cho hành khách và người có hàng.
- Khoản 2: - Hành lý và bao gửi dỡ xuống ga tàu đỗ lại hoặc vận chuyển quay trở về.
a) Trường hợp biến cố thiên tai thì hành khách và người có hàng được hoàn lại tiền cước trên đoạn đường chưa chở và nếu yêu cầu vận chuyển hành lý và bao gửi trở về ga đi hoặc một ga dọc đường thì được miễn cước trên đoạn đường ấy.
Tiền xếp dỡ do hành khách và người có hàng chịu.
b) Trường hợp lỗi của Đường sắt thì xử lý như sau:
- Nếu dỡ xuống ga tàu đỗ lại thì Đường sắt trả lại tiền cước trên đoạn đường từ ga tàu đỗ đến ga đến ghi trên vé hành lý hay giấy gửi hàng.
- Nếu vận chuyển trở về ga đi thì ga đi trả lại tất cả tiền cước.
- Khi vận chuyển trở về nếu hàng dỡ xuống một ga dọc đường thì ga này trả lại tiền cước trên đoạn đường từ ga ấy đến ga đến.
Hành khách và người có hàng được miễn tiền cước vận chuyển trên đoạn đường quay trở về và được hoàn lại tiền xếp dỡ.
TÍNH TIỀN VÉ, TIỀN CƯỚC VÀ TẠP PHÍ
Điều 65: - Cách tính và thu tiền
- Khoản 1: - Khi tính số tiền để thu của mỗi vé khách, của mỗi vé hành lý và của mỗi loại bao gửi thì quy tròn như sau:
- Lẻ hào: không tính
- Dưới 5 đồng: không tính
- Khoản 2: - Tiền vé, tiền cước, tiền xếp và tạp phí khác thu ở ga đi, riêng tiền dỡ thu ở ga đến.
Điều 66: - Cách tính trọng lượng
Mỗi chuyến gửi hành lý hay bao gửi dưới 10 kilô phải chịu cước 10 kilô. Trên 10 kilô thì số lẻ quy lên mức 5 kilô.
Điều 67: - Cách tính đoạn đường.
- Khoản 1: - Hành khách và hành lý chở dưới 10 cây số phải trả tiền vé và tiền cước 10 cây số. Trên 10 cây số thì phần lẻ của cây số quy lên 1 cây số.
- Khoản 2: - Bao gửi chở dưới 20 cây số phải chịu cước 20 cây số. Trên 20 cây số thì phần lẻ của cây số quy lên 1 cây số.
- Khoản 3: - Trường hợp vận chuyển trên 2 con đường gặp nhau, nếu khi đến ga chia đường phải tạm chở đến 1 ga trên 1 con đường khác rồi lại quay trở lại ga chia đường để chở đến ga đến thì đoạn đường vận chuyển tính như sau:
- Đối với bao gửi thì không tính đoạn đường từ ga chia đường đến ga tạm chở đến, mặc dầu có chở hay không chở trên đoạn đường ấy.
- Đối với hành khách và hành lý thì đoạn đường để tính cước là đoạn đường thực tế đã chở, nghĩa là nếu có vận chuyển trên đoạn đường ấy thì tính, nếu không thì không tính.
a) Vé ghế cứng: một người lớn đi một cây số trả 20 đồng.
b) Vé ghế mềm: Giá vé ghế cứng tăng 75%.
Trẻ em từ 5 đến 10 tuổi trả nửa vé người lớn.
- Khoản 1: - Giá vé giảm giá là giá vé thường giảm theo tỷ lệ sau đây:
a) Giảm giá cá nhân (vé ghế cứng):
- Vé học sinh nói ở điều 23 giảm 15%.
b) Giảm giá tập thể (vé ghế cứng):
- Vé tập thể nói ở điều 24 giảm như sau:
LOẠI TẬP THỂ |
SỐ NGƯỜI |
TỶ LỆ GIẢM |
Tập thể học sinh |
Từ 20 đến 100 101 trở lên |
20% 30 % |
Tập thể khác |
Từ 20 đến 100 101 trở lên |
10% 15% |
Nếu số người đi tàu ở dưới mức 20 hoặc 101 mà trả tiền vé bằng 20 người hoặc 101 người với tỷ lệ giảm giá nói trên tính lợi cho hành khách thì được trả theo mức ấy.
