CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 142/2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2017 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được quy định tại Nghị định này, bao gồm:
a) Vi phạm quy định về xây dựng, quản lý và khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải;
b) Vi phạm quy định về xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn;
c) Vi phạm quy định về hoạt động của tàu thuyền tại cảng biển;
d) Vi phạm quy định về đăng ký tàu thuyền và bố trí thuyền viên; sử dụng chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên;
đ) Vi phạm quy định về hoa tiêu hàng hải;
e) Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vận tải biển, vận tải đa phương thức, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải;
g) Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu thuyền và hoạt động phá dỡ tàu thuyền;
h) Vi phạm quy định về an toàn Công-te-nơ;
i) Vi phạm quy định về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải; trục vớt tài sản chìm đắm và báo hiệu hàng hải;
k) Vi phạm quy định về đào tạo, huấn luyện thuyền viên;
l) Vi phạm quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển.
4. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực hàng hải không được quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định của các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực liên quan. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 60, 61, 62 và 63 của Nghị định này khi phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản này được xử phạt theo thẩm quyền.
5. Việc xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định có liên quan của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc trên tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này và quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam về xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, người có thẩm quyền xác định cụ thể việc xử phạt đối với tổ chức, cá nhân để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là 01 năm; đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, cảng cạn, công trình hàng hải, bảo vệ môi trường, thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây đối với mỗi hành vi vi phạm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4. Đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định mức xử phạt theo dung tích của tàu thuyền, tổng dung tích (GT) là dung tích được đo theo quy định của Công ước quốc tế về đo dung tích tàu năm 1969, được ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp.
Trường hợp giấy chứng nhận của tàu thuyền không ghi CT, tổng dung tích của tàu thuyền được tính quy đổi như sau:
a) Tàu biển và phương tiện thủy nội địa tự hành: 1,5 tấn trọng tải được tính bằng 01 GT;
b) Sà lan: 01 tấn trọng tải toàn phần được tính bằng 01 GT;
c) Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách (kể cả thủy phi cơ) và cẩu nổi: 01 mã lực (HP, CV) được tính bằng 0,5 GT; 01 KW được tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cẩu đặt trên tàu thuyền được tính bằng 06 GT;
d) Tàu thuyền chở khách không ghi công suất máy: 01 ghế ngồi dành cho hành khách được tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm được tính bằng 04 GT;
đ) Trường hợp tàu thuyền là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn: Được tính bằng tổng dung tích của cả đoàn bao gồm sà lan, đầu kéo hoặc đầu đẩy;
e) Việc quy đổi quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 4 Điều này được chọn phương thức quy đổi có tổng dung tích lớn nhất;
g) Đơn vị tính công suất máy: Công suất máy chính của tàu thuyền được tính theo HP, CV hoặc KW; phần lẻ dưới 01 HP hoặc 01 KW được tính tròn bằng 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW.
Điều 5. Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 6. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Trong những trường hợp cần thiết quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại: khoản 2 Điều 7; điểm b khoản 5 Điều 14; điểm a khoản 2, điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều 17; điểm b khoản 4 Điều 20; khoản 2 Điều 25; điểm c khoản 3 Điều 40; điểm b, c khoản 4 Điều 42; điểm b khoản 5 Điều 46 và điểm b khoản 4 Điều 47 Nghị định này.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định có liên quan khác của pháp luật.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI
Điều 7. Vi phạm quy định về công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, cầu cảng, bến cảng
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước hoặc sử dụng, giao dịch bằng tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố.
Điều 9. Vi phạm quy định về cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quy định về dấu hiệu cảnh báo cho tàu cập cầu an toàn theo quy định;
b) Không bố trí người buộc, cởi dây cho tàu thuyền theo quy định;
c) Không thông báo kế hoạch điều độ tàu thuyền vào, rời cảng cho Cảng vụ hàng hải theo quy định;
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng người lao động không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định;
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Tự ý bốc, dỡ hàng hóa khi tàu thuyền chưa hoàn thành thủ tục vào cảng theo quy định;
e) Không bố trí đủ cán bộ an ninh cảng biển theo quy định;
h) Không trang bị thiết bị chiếu sáng tại cầu cảng theo quy định.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác cảng không đúng với công năng của cảng đã được cơ quan có thẩm quyền công bố;
b) Cho tàu thuyền cập cầu cảng khi cầu cảng chưa được phép đưa vào khai thác, sử dụng;
c) Không có kế hoạch an ninh cảng biển đã được phê duyệt theo quy định;
d) Không thực hiện kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng bến cảng đúng thời hạn quy định;
Điều 11. Vi phạm quy định về bốc dỡ, lưu kho, chất xếp hàng hóa
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có trang thiết bị cứu sinh hoặc trang thiết bị cứu sinh không phù hợp theo quy định;
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công sai vị trí được phép;
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thiết lập báo hiệu hàng hải theo quy định;
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền và để xảy ra tai nạn;
b) Thi công sai vị trí được phép và để xảy ra tai nạn;
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 13. Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại cảng biển
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bảng nội quy, biển báo hoặc chỉ dẫn cảnh báo ở những nơi dễ cháy, nổ theo quy định;
b) Sử dụng các trang, thiết bị chữa cháy chuyên dùng sai mục đích.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có đủ hệ thống phòng, chống cháy, nổ theo quy định;
d) Không có sơ đồ hệ thống phòng cháy, chữa cháy được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 14. Vi phạm quy định về tải trọng của phương tiện trong vùng đất cảng
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường theo quy định;
b) Điều khiển phương tiện vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường theo quy định;
5. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 16. Vi phạm quy định về xếp hàng hóa lên xe ô tô trong vùng đất cảng
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Xếp hàng hóa lên xe ô tô mà không ký xác nhận việc xếp hàng hóa vào Giấy vận tải theo quy định.
b) Điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/giờ.
Điều 18. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường do hoạt động khai thác cảng biển
Điều 19. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình hàng hải
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
a) Không kịp thời khắc phục, sửa chữa hư hỏng của công trình hàng hải theo quy định;
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
c) Lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình hàng hải;
d) Thực hiện các hành vi gây cản trở việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ công trình hàng hải.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Làm hư hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của các thiết bị báo hiệu hàng hải;
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
d) Thải các chất thải làm hư hại, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình hàng hải;
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 20. Vi phạm quy định về sử dụng giấy chứng nhận và điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;
c) Không có đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
đ) Không có đủ phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu để xử lý theo quy định;
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
Điều 22. Vi phạm quy định về kê khai giá dịch vụ tại cảng biển
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
Điều 23. Vi phạm quy định về giá dịch vụ tại cảng biển
Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG CẠN
Điều 24. Vi phạm quy định về đầu tư xây dựng cảng cạn
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công sai vị trí được phép;
d) Không thực hiện đầy đủ phương án bảo đảm an toàn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Thi công sai vị trí được phép và để xảy ra tai nạn;
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a, b khoản 2; khoản 3; điểm a, b khoản 4 Điều này.
Điều 25. Vi phạm quy định về công bố mở cảng cạn
Điều 26. Vi phạm quy định về đặt tên, đổi tên cảng cạn
Điều 27. Vi phạm quy định về cho thuê lại kết cấu hạ tầng cảng cạn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng người lao động không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định;
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
Điều 29. Vi phạm quy định về bốc dỡ, lưu kho hàng hóa
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi bốc dỡ và lưu kho các loại hàng hóa không theo quy định.
Điều 30. Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại cảng cạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bảng nội quy, biển báo hoặc chỉ dẫn cảnh báo ở những nơi dễ cháy, nổ;
b) Sử dụng các trang, thiết bị chữa cháy chuyên dùng sai mục đích.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có đủ hệ thống phòng, chống cháy, nổ theo quy định;
c) Không có sơ đồ hệ thống phòng cháy, chữa cháy được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU THUYỀN TẠI CẢNG BIỂN
Điều 31. Vi phạm quy định về thủ tục đến cảng biển hoặc quá cảnh
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
Điều 32. Vi phạm quy định về thủ tục vào, rời cảng biển hoặc quá cảnh
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiếu một trong các giấy tờ khi làm thủ tục vào, rời cảng hoặc quá cảnh theo quy định;
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
c) Tổ chức bơi lội trong vùng nước cảng khi chưa được chấp thuận của Cảng vụ hàng hải;
d) Treo cờ hiệu không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không treo hoặc treo Quốc kỳ Việt Nam không đúng quy định;
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Tiến hành sửa chữa, thử máy, thử còi khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
c) Không trực kênh VHF hoặc sử dụng kênh VHF sai quy định;
d) Tiến hành hun chuột, khử trùng không đúng nơi quy định;
đ) Không có dụng cụ chắn chuột theo quy định hoặc sử dụng dụng cụ chắn chuột không đúng quy định;
e) Sử dụng xuồng, phao bè của tàu khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
g) Không thực hiện chế độ trực ca theo quy định;
h) Không bố trí hoặc bố trí sĩ quan an ninh tàu biển không đúng quy định;
i) Không duy trì cấp độ an ninh tàu theo quy định;
5. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
đ) Không sử dụng hoặc sử dụng không phù hợp các báo hiệu theo quy định;
e) Tàu thuyền không ghi rõ tên hoặc số hiệu, số IMO, cảng đăng ký, vạch mơn nước theo quy định;
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
d) Không duy trì hoạt động của thiết bị nhận dạng tự động (AIS) theo quy định;
đ) Không duy trì hoạt động của thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa (LRIT) theo quy định;
i) Điều động tàu thuyền chạy quá tốc độ cho phép tại khu vực có quy định giới hạn tốc độ;
k) Điều động tàu thuyền chạy thử mà chưa được phép của cảng vụ hàng hải;
l) Khai không đúng nội dung yêu cầu ghi tại giấy đăng ký của tàu thuyền.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Đi ngược chiều trong luồng quy định một chiều.
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
11. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Bỏ trốn sau khi gây tai nạn hàng hải;
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di chuyển chướng ngại vật do vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
Điều 34. Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ đối với tàu thuyền
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có các dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn ở những nơi dễ cháy, dễ nổ theo quy định;
c) Trang thiết bị chữa cháy đặt không đúng vị trí quy định trên tàu thuyền;
d) Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị chữa cháy của tàu thuyền;
đ) Sử dụng trang thiết bị chữa cháy của tàu không đúng quy định;
e) Không thực hiện đúng quy trình bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị phòng chống cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Không có kế hoạch ứng cứu phòng, chống cháy, nổ trong trường hợp khẩn cấp;
d) Sử dụng phương tiện chuyên dùng chữa cháy vào mục đích khác;
Điều 35. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường do tàu thuyền gây ra
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Gõ rỉ, sơn tàu thuyền khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
d) Không chấp hành một trong những quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật khi tiếp nhận nhiên liệu;
đ) Cho tàu thuyền khác cập mạn khi đang trong quá trình tiếp nhận nhiên liệu giữa hai tàu;
Điều 36. Vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
d) Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu;
đ) Thuyền trưởng không tổ chức thực tập cứu sinh, chữa cháy theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Cầu thang mạn không có lưới bảo hiểm hoặc đèn chiếu sáng theo quy định;
b) Sử dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng, phòng, chống cháy, nổ của tàu không đúng quy định.
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở hàng vượt đến dưới 01% so với trọng tải cho phép;
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi chở hàng vượt đến dưới 1% so với trọng tải cho phép;
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
c) Không có đệm chống va theo quy định;
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hoặc thực hiện sai kế hoạch, lệnh điều động của Cảng vụ hàng hải;
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 38. Vi phạm quy định về xếp, chằng buộc hàng hóa trên tàu thuyền
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
Điều 39. Vi phạm quy định về vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng
Điều 40. Vi phạm quy định về đăng ký tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Đăng ký tàu thuyền không đúng thời hạn theo quy định;
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác tàu thuyền khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
d) Không thực hiện xóa đăng ký tàu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn một trong các giấy chứng nhận của tàu thuyền;
1. Đối với hành vi khai thác tàu thuyền quá niên hạn sử dụng sẽ bị xử phạt như sau:
Điều 42. Vi phạm quy định về bố trí thuyền viên, cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề, sổ thuyền viên
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Sử dụng chứng chỉ hành nghề, sổ thuyền viên của người khác để làm việc trên tàu;
Mục 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOA TIÊU HÀNG HẢI
Điều 43. Vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu hàng hải của tàu thuyền
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
c) Đình chỉ hoặc yêu cầu thay thế hoa tiêu mà không có lý do chính đáng;
d) Đón trả hoa tiêu không đúng địa điểm theo quy định.
Điều 44. Vi phạm quy định về điều động và bố trí hoa tiêu hàng hải
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
Điều 45. Vi phạm quy định trong khi dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây của hoa tiêu:
e) Tự ý rời tàu khi chưa có sự đồng ý của thuyền trưởng;
g) Không sử dụng trang phục hoa tiêu theo quy định khi dẫn tàu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
c) Tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng hàng hải đã được công bố;
d) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng;
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn hàng hải nghiêm trọng;
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng;
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh vận tải đa phương thức không có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Xưởng sản xuất, bảo trì báo hiệu không đủ một trong các trang thiết bị phù hợp theo quy định;
g) Không có đủ trang thiết bị đo đạc, khảo sát, bản đồ phù hợp theo quy định;
i) Nhập pháo hiệu hàng hải không có giấy phép nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong giấy phép nhập khẩu pháo hiệu hàng hải;
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bố trí thời gian nghỉ ngơi cho thuyền viên làm việc trên tàu theo quy định;
b) Không bố trí cho thuyền viên nghỉ đủ số ngày nghỉ hằng năm theo quy định;
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
b) Không cung cấp kinh phí cho thuyền viên hồi hương theo quy định;
đ) Không mua bảo hiểm bắt buộc cho thuyền viên làm việc trên tàu theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 49. Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;
c) Không có đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
đ) Không có đủ phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu để xử lý theo quy định;
Điều 50. Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu thuyền
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;
c) Không có đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
đ) Không có đủ phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu để xử lý theo quy định;
Điều 51. Vi phạm các quy định về hoạt động phá dỡ tàu thuyền
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
c) Không xây dựng phương án khắc phục sự cố về môi trường xảy ra trong hoạt động phá dỡ tàu thuyền;
d) Thực hiện phá dỡ tàu thuyền khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Mục 8. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN CÔNG-TE-NƠ
Điều 52. Vi phạm quy định về an toàn Công-te-nơ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Công-te-nơ không được kiểm tra, bảo dưỡng đúng hạn;
b) Sử dụng Công-te-nơ bị hư hỏng, có nguy cơ gây mất an toàn theo quy định.
Điều 53. Vi phạm quy định về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
c) Không tham gia diễn tập và thực hiện đầy đủ phương án phối hợp tìm kiếm, cứu nạn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm, cứu nạn hàng hải;
b) Thực hiện chậm trễ lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền để tìm kiếm, cứu nạn theo quy định.
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
Điều 54. Vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm tại cảng biển
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lắp đặt hoặc lắp đặt không kịp thời báo hiệu phù hợp với vị trí tài sản bị chìm đắm;
b) Thực hiện việc trục vớt hoặc kết thúc việc trục vớt tài sản bị chìm đắm quá thời gian quy định;
c) Trục vớt tài sản chìm đắm khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Không thanh toán các chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định;
Điều 55. Vi phạm quy định về báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiết lập báo hiệu hàng hải sai vị trí quy định;
c) Không kịp thời sửa chữa, khôi phục lại các báo hiệu hàng hải bị hư hỏng hoặc bị trôi dạt;
d) Làm dịch chuyển hoặc hư hỏng báo hiệu hàng hải;
đ) Làm mất hiệu lực hoặc thay đổi đặc tính báo hiệu hàng hải;
e) Thiết lập báo hiệu hàng hải không đúng quy định;
g) Báo hiệu hàng hải đưa vào hoạt động không được công bố Thông báo hàng hải theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
Mục 10. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN
Điều 56. Vi phạm quy định về đào tạo, huấn luyện thuyền viên
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện đúng quy chế tuyển sinh;
c) Tài liệu giảng dạy, hướng dẫn thực hành không đúng quy định;
đ) Không thực hiện đúng quy chế thi, kiểm tra đối với học viên;
e) Tổ chức đào tạo tại địa điểm không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
b) Tỷ lệ học viên/giảng viên, huấn luyện viên vượt quá quy định cho phép đến 20%.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau:
b) Tỷ lệ học viên/giảng viên, huấn luyện viên vượt quá quy định cho phép trên 20%.
Điều 57. Vi phạm quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Mục 1. THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 59. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 60, 61, 62, 63, 64, 65 và 66 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải phải kịp thời ngăn chặn và lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên tàu biển thì thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng giao có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu biển về đến bến cảng.
Mục 2. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 60. Thẩm quyền của Thanh tra
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 70.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 61. Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải
1. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cảng vụ hàng hải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 62. Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 63. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 64. Thẩm quyền của lực lượng Công an nhân dân
1. Lực lượng Công an nhân dân có quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực ngành mình quản lý được quy định tại: điểm d và điểm e khoản 2 Điều 12; các Điều 13, 18, 28, 30; các khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 10 Điều 33; điểm a khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 35 của Nghị định này.
2. Mức phạt tiền tối đa và thẩm quyền xử phạt của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 và Điều 39 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 65. Thẩm quyền của lực lượng Bộ đội biên phòng
1. Lực lượng Bộ đội biên phòng có quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính phát hiện ngoài vùng nước cảng biển có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực ngành mình quản lý được quy định tại các khoản 3, 4 Điều 19; khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, điểm e khoản 5 và khoản 10 Điều 33; các Điều 34, 35, 36, 37, 40 và 42 của Nghị định này.
2. Mức phạt tiền tối đa và thẩm quyền xử phạt của lực lượng Bộ đội biên phòng thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 và Điều 40 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 66. Thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát biển
1. Lực lượng Bộ đội biên phòng có quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính phát hiện ngoài vùng nước cảng biển có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực ngành mình quản lý được quy định tại các khoản 4, điểm e khoản 5 và khoản 6 Điều 33; các Điều 34, 35, 36, 37, 40 và 42 của Nghị định này.
2. Mức phạt tiền tối đa và thẩm quyền xử phạt của lực lượng Cảnh sát biển thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 và Điều 41 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 67. Hướng dẫn về thu, nộp, quản lý sử dụng khoản tiền buộc nộp lại của tổ chức, cá nhân
Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể việc thu, nộp và quản lý sử dụng khoản tiền buộc nộp lại của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
Điều 68. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải xảy ra trước ngày có hiệu lực thi hành nhưng được phát hiện, xử lý sau ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định này thì áp dụng các quy định xử phạt theo nguyên tắc có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2018 và thay thế Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.