CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 147/2016/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2016 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 99/2010/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 9 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
1. Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.”
2. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 8. Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
1. Các đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là các chủ rừng của các khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng, gồm:
a) Các chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là tổ chức tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao;
b) Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao.
2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà nước (sau đây viết chung là hộ nhận khoán).
3. Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật có cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
4. Các tổ chức chính trị - xã hội được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật có cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
3. Khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Đối với các cơ sở sản xuất thủy điện
a) Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kWh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện.
b) Xác định số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng điện trong kỳ hạn thanh toán (kWh) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1kWh (36 đồng/kWh).”
4. Khoản 2 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch
a) Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng nước của các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch bán cho người tiêu dùng.
b) Xác định số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng
Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3 nước thương phẩm (52 đồng/m3).”
5. Điểm b khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Trích một phần kinh phí không quá 5% so với tổng số tiền ủy thác chuyển về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, cộng với các nguồn kinh phí hợp pháp khác để dự phòng, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài tong trường hợp có thiên tai, khô hạn và trường hợp mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên cùng một đơn vị diện tích thấp hơn mức chi trả của năm trước liền kề.
Đối với diện tích rừng có mức chi trả dịch vụ môi trường rừng lớn hơn 2 lần mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng, tùy theo đối tượng trên cùng địa bàn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức điều tiết phù hợp.”
6. Điểm c khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Số tiền còn lại để chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng được sử dụng như sau:
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng ổn định lâu dài; chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư vốn trồng rừng trên đất lâm nghiệp được hưởng toàn bộ số tiền trên.
Chủ rừng là tổ chức được coi là nguồn thu của chủ rừng và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về tài chính phù hợp đối với từng loại hình tổ chức. Trường hợp chủ rừng có thực hiện khoán bảo vệ rừng, chủ rừng được sử dụng không quá 10% tổng số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng trên diện tích khoán bảo vệ rừng để thực hiện công tác quản lý, tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường; số tiền còn lại phải thanh toán cho hộ nhận khoán.
Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng chưa giao, cho thuê theo quy định của pháp luật, là nguồn thu của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp xã, quản lý chi theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
Tổ chức chính trị - xã hội được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật phải lập phương án sử dụng kinh phí quản lý bảo vệ rừng từ nguồn thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, gửi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh tổng hợp trong kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh.”
7. Điểm a khoản 2 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng phải đảm bảo diện tích rừng cung ứng dịch vụ được bảo vệ và phát triển theo đúng chức năng được quy định trong quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;”
8. Bãi bỏ khoản 7, điểm b khoản 9 Điều 22.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
2. Riêng mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ lần điều chỉnh giá bán lẻ điện đầu tiên sau khi Nghị định này có hiệu lực./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.