- Khoản 2: - Trẻ em từ 5 đến 10 tuổi được trả nửa vé giảm giá người lớn.
- Khoản 1: - Giá vé thuê xe tính như sau:
a) Thuê một xe ngồi cứng hay mềm phải trả tiền tổng số chỗ ngồi trong xe.
b) Thuê một xe nằm cứng hay mềm phải trả tiền tổng số giường nằm trong xe.
c) Thuê một xe ăn thì xe có bao nhiêu ghế ngồi ăn phải trả bấy nhiêu chỗ ngồi mềm.
d) Thuê một xe công vụ phải trả bằng một xe ngồi mềm.
e) Thuê một xe hành lý thì phải tra tiền cước theo đúng trọng tải ghi ở thành xe.
Ngoài ra mỗi ngày thuê xe phải trả thêm:
- Một xe ngồi cứng: 22.500đ
- Một xe nằm cứng: 38.500đ
- Một xe ngồi mềm hay một xe công vụ: 35.000đ
- Một xe nằm mềm: 56.000đ
- Một xe ăn: 14.900đ
- Một xe hành lý: 22.500đ
- Khoản 2: - Tiền thuê xe thu ở ga đi.
- Khoản 3: - Thời gian thuê xe tính từ ngày Đường sắt giao xe cho người thuê xe đến ngày người thuê trả xe cho Đường sắt. Nếu hết thời hạn thuê xe người thuê chưa trả xe thì ga đến thu thêm tiền về những ngày trả xe chậm.
- Khoản 4: - Khi thuê một lần tám xe khách trở lên gồm có xe ngồi và xe nằm thì người thuê xe được dùng một xe ăn không tính tiền.
- Khoản 5: - Khi hành khách thuê một đoàn xe và yêu cầu lập tàu chạy riêng thì phải trả tiền đầu máy tính như sau:
Mỗi đầu máy trong thời gian phục vụ đoàn xe mỗi giờ người thuê xe trả 44.000đ. Nếu đoàn xe gồm có 10 xe trở lên kể tất cả các loại xe khách, xe hành lý và xe ăn thì được miễn trả tiền đầu máy.
Hành khách có vé ghế cứng hay ghế mềm đi lâu nhanh phải trả thêm 10% giá vé ghế cứng trên đoạn đường đi nhanh.
Trẻ em từ 5 đến 10 tuổi được trả nửa tiền vé đi nhanh.
Hành khách có vé giảm giá không được giảm giá vé đi nhanh.
Tập thể đi tàu nhanh thì thu thêm tiền theo số người thực tế đi tàu.
Điều 72: - Giá vé giường nằm: Hành khách có vé ngồi trả thêm tiền vé giường nằm như sau:
a) Giá vé một giường nằm cứng tính bằng 150% giá vé một chỗ ngồi cứng;
b) Giá vé một giường nằm mềm tính bằng 150% giá vé một chỗ ngồi mềm.
Giá vé giường nằm tầng trên và giá vé giường nằm tầng dưới tính như nhau.
Hành khách có vé ngồi mềm dùng giường nằm cứng thì trả thêm tiền giường nằm cứng. Đường sắt không trả lại tiền chênh lệch giữa giá vé ngồi cứng và giá vé ngồi mềm.
Điều 73: - Giá vé giường năm trẻ em: Trẻ em được trả nửa tiền chỗ ngồi nếu dùng giường nằm thì trả tiền như sau:
- Một em dùng một giường nằm thì trả cả tiền giường nằm.
- Hai em nằm chung một giường thì mỗi em trả nửa vé giường nằm
Điều 74: - Giá vé giường nằm bán cho hành khách có vé giảm giá: Hành khách có vé ngồi giảm giá mua vé giường nằm phải trả cả tiền.
- Khoản 1: - Mỗi người lớn gửi hành ký không quá 30 ki-lô và mỗi trẻ em gửi không quá 20 ki-lô thì giá cước một tấn/ cây số là: 156 đ. Nếu gửi quá mức ấn định thì giá cước phần hành lý vượt quá mức tăng 50%.
- Khoản 2: - Xe đạp người lớn, xe đẩy trẻ em, xe người tàn tật nếu không tháo ra và không đóng thành kiện thì mỗi xe phải chịu 50 ki-lô cước, xe đạp trẻ em chịu 20 ki-lô cước.
Nếu các thứ xe nói trên tháo ra và đóng thành kiện gọn gàng thì tính cước theo trọng lượng thực tế.
- Khoản 1: - Bao gửi chia làm ba loại để tính cước:
a) Loại hàng thường:
- Giá một tấn/ cây số là: 400 đồng.
b) Loại hàng tươi sống:
- Cá, tôm, cua, sò, hến, mực tươi v.v...
- Thịt tươi;
- Sữa tươi;
- Trứng sống;
- Đậu phụ;
- Nước đá;
- Rau tươi;
- Hoa quả tươi kể cả củ tươi ăn được;
- Cây giống nông, công nghiệp;
- Gà, vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu;
- Thỏ, mèo, chó nhốt trong chuồng hay cũi;
- Giá một tấn/ cây số là: 200 đồng.
c) Loại sách báo:
Báo chí, tạp chí, tài liệu tuyên truyền văn nghệ như: truyền đơn, biểu ngữ, sách, tranh ảnh v.v... của cơ quan, đoàn thể, nhà xuất bản, hiệu sách quốc doanh v.v...
Giá 1 tấn cây số là: 40 đồng.
Khoản 2: - Một giấy gửi gồm nhiều loại hàng không giống nhau riêng từng kiện thì tính cước riêng cho từng loại.
Nếu đóng chung vào một kiện thì lấy giá cước của hạng nào cao nhất mà tính chung cho tất cả số hàng trong kiện.
Điều 77: - Giá vé vào ga: Mỗi vé: 100 đồng
Điều 78: Tiền bảo quản: Hai ngày đầu mỗi kiện hay mỗi gói ngày trả ... 100 đồng.
Từ ngày thứ 3 trở đi mỗi kiện hay gói mỗi ngày trả 200 đồng.
Điều 79: - Tiền bảo đảm giá trị: Tiền cước bảo đảm giá trị là 0,3% giá khai cho mỗi 100 cây số, không đủ 100 cây số cũng tính 100 cây số. Giá khai nếu có lẻ chục hay đồng đều quy tròn lên 100đ để tính tiền bảo đảm giá trị.
Điều 80: - Tiền xếp dỡ: Giá biểu do địa phương ấn định và tính theo kiện như sau:
Một kiện, gói nặng từ 1 đến 50 kilô tính một kiện.
Một kiện, gói, nặng trên 50 kilô đến 75 kilô tính 2 kiện.
Khoản 1: - a) Bán vé trên tàu trừ khi bán cho hành khách lên ở những nơi tàu đổ mà không có ga hay trạm bán vé hoặc bán theo sự giới thiệu của ga hay trạm mỗi vé thu …100đ.
b) Khi thu thêm tiền hoặc trả lại tiền cho hành khách.
Mỗi lần thu …100 đồng.
c) Khi có sự thay đổi về hành lý về bao gửi như huỷ bỏ vận chuyển, đổi ga đến, tên người nhận.
Mỗi giấy mỗi lần thu … 20 đồng.
Trong khi áp dụng nếu có 2, 3 sự việc thì thu 2, 3 lần thủ tục phí, nhưng nếu 2, 3 sự việc viết chung vào 1 vé hay 1 giấy thì chỉ thu 1 lần thủ tục phí.
- Khoản 2: - Thủ tục phí được miễn nếu vì biến cố thiên tai hay do lỗi của Đường sắt mà thu thêm hay trả lại tiền cho hành khách và người có hàng.
Điều 82: - Tiền thuê đồ dùng để ngủ: Giá biểu thuê đồ dùng để ngủ do Chủ nhiệm Tổng cục Đường sắt ấn định.
Điều 83: - Báo tin phí: Mỗi giấy báo tin hành lý hay bao gửi đến, Đường sắt được thu một số tiền bằng giá tiền một tem thư bưu điện.
Điều 84: - Thu tiền phạt: Hành khách đi tàu và gửi hành lý, người có hàng gửi, bao gửi, nếu vi phạm thể lệ vận chuyển của Đường sắt thì phải trả tiền phạt.
Điều 85: - Tiền vé và tiền phạt đối với hành khách đi tàu không vé hoặc có vé không hợp lệ:
- Khoản 1: - Hành khách không có vé hoặc có vé mất giá trị phải trả:
a) Tiền chỗ ngồi trên đoạn đường không có vé;
b) Tiền phạt bằng tiền chỗ ngồi trên đoạn đường ấy;
c) Thủ tục phí.
Nếu hành khách xin tiếp tục đi thêm thì không thu tiền phạt trên đoạn đường đi thêm.
- Khoản 2: - Hành khách vượt quá ga đến ghi trên vé thì tiền chỗ ngồi và tiền phạt thu như ở khoản 1 trên nhưng tính từ ga đến ghi trên vé của hành khách.
- Khoản 3: - Hành khách có vé ghế cứng ngồi ghế mềm, không được sự đồng ý của Xa trưởng, thì phải trả:
a) Số chênh lệch giữa giá vé ghế mềm và giá vé ghế cứng trên đoạn đường ngồi ghế mềm;
b) Tiền phạt bằng số tiền chênh lệch ấy;
c) Thủ tục phí.
- Khoản 4: - Hành khách đi tàu nhanh không có vé hoặc chỉ có vé thường thì xử lý như sau:
a) Không có vé thì áp dụng khoản 1 nói trên;
b) Có vé thường thì chỉ thu tiền vé nhanh, tiền phạt bằng tiền vé nhanh và thủ tục phí.
Điều 86: - Tiền cước và tiền phạt đối với vật phẩm mang quá mức hạn chế hoặc cấm mang theo:
a) Vật phẩm vượt quá mức hạn chế thì phần vượt quá mức hành khách phải trả cước theo giá cước bao gửi hàng thường và nộp thủ tục phí.
b) Đối với vật phẩm thuộc loại cấm mang theo thì ngoài tiền cước (thu như hàng thường) và thủ tục phí, hành khách còn phải phạt:
- 5 lần tiền cước nếu là vật phẩm thuộc loại nguy hiểm, dễ cháy;
- 2 lần tiền cước nếu là các loại hàng cấm khác.
Điều 87: - Tiền cước và tiền phạt đối với hành lý thuộc loại cấm chở:
- Khoản 1: - Nếu là loại hàng cấm chở theo lối hành lý nhưng được chở theo lối bao gửi thì thu tiền cước theo giá cước bao gửi hàng thường và thủ tục phí;
- Nếu là loại hàng cấm chở cả theo lối hành lý và bao gửi thì thu như sau:
a) Hàng nguy hiểm, dễ cháy thì thu tiền cước theo giá cước theo giá cước bao gửi hàng thường, tiền phạt bằng 5 lần tiền cước và thủ tục phí;
b) Các loại hàng cấm khác thì thu tiền cước theo giá cước bao gửi hàng thường, tiền phạt bằng 2 lần tiền cước và thủ tục phí.
- Khoản 2: - Đối với hàng nguy hiểm dễ cháy phải dỡ xuống ga dọc đường thì tiền cước và tiền phạt chỉ thu trên đoạn đường đã chở. Nếu tổng số hai khoản tiền này nhiều hơn số tiền hành khách đã trả thì thu thêm, nếu ít hơn thì trả lại tiền cho hành khách.
Điều 88: - Tiền cước và tiền phạt đối với bao gửi thuộc loại cấm chở:
- Khoản 1: - Nếu là loại hàng nguy hiểm, dễ cháy thì thu tiền cước theo giá cước bao gửi hàng thường, tiền phạt bằng 5 lần tiền cước và thủ tục phí;
- Nếu là các loại hàng cấm khác thì thu tiền cước theo giá cước bao gửi hàng thường, tiền phạt bằng 2 lần tiền cước và thủ tục phí.
- Khoản 2: Đối với hàngo fuiiamnnguy hiểm, dễ cháy phải dỡ xuống ga dọc đường thì tiền cước và tiền phạt chỉ thu trên đoạn đường đã chở. Nếu tổng số 2 khoản tiền này nhiều hơn số tiền người có hàng đã trả thì thu thêm, nếu ít hơn thì trả lại tiền cho người có hàng.
Điều 89: - Thu thêm tiền đối với trẻ em quá tuổi ấn định:
- Khoản 1: - Trẻ em quá tuổi miễn vé hoặc quá tuổi trả nửa vé thì thu thêm tiền vé đúng với mức tuổi và thủ tục phí mà không thu tiền phạt.
- Khoản 2: - Trẻ em 15 tuổi trở lên không mua vé hoặc mua vé nửa tiền phải trả tiền vé và tiền phạt như người lớn.
Điều 90: - Thu thêm tiền hoặc trả lại tiền trong trường hợp mất vé khách:
Hành khách làm mất vé hay sau khi làm mất vé lại tìm thấy thì giải quyết như đã nói ở điều 33.
Khi trả lại tiền vé và tiền phạt cho hành khách tìm thấy vé thì không những không trả lại thủ tục phí thu khi phát vé mới mà còn thu thêm một lần thủ tục phí nữa.
Điều 91: - Giải quyết tiền vé khi hành khách không đi tàu hoặc xuống ga dọc đường:
- Khoản 1: - Ở ga đi, trước khi tàu chạy, hành khách đã mua vé đi tàu (vé thường, vé đi nhanh, vé giường nằm) nếu không đi tàu thì có thể trả lại vé trong những trường hợp nói ở điều 35 và 36. Riêng vé giường nằm, hành khách phải trả vé chậm nhất là 2 giờ trước khi tàu chạy.
- Khoản 2: - Đối với vé cá nhân (vé ngồi và vé nằm) thì Đường sắt hoàn lại tất cả tiền vé.
Đối với vé tập thể thì Đường sắt giữ lại 10% tiền vé là khoản bồi thường nói ở điều 24. Nếu chỉ có một bộ phận của tập thể không đi tàu thì trả lại tiền vé cho bộ phận ấy sau khi đã khấu trừ 10%. Số người còn lại đi tàu phải ít nhất là 20 người, nếu không đủ số 20 người thì phải trả tiền như 20 người mới được hưởng vé giảm giá.
- Khoản 3: - Ở ga đi, sau khi tàu chạy, hành khách đi lẻ không lên được tàu có thể trả lại vé trong hạn 30 phút sau giờ tàu chạy. Tập thể không đi tàu sau khi tàu chạy không được trả lại vé.
- Khoản 4: - Hành khách xuống ga dọc đường trong những trường hợp nói ở điều 35 và 36 được trả lại tiền vé trên đoạn đường chưa đi (từ ga xuống tàu đến ga đến).
Điều 92: - Giải quyết khi hành khách thay đổi ghế:
Khoản 1: - Hành khách có vé ghế cứng xin đổi ghế mềm thì thu thêm tiền chênh lệch giữa giá vé ghế mềm và vé ghế cứng trên đoạn đường hành khách ngồi ghế mềm.
Khoản 2: - Khi vì lỗi của Đường sắt hành khách có vé ghế mềm phải ngồi ghế cứng thì trả lại tiền chênh lệch giữa giá vé ghế mềm và ghế cứng trên đoạn đường hành khách phải ngồi ghế cứng.
Điều 93: - Thu thêm tiền hoặc trả lại tiền cước khi hành khách huỷ bỏ việc gửi hành lý và bao gửi:
Sau khi Đường sắt đã nhận chở hành lý và bao gửi nhưng chưa xếp lên toa xe, hành khách hay người có hàng có thể xin huỷ bỏ chuyến gửi. Trong trường hợp này Đường sắt trả lại tất cả tiền cước những thứ thủ tục phí và tiền bảo quản tính từ ngày Đường sắt nhận cho đến ngày trả lại hành lý và bao gửi cho hành khách hay người có hàng.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.