CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 141/2004/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2004 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thể dục, Thể thao ngày 25 tháng 9 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thể dục, thể thao mà không phải là tội phạm thì bị xử lý hành chính theo quy định của Nghị định này.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao quy định tại Nghị định này bao gồm: hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong các hoạt động tuyển chọn - đào tạo; thi đấu - biểu diễn; tổ chức và quản lý đội tuyển thể thao; công tác y tế - cứu hộ - phục vụ; hoạt động quảng cáo và dịch vụ trong lĩnh vực thể dục, thể thao.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao đều bị xử lý theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về xử lý vi phạm hành chính.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về xử lý vi phạm hành chính.
Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
Nếu quá thời hạn xử phạt vi phạm hành chính thì không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao thì bị xử phạt hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại có hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực thể dục, thể thao hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực thể dục, thể thao hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở xử phạt.
Điều 4. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 3, Điều 4 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 5. Áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao người có thẩm quyền xử phạt chỉ áp dụng những hình thức xử phạt hành chính, xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và quy định của Nghị định này.
2. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được áp dụng theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác được quy định tại Nghị định này áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính nhằm xử lý triệt để vi phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện tái phạm, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG TUYỂN CHỌN - ĐÀO TẠO, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi:
a) Gian lận các điều kiện để được tham gia tuyển chọn;
b) Gian lận trong quá trình thi tuyển vào các trường, lớp năng khiếu nghiệp vụ thể dục, thể thao.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Thí sinh vi phạm khoản 1 Điều này bị huỷ bỏ kết quả thi tuyển.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ (họ và tên, ngày tháng năm sinh, các chỉ tiêu sức khoẻ hoặc các điều kiện khác).
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch kết quả kiểm tra trong quá trình tuyển chọn thí sinh.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi quyết định tuyển chọn thí sinh không có đủ các điều kiện quy định hoặc không tuyển chọn thí sinh có đủ các điều kiện quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Huỷ kết quả tuyển chọn.
Điều 8. Hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức trong huấn luyện, giảng dạy thể dục, thể thao
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với việc huấn luyện, giảng dạy những bài, môn, phương pháp bị cấm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người ép buộc, lôi kéo người không đảm bảo điều kiện về sức khoẻ tham gia luyện tập.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Cá nhân có hành vi vi phạm khoản 2 Điều này mà gây hậu quả xấu tới sức khoẻ người tham gia luyện tập phải chịu trách nhiệm chi phí cho việc phục hồi sức khoẻ của người luyện tập.
Điều 9. Hành vi vi phạm của học viên các trường, lớp năng khiếu nghiệp vụ thể dục, thể thao
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với học viên tự gây thương tích hoặc gây thương tích cho vận động viên khác để không phải tham gia học tập.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với học viên tự ý chấm dứt việc học tập tại các trường, lớp năng khiếu nghiệp vụ mà mình đã được tuyển chọn.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm khoản 1, khoản 2 Điều này phải hoàn trả các chi phí đào tạo trong quá trình tham gia học.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG THI ĐẤU - BIỂU DIỄN, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Điều 10. Hành vi vi phạm của thành viên Ban Tổ chức trong thi đấu - biểu diễn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ trách nhiệm làm cho cuộc thi đấu - biểu diễn tiến hành không đúng thời gian quy định hoặc bị gián đoạn.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi:
b) Tổ chức thi đấu - biểu diễn không đúng nội dung, thời gian, địa điểm đã đăng ký.
3. Cá nhân, tổ chức không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc kiểm tra các trang thiết bị, dụng cụ sử dụng và điều kiện khác trong thi đấu - biểu diễn theo quy định sẽ bị xử phạt:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại tài sản của nhà nước, tập thể, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của công dân.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Cá nhân, tổ chức vi phạm điểm b khoản 3 Điều này phải khôi phục trạng thái ban đầu các trang thiết bị, tài sản bị thiệt hại. Trong trường hợp gây hậu quả xấu tới sức khoẻ người thi đấu - biểu diễn phải chịu trách nhiệm chi phí cho việc phục hồi sức khoẻ của người thi đấu - biểu diễn.
