CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 139/2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2017 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật kinh doanh bất động sản ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật (trong đô thị, khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao); kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
2. Nghị định này được áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này, xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;
b) Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
1. Công trình khác quy định tại Nghị định này là công trình có quy mô không thuộc các trường hợp: Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình và nhà ở riêng lẻ.
2. Đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng tại dự án đầu tư xây dựng công trình có nhiều công trình, hạng mục công trình, mà có hành vi vi phạm hành chính thì việc xử phạt hành chính được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân thực hiện cùng một hành vi vi phạm hành chính tại nhiều công trình, hạng mục công trình thuộc dự án đó mà chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nay bị phát hiện thì bị coi là vi phạm hành chính nhiều lần;
b) Một hành vi vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền hoặc đã thực hiện xong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền, trong thời hạn 01 năm (đối với hình thức phạt tiền) kể từ ngày thực hiện các quyết định này mà lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính đó thì bị coi là tái phạm.
3. Trong Nghị định này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính được hiểu như sau:
a) Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp được gọi chung là tổ chức. Tổ chức có thể có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân;
b) Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được gọi chung là cá nhân.
Điều 3. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
đ) Những biện pháp khác được quy định tại Nghị định này.
Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
1. Trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng là 1.000.000.000 đồng.
2. Trong lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 300.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4, điểm a và điểm b khoản 5, khoản 7, điểm a và điểm b khoản 8, điểm a và điểm b khoản 9 Điều 15; khoản 1 Điều 23; điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3 Điều 30; khoản 1 Điều 58; điểm a khoản 3 Điều 63; Điều 64; khoản 1 (trừ điểm e) Điều 66 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng là 01 năm.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 02 năm.
3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng. Đối với nhà ở riêng lẻ, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày kết thúc của hợp đồng thi công xây dựng công trình (nếu có) hoặc ngày đưa công trình vào sử dụng;
b) Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan có thẩm quyền thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
4. Trong thời hiệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Tổ chức, cá nhân có hành vi chống đối hoặc cản trở người thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt hành chính theo hình thức, mức phạt đối với hành vi chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ được quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Điều 7. Vi phạm quy định về lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng
d) Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng;
đ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
g) Thẩm tra thiết kế xây dựng, dự toán;
i) Giám sát thi công xây dựng;
k) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng; định giá xây dựng;
m) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 8. Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không nghiệm thu hoặc không phê duyệt vào báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức lập hoặc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
b) Không tổ chức lập hoặc phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
e) Không tổ chức giám sát khảo sát xây dựng theo quy định;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 9. Vi phạm quy định về lập quy hoạch xây dựng
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Điều 10. Vi phạm quy định về điều chỉnh quy hoạch xây dựng
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều chỉnh quy hoạch xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng;
Điều 11. Vi phạm quy định về lập, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình không đầy đủ nội dung theo quy định;
c) Không trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định dự án theo quy định;
d) Không tổ chức phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định.
a) Không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phương án công nghệ hoặc phương án thiết kế không phù hợp theo quy định;
c) Không đảm bảo đủ vốn của dự án theo quy định;
Điều 12. Vi phạm quy định về thiết kế, dự toán xây dựng công trình
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình theo quy định;
c) Không phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định;
d) Không tổ chức nghiệm thu hoặc tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng không đúng quy định;
g) Không gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 13. Vi phạm quy định về đầu tư phát triển đô thị
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Chậm bàn giao dự án theo tiến độ đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Thay đổi chủ đầu tư cấp 1 mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản;
c) Điều chỉnh dự án mà chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 14. Vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình
a) Mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ dự án;
b) Thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình đã được phê duyệt;
c) Hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu;
d) Biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
4. Trường hợp khởi công xây dựng mà chưa có giấy phép xây dựng theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định này.
Điều 15. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
b) Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng;
c) Xây dựng công trình sai cốt xây dựng;
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 16. Vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình
d) Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng không đầy đủ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định;
b) Không tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Tổ chức thi công xây dựng công trình sai quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc sai tiêu chuẩn áp dụng;
e) Không mua bảo hiểm công trình theo quy định.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
k) Buộc mua bảo hiểm công trình đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này;
Điều 17. Vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Nghiệm thu không đúng trình tự, thủ tục quy định;
c) Không gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định.
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp chậm quá 06 tháng đối với dự án nhóm B;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp chậm quá 03 tháng đối với dự án nhóm C.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nghiệm thu khi công việc chưa thực hiện hoặc nhiều hơn công việc thực tế thực hiện;
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 18. Vi phạm quy định về hợp đồng xây dựng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có thỏa thuận liên danh đối với bên nhận thầu là liên danh nhà thầu;
b) Hợp đồng xây dựng không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt theo quy định.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện đúng giá trúng thầu đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
Điều 19. Vi phạm quy định về bảo hành, bảo trì, khai thác, sử dụng công trình xây dựng
a) Không phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định;
b) Không lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm theo quy định;
c) Không lập hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định;
đ) Không lập, thẩm định, phê duyệt dự toán bảo trì đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước.
b) Không thực hiện quan trắc công trình theo quy định;
c) Sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đã hết hiệu lực để thực hiện bảo trì;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 20. Vi phạm quy định về quản lý, lưu trữ hồ sơ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định.
Điều 21. Vi phạm quy định về sự cố công trình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định khi xảy ra sự cố công trình;
c) Không lập hồ sơ sự cố công trình theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc lập hồ sơ sự cố công trình đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Trường hợp nhà thầu tư vấn quản lý dự án, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực là chủ đầu tư thì tùy theo phạm vi nhiệm vụ được giao, nhà thầu tư vấn quản lý dự án, ban quản lý dự án bị xử phạt hành chính đối với những hành vi quy định từ Điều 7 đến Điều 21 của Nghị định này.
Mục 2. ĐỐI VỚI CHỦ ĐẦU TƯ (TRONG TRƯỜNG HỢP TỰ THỰC HIỆN), NHÀ THẦU, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC
Điều 23. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xây dựng
b) Mượn, cho mượn, thuê hoặc cho thuê chứng chỉ hành nghề để hoạt động xây dựng;
b) Hoạt động không đủ điều kiện năng lực theo quy định;
d) Không có hợp đồng lao động với những cá nhân đảm nhận những chức danh chủ chốt theo quy định;
a) Vi phạm chế độ báo cáo theo quy định;
b) Tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam mà không có giấy phép hoạt động xây dựng;
c) Không liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc không sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam theo quy định;
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
d) Buộc thực hiện đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
g) Buộc làm thủ tục cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
Điều 24. Vi phạm nội dung hồ sơ dự thầu
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 26. Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Phiếu kết quả thí nghiệm không đáp ứng các nội dung theo quy định;
c) Không lưu trữ mẫu khảo sát hoặc tài liệu khảo sát theo quy định;
d) Không phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
g) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
d) Buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về công tác lập quy hoạch xây dựng
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Sử dụng bản đồ địa hình không đúng quy định để phục vụ lập đồ án quy hoạch.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập nhiệm vụ quy hoạch không đầy đủ nội dung theo quy định;
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không có hồ sơ thiết kế đô thị hoặc hồ sơ không đầy đủ bản vẽ, nội dung theo quy định;
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 28. Vi phạm quy định về thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, dự toán
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thẩm tra dự án do mình lập hoặc công trình do mình thiết kế;
b) Báo cáo kết quả thẩm tra không chính xác.
a) 30 ngày đối với dự án quan trọng quốc gia;
b) 20 ngày đối với dự án nhóm A;
c) 15 ngày đối với dự án nhóm B;
d) 10 ngày đối với dự án nhóm C.
Điều 29. Vi phạm quy định về thiết kế, dự toán xây dựng công trình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hồ sơ thiết kế xây dựng không đúng quy định;
b) Thay đổi thiết kế không theo đúng trình tự quy định;
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Thiết kế an toàn quá mức quy định đối với công trình sử dụng vốn nhà nước;
đ) Lập biện pháp tổ chức thi công không đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật;
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Không sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với công trình theo quy định phải sử dụng;
đ) Không thực hiện giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
e) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định.
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế từ 06 tháng đến 12 tháng tùy theo mức độ vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
đ) Buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 3 Điều này.
Điều 30. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
3. Xử phạt nhà thầu tiếp tục thực hiện thi công xây dựng công trình mà chủ đầu tư công trình đó đã bị lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 15 Nghị định này như sau:
a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc bồi thường thiệt hại theo quy định đối với hành vi quy định tại khoản 2 điều này.
Điều 31. Vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
đ) Sử dụng người lao động chưa được huấn luyện, hướng dẫn về an toàn lao động.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về quy trình phá dỡ công trình xây dựng;
b) Không mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
g) Buộc mua bảo hiểm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 32. Vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Không có nhật ký thi công hoặc nhật ký thi công lập không đúng quy định;
d) Làm thất lạc mốc định vị hoặc mốc giới công trình.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tuân thủ quy định của thiết kế về sử dụng vật liệu xây dựng;
b) Không lập bản vẽ hoàn công theo quy định hoặc lập bản vẽ hoàn công không đúng thực tế thi công.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Thi công sai thiết kế đã được phê duyệt hoặc sai chỉ dẫn kỹ thuật;
d) Thi công không đúng với thiết kế biện pháp thi công được duyệt;
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc ghi nhật ký thi công đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Điều 33. Vi phạm quy định về giám sát thi công xây dựng công trình
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện công việc giám sát thi công theo quy định;
c) Không lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm sai lệch kết quả giám sát;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc hủy kết quả giám sát đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
Điều 34. Vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng công trình xây dựng
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nghiệm thu khi công việc chưa thực hiện hoặc nhiều hơn công việc thực tế thực hiện;
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tổ chức nghiệm thu hoặc nghiệm thu lại đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Buộc nghiệm thu theo quy định đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 35. Vi phạm quy định về hợp đồng xây dựng
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Không có thỏa thuận liên danh đối với bên nhận thầu là liên danh nhà thầu.
2. Hợp đồng xây dựng không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt theo quy định.
Điều 36. Vi phạm quy định về bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
Điều 37. Vi phạm quy định về lưu trữ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
b) Nhà thầu giám sát không lưu trữ hồ sơ liên quan đến công việc giám sát theo quy định;
c) Nhà thầu thi công xây dựng không lưu trữ hồ sơ quản lý chất lượng công trình theo quy định;
Điều 38. Vi phạm quy định về kiểm định, thí nghiệm, đào tạo trong hoạt động xây dựng
a) Thực hiện kiểm định chất lượng không đúng trình tự, thủ tục quy định;
b) Báo cáo kết quả kiểm định không chính xác;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kho bãi chứa chất thải không đạt yêu cầu kỹ thuật quy định;
a) Không đủ năng lực để thực hiện việc phân loại hoặc sơ chế tro, xỉ, thạch cao theo quy định;
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 40. Vi phạm quy định về kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ xuất khẩu khoáng sản.
a) Sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng có amiăng trắng chưa được công bố hợp quy;
c) Không thu gom hoặc chuyển các phế thải vật liệu xây dựng có chứa amiăng trắng vào nơi quy định;
d) Sử dụng phế thải vật liệu xây dựng có chứa amiăng trắng làm nguyên liệu rải đường.
a) Sử dụng amiăng trắng không có xuất xứ, nguồn gốc theo quy định;
b) Nồng độ sợi amiăng trắng trong khu vực sản xuất vượt quá mức quy định;
c) Để rách, vỡ bao hoặc rơi vãi amiăng trắng khi vận chuyển;
Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CẤP, THOÁT NƯỚC
Điều 42. Vi phạm quy định về bảo vệ khu vực an toàn giếng khai thác nước ngầm
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 44. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn các công trình kỹ thuật thuộc hệ thống cấp nước
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 45. Vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng mạng lưới cấp nước
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nước trước đồng hồ đo nước;
b) Làm sai lệch đồng hồ đo nước;
c) Tự ý thay đổi vị trí, cỡ, loại đồng hồ đo nước;
d) Gỡ niêm phong, niêm chì của thiết bị đo đếm nước không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hỏng đường ống cấp nước, thiết bị kỹ thuật trong mạng lưới cấp nước;
b) Tự ý đấu nối đường ống cấp nước, thay đổi đường kính ống cấp nước không đúng quy định;
c) Dịch chuyển tuyến ống, các thiết bị kỹ thuật thuộc mạng lưới cấp nước không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt không bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quy định;
b) Cung cấp nước không phù hợp với kế hoạch phát triển cấp nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
Điều 46. Vi phạm quy định về khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý đấu nối vào mạng lưới thoát nước;
b) San, lấp kênh, mương, ao hồ thoát nước công cộng trái quy định;
c) Tự ý dịch chuyển đường ống ngầm, hố ga thoát nước.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xả chất độc hại vào hệ thống thoát nước công cộng;
b) Vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn hệ thống thoát nước.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 47. Vi phạm về quản lý cao độ liên quan đến thoát nước
Điều 48. Vi phạm quy định về quản lý hệ thống hồ điều hòa
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không định kỳ nạo vét đáy hồ, vệ sinh lòng hồ hoặc bờ hồ theo quy định;
b) Không lập quy trình quản lý, khai thác hoặc sử dụng hồ điều hòa theo quy định;
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 49. Vi phạm quy định về quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xả thải bùn thải chưa qua xử lý ra môi trường;
b) Không quản lý bùn thải có các thành phần nguy hại theo quy định;
c) Xử lý và tái sử dụng bùn thải không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xả bùn thải bể tự hoại chưa qua xử lý ra môi trường;
b) Xử lý và tái sử dụng bùn thải từ bể tự hoại không tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHIẾU SÁNG, CÂY XANH ĐÔ THỊ, NGHĨA TRANG, CƠ SỞ HỎA TÁNG
Điều 52. Vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng hệ thống chiếu sáng công cộng
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hỏng các trang thiết bị hoặc hệ thống chiếu sáng công cộng;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này;
b) Buộc thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 53. Vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa
c) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong công viên, vườn hoa.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Sử dụng các công trình trong công viên không đúng mục đích;
đ) Làm hư hỏng các công trình văn hóa, dịch vụ, công trình công cộng trong công viên, vườn hoa;
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 54. Vi phạm quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có tường rào hoặc hàng rào ngăn cách nghĩa trang với khu dân cư xung quanh theo quy định;
b) Chuyển nhượng phần mộ cá nhân đối với trường hợp theo quy định không được chuyển nhượng;
c) Không lập hoặc không lưu trữ hồ sơ nghĩa trang theo quy định;
d) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ tình hình quản lý, sử dụng nghĩa trang theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không đóng cửa nghĩa trang theo quy định;
c) Sử dụng đất dành cho phần mộ cá nhân trong nghĩa trang vượt quá diện tích quy định.
a) Hoạt động không đủ điều kiện năng lực theo quy định;
b) Giao cho người không đủ điều kiện năng lực để vận hành lò hỏa táng;
d) Không lập sổ theo dõi, lưu trữ hồ sơ các ca hỏa táng theo quy định;
e) Thu gom, vận chuyển hoặc xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động hỏa táng không đúng quy định.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH NGẦM VÀ SỬ DỤNG CHUNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
Điều 55. Vi phạm quy định về sử dụng công trình ngầm đô thị
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đấu nối trái phép đường dây, đường ống ngầm;
Điều 56. Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở việc lắp đặt, vận hành, bảo trì, nâng cấp trang thiết bị theo hợp đồng đã ký;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
Điều 57. Vi phạm quy định về kinh doanh bất động sản
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
đ) Thu các loại phí liên quan đến chuyển nhượng bất động sản không đúng quy định.
b) Không thông báo cho bên mua các hạn chế về quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng (nếu có);
3. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Kinh doanh bất động sản không đúng phạm vi được kinh doanh theo quy định;
a) Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án không đúng thủ tục quy định;
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc thực hiện đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
đ) Buộc lập lại hợp đồng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
k) Buộc xác nhận theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm g khoản 3 Điều này;
Điều 58. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ bất động sản
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
đ) Thu các loại phí kinh doanh dịch vụ bất động sản mà pháp luật không quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 59. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Làm sai lệch, hư hỏng hoặc thất thoát thông tin, dữ liệu về nhà ở;
e) Cản trở việc khai thác, sử dụng thông tin nhà ở hoặc thị trường bất động sản theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng giảng viên không đủ tiêu chuẩn theo quy định;
b) Cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học không đúng mẫu quy định;
e) Không lưu trữ hồ sơ đào tạo hoặc hồ sơ liên quan đến từng kỳ thi sát hạch theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức kiểm tra, đánh giá hoặc xếp loại kết quả học tập cho học viên theo quy định;
d) Không ban hành quy chế quản lý đào tạo hoặc quy chế không đầy đủ nội dung theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng tài liệu giảng dạy không phù hợp với chương trình khung theo quy định;
b) Không đảm bảo đủ thời lượng giảng dạy, chương trình theo quy định mà vẫn cấp giấy chứng nhận.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng kinh phí dự thi không đúng quy định;
b) Không quản lý bộ đề thi theo quy định hoặc làm lộ đề thi.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc thực hiện đúng quy định đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện đào tạo không đúng địa điểm đào tạo theo quy định;
b) Sử dụng giảng viên không đủ tiêu chuẩn theo quy định;
c) Không có nhật ký giảng dạy;
d) Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về quản lý vận hành nhà chung cư không đúng mẫu quy định;
đ) Không báo cáo tình hình đào tạo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
e) Không lưu trữ hồ sơ đào tạo theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng tài liệu giảng dạy không phù hợp với chương trình khung theo quy định;
b) Không đảm bảo đủ thời lượng giảng dạy, chương trình theo quy định;
c) Cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mượn, thuê, cho mượn hoặc cho thuê tư cách pháp nhân để thực hiện hoạt động đào tạo;
Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
Điều 62. Vi phạm quy định về phát triển nhà ở
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc hủy bỏ kết quả điều chỉnh đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
Điều 63. Vi phạm quy định về quản lý giao dịch nhà ở
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại không đúng quy định;
a) Bán nhà ở vượt quá số lượng cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép sở hữu theo quy định;
b) Bán nhà ở mà theo quy định thuộc khu vực không cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu;
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ VÀ CÔNG SỞ
Điều 64. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
a) Tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở;
b) Sử dụng nhà ở không đúng mục đích ghi trong hợp đồng thuê nhà ở;
b) Tự ý cải tạo, sửa chữa hoặc phá dỡ nhà ở công vụ;
c) Cho thuê lại, cho mượn hoặc ủy quyền quản lý nhà ở công vụ;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 65. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà biệt thự
1. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Thay đổi kiến trúc bên ngoài đối với biệt thự thuộc nhóm 2.
Điều 66. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gây thấm, dột căn hộ, nhà chung cư;
b) Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định;
c) Kinh doanh vật liệu gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc;
e) Không thành lập ban quản trị nhà chung cư theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng của nhà chung cư;
b) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở;
c) Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định;
b) Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung;
đ) Không báo cáo hội nghị nhà chung cư về việc thu, chi theo quy định;
a) Không có chức năng quản lý vận hành nhà chung cư mà vẫn thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư;
b) Không có đủ các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định;
d) Quản lý, sử dụng kinh phí quản lý vận hành không đúng quy định;
b) Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư không đủ điều kiện, năng lực theo quy định;
c) Bán, cho thuê chỗ để xe ô tô trong nhà chung cư không đúng quy định.
a) Không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định;
c) Không bố trí diện tích để làm nhà sinh hoạt cộng đồng theo quy định;
d) Hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
d) Buộc thành lập ban quản trị nhà chung cư đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;
h) Buộc thực hiện đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
Điều 67. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà công sở
a) Sử dụng thiết bị đun, nấu cá nhân trong phòng làm việc;
đ) Không có biển ghi tên đơn vị, chức danh cán bộ, công chức, viên chức bên ngoài phòng làm việc.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thương mại tại công sở;
b) Không xây dựng quy chế nội bộ về quản lý sử dụng công sở của cơ quan theