HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 145-HĐBT |
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 1983 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Pháp lệnh về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc ngày
25-11-1983 của Hội đồng Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH :
Danh mục và giá cả những mặt hàng này do Bộ Tài chính công bố hàng năm cho mỗi đợt phát hành công trái.
Điều 2.- Phiếu công trái thu và ghi bằng tiền, khi thanh toán, sẽ được tính lại giá trị căn cứ vào sự thay đổi chỉ số giá các mặt hàng bảo đảm nói ở điều 1 (so sánh giá năm thanh toán với giá năm phát hành công trái).
Phiếu công trái sẽ được thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng các hàng bảo đảm tuỳ theo yêu cầu của người sở hữu phiếu công trái.
Điều 3.- Phiếu công trái thu và ghi bằng thóc, khi thanh toán, sẽ tính thành tiền theo thời giá như sau:
1. Hoặc tính theo giá mua khuyến khích nếu người sở hữu phiếu công trái yêu cầu được thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng những mặt hàng bảo đảm nói ở điều 1.
2. Hoặc tính theo giá mua theo hợp đồng hai chiều, nếu người sở hữu phiếu công trái yêu cầu được thanh toán bằng những vật tư hàng hoá mà Nhà nước cung ứng theo hợp đồng hai chiều.
Ngoài tiền mặt, người sở hữu phiếu công trái còn nhận được phiếu mua hàng có giá trị mua hàng (những mặt hàng nói ở điều 1 và điều 3) ở của hàng quốc doanh gần nhất.
Uỷ ban nhân dân phường, xã có trách nhiệm:
1. Chứng thực đơn xin chuyển quyền sở hữu phiếu công trái trước mặt người chuyển nhượng (hoặc người được uỷ quyền) và người được chuyển nhượng sau đó, ghi họ, tên, địa chỉ, số giấy chứng minh của người được chuyển nhượng vào mặt sau phiếu công trái.
2. Giao cho người được chuyển nhượng phiếu công trái một bản và gửi lên ngân hàng quận, huyện một bản.
Ngay sau khi nhận được đơn, ngân hàng quận, huyện nơi cư trú phải thông báo cho ngân hàng nơi phát hành phiếu công trái để ghi vào sổ gốc, mặt khác, phải làm đầy đủ các thủ tục thông báo trong nội bộ hệ thống ngân hàng như trường hợp mất séc chuyển tiền.
Thủ tục mua, bảo quản, chuyển nhượng và thanh toán phiếu công trái thu bằng ngoại tệ (ngoại tệ chuyển đổi và ngoại tệ không chuyển đổi) do Bộ Tài chính phối hợp cùng Bộ Ngoại giao và Ngân hàng Ngoại thương quy định.
Mọi khoản chi phí về phát hành công trái do ngân hàng trung ương đài thọ theo chệ độ cấp phát kinh phí.
Bộ Tài chính là cơ quan thống nhất quản lý việc phát hành công trái, có trách nhiệm lập kế hoạch phát hành và kế hoạch thanh toán công trái, quy định chế độ quản lý công trái và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện. Cơ quan tài chính tỉnh, huyện giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc phát hành và thanh toán công trái.
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm in, bảo quản và phát hành phiếu công trái; tổ chức và chỉ đạo toàn ngành làm các nhiệm vụ bán phiếu công trái, ghi chép và bảo quản hồ sơ, chứng từ về công trái, quyết toán khoản thu về công trái với ngân sách trung ương, thanh toán các phiếu công trái đến hạn thanh toán.
Bộ Lương thực tổ chức tiếp nhận thóc công trái và thanh toán với ngân sách trung ương theo giá thóc thuế nông nghiệp.
Uỷ ban Vật giá Nhà nước quy định giá các mặt hàng bảo đảm giá trị của tiền mua công trái.
Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban Việt kiều trung ương, Bộ Lao động và các cơ quan có quan hệ đối ngoại tổ chức việc vận động Việt kiều và những công dân Việt Nam đi công tác, lao động và học tập ở nước ngoài mua công trái.
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính, từ năm 1991 trở đi, phải kế hoạch hoá quỹ hàng hoá và vốn ngân sách để thanh toán các phiếu công trái đến hạn thanh toán theo đúng các quy định của Pháp lệnh và của nghị định này.
|
Tố Hữu (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.