Điều 11. Hành vi vi phạm của trọng tài thể thao trong khi làm nhiệm vụ
Căn cứ kết luận của Ban Tổ chức cuộc thi đấu - biểu diễn, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của trọng tài như sau:
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không chấp hành đúng quy định của Ban Tổ chức về hoạt động của trọng tài trong thi đấu - biểu diễn.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nhận định sai lỗi trong thi đấu - biểu diễn thể dục, thể thao.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thiên vị đối với một trong các bên tham gia thi đấu - biểu diễn thể dục, thể thao.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm sai các quy định của luật hoặc Điều lệ thi đấu - biểu diễn thể dục, thể thao.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm một trong các khoản 4, 5 và 6 Điều này, làm ảnh hưởng tới kết quả thi đấu - biểu diễn, gây hậu quả nghiêm trọng.
Điều 12. Hành vi vi phạm của giám sát, thư ký trong khi thi hành nhiệm vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ để tạo điều kiện có lợi hoặc gây bất lợi cho vận động viên, đoàn thể thao trong thi đấu - biểu diễn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo sai diễn biến cuộc thi đấu - biểu diễn.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi:
a) Thay đổi, sửa chữa hồ sơ hoặc ép buộc vận động viên làm sai lệch hồ sơ để đủ điều kiện thi đấu - biểu diễn;
b) Ép buộc vận động viên thi đấu - biểu diễn thay người khác.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi:
a) Cho vận động viên sử dụng chất kích thích bị cấm trong thi đấu - biểu diễn;
b) Ép buộc vận động viên thi đấu - biểu diễn trong tình trạng sức khoẻ không bảo đảm gây hậu quả xấu cho sức khoẻ vận động viên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm khoản 2 Điều này mà gây hậu quả xấu tới sức khoẻ vận động viên phải chịu trách nhiệm chi phí cho việc phục hồi sức khoẻ vận động viên.
Điều 14. Hành vi vi phạm của vận động viên trong thi đấu - biểu diễn
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi:
a) Gian lận trong việc tạo điều kiện để tham gia thi đấu - biểu diễn;
b) Thi đấu - biểu diễn thay người khác hoặc để người khác thi đấu - biểu diễn thay mình.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng chất kích thích bị cấm trong khi thi đấu - biểu diễn.
Điều 15. Hành vi vi phạm các quy định của Ban Tổ chức làm ảnh hưởng đến việc thi đấu - biểu diễn
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi gây rối trật tự, cản trở hoặc có các hành động làm ảnh hưởng đến sự điều hành của Ban Tổ chức, trọng tài, giám sát và việc thi đấu - biểu diễn của vận động viên.
Điều 16. Hành vi vi phạm khác trong thi đấu - biểu diễn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi xúc phạm Ban Tổ chức, trọng tài, giám sát, thư ký, trưởng đoàn, lãnh đạo đội, huấn luyện viên, chỉ đạo viên, vận động viên và khán giả.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với thành viên Ban Tổ chức, trọng tài, giám sát, thư ký, trưởng đoàn, lãnh đạo đội, huấn luyện viên và chỉ đạo viên làm nhiệm vụ trong tình trạng say bia, rượu hoặc chất kích thích khác.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành hung người khác trong quá trình thi đấu - biểu diễn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp nhằm mục đích cá độ;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp nhằm mục đích cá độ gây hậu quả nghiêm trọng.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Cá nhân có hành vi vi phạm điểm b, điểm c khoản 4 Điều này, ngoài việc bị xử phạt còn bị tịch thu tiền, tang vật được sử dụng vào mục đích cá độ.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm khoản 3 Điều này phải chịu trách nhiệm chi phí cho việc phục hồi sức khoẻ của người thi đấu - biểu diễn.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐỘI TUYỂN THỂ THAO, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Điều 17. Hành vi vi phạm của trưởng đoàn về các quy định tổ chức và hoạt động của đội tuyển
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không chấp hành chế độ báo cáo hoặc báo cáo không trung thực về hoạt động của đội tuyển với cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi:
a) Không kiểm tra, đôn đốc Ban Huấn luyện thực hiện kế hoạch huấn luyện của đội tuyển;
b) Tự ý thay đổi kế hoạch huấn luyện của đội tuyển;
c) Không thực hiện các công việc khác thuộc trách nhiệm của trưởng đoàn.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cắt giảm tiêu chuẩn, chế độ của các thành viên đội tuyển.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hoàn trả các tiêu chuẩn bị cắt giảm của các thành viên đội tuyển quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được phân công trong công tác huấn luyện.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi:
a) Huấn luyện không đủ thời gian quy định;
b) Huấn luyện không đúng chương trình được phê duyệt;
c) Tự ý thay đổi kế hoạch huấn luyện đã được phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng các phương pháp huấn luyện làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và thành tích của vận động viên.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc tham gia Ban hấn luyện.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm khoản 3 Điều này mà gây hậu quả xấu tới sức khoẻ vận động viên phải chịu trách nhiệm chi phí cho việc phục hồi sức khoẻ của vận động viên.
Điều 19. Hành vi vi phạm của vận động viên đội tuyển
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi thực hiện quyết định tập trung không đúng thời gian, địa điểm quy định mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cố ý gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của vận động viên khác trong đội tuyển.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi:
a) Không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc tham gia đội tuyển mà không có lý do chính đáng;
b) Từ chối không tham gia thi đấu - biểu diễn khi có đủ điều kiện;
c) Vi phạm các quy định của đội tuyển để không phải làm nghĩa vụ tham gia đội tuyển;
d) Tự gây thương tích hoặc gây thương tích cho vận động viên khác để không tham gia thi đấu - biểu diễn.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều này mà gây hậu quả xấu tới sức khoẻ vận động viên khác phải chịu trách nhiệm chi phí cho việc phục hồi sức khoẻ của người bị hại.
Điều 20. Hành vi vi phạm của thành viên đội tuyển về kỷ luật phát ngôn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối hành vi:
a) Phát ngôn không đúng thẩm quyền hoặc khi chưa đ
ược phép về những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của đội tuyển;
b) Tiết lộ những thông tin gây bất lợi cho đội tuyển.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG CÔNG TÁC Y TẾ - CỨU HỘ - PHỤC VỤ, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Điều 21. Người có hành vi vi phạm các quy định về y tế - cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có mặt tại địa điểm quy định mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi:
a) Không chuẩn bị các phương tiện cứu thương, cứu hộ để trang bị cho người tham gia luyện tập, thi đấu - biểu diễn và hoạt động dịch vụ thể dục, thể thao theo quy định;
b) Không thực hiện kịp thời các biện pháp đảm bảo an toàn về sức khoẻ cho người tham gia luyện tập, thi đấu - biểu diễn và hoạt động dịch vụ thể dục, thể thao.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các quy định về công tác y tế - cứu hộ khi tổ chức luyện tập, thi đấu - biểu diễn thể dục, thể thao.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này mà gây hậu quả xấu tới sức khoẻ của người tham gia luyện tập, thi đấu - biểu diễn thể dục, thể thao phải chịu trách nhiệm chi phí cho việc phục hồi sức khoẻ của người bị hại.
Điều 22. Hành vi vi phạm trong hoạt động phục vụ luyện tập, thi đấu - biểu diễn thể dục, thể thao
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không có mặt đúng thời gian, địa điểm theo quy định mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi phục vụ không kịp thời hoặc không thực hiện các quy định bảo hiểm cho người tham gia luyện tập, thi đấu - biểu diễn thể dục, thể thao gây các hậu quả sau:
a) Làm cho việc luyện tập, thi đấu - biểu diễn không tiến hành đúng thời gian quy định;
b) Làm cho việc luyện tập, thi đấu - biểu diễn bị gián đoạn;
c) Không đảm bảo an toàn cho người tham gia luyện tập, thi đấu - biểu diễn.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức không bố trí người phục vụ để đảm bảo an toàn cho người tham gia luyện tập, thi đấu - biểu diễn và hoạt động dịch vụ thể dục, thể thao.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm điểm c khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này mà gây hậu quả xấu tới sức khoẻ của người tham gia luyện tập, thi đấu - biểu diễn thể dục, thể thao phải chịu trách nhiệm chi phí cho việc phục hồi sức khoẻ của người bị hại.
Điều 23. Hành vi vi phạm về hoạt động quảng cáo trong thi đấu - biểu diễn thể dục, thể thao
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với những hành vi sau:
a) Đặt biển quảng cáo che khuất tầm nhìn của khán giả, làm ảnh hưởng đến thi đấu - biểu diễn của vận động viên, làm ảnh hưởng tới việc chỉ đạo của huấn luyện viên hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của Ban tổ chức, trọng tài, nhân viên hướng dẫn, y tế, người phục vụ;
b) Đặt biển quảng cáo trong khu vực thi đấu - biểu diễn che khuất bảng hướng dẫn, quốc kỳ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Cá nhân, tổ chức vi phạm khoản 1 Điều này phải dỡ bỏ hoặc phải chịu mọi chi phí cho việc dỡ bỏ biển quảng cáo và đặt lại đúng nơi quy định.
Điều 24. Hành vi vi phạm các quy định trong hoạt động dịch vụ thể dục, thể thao
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi:
a) Sử dụng âm thanh hoặc gây tiếng ồn quá mức quy định;
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động không đúng thời gian và địa điểm quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị luyện tập, thi đấu - biểu diễn không đúng quy định.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Cá nhân, tổ chức vi phạm khoản 4 Điều này bị tịch thu phương tiện vi phạm.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm điểm b khoản 1, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này mà gây hậu quả xấu tới sức khoẻ người tham gia luyện tập, thi đấu - biểu diễn thể dục, thể thao phải chịu trách nhiệm chi phí cho việc phục hồi sức khoẻ của người bị hại.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên gọi hoặc biểu tượng trùng lặp với tên gọi hoặc biểu tượng của các tổ chức, câu lạc bộ, môn phái, bài tập của người khác đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi:
a) Sử dụng tên gọi, biểu tượng có tính bạo lực hoặc có tính khiêu dâm, ảnh hưởng xấu tới thuần phong mỹ tục của dân tộc;
b) Sử dụng tên gọi gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của lãnh tụ, tổ chức, cơ quan nhà nước.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Huỷ bỏ tên gọi, biểu tượng vi phạm quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC, THỂ THAO
Điều 26. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền xử lý theo Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao thuộc phạm vi quản lý của địa phương được quy định tại Nghị định này.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền xử lý theo Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao thuộc phạm vi quản lý của địa phương được quy định tại Nghị định này.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử lý theo Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao thuộc phạm vi quản lý của địa phương được quy định tại Nghị định này.
Điều 27. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra thể dục thể thao
1. Thanh tra viên chuyên ngành thể dục, thể thao đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao được quy định tại Nghị định này.
2. Chánh thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao được quy định tại Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Uỷ ban Thể dục Thể thao có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao được quy định tại Nghị định này.
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
Lực lượng Công an nhân dân có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 31 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thuộc thẩm quyền quản lý được quy định tại Nghị định này.
Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra lao động
Thanh tra lao động có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không tuân thủ các quy định của pháp luật lao động của vận động viên, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, nhân viên y tế, nhân viên cứu hộ.
Điều 30. Thủ tục phạt tiền, thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm
Áp dụng theo quy định tại Chương VI Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
KHIẾU NẠI TỐ CÁO` VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo.
2. Mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao hoặc tố cáo những vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 32. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, không đúng thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao có hành vi chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
Điều 33. Xử lý vi phạm đối với người bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao
Người bị xử lý vi phạm hành chính nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Hiệu lực của Nghị định
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 35. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị đinh này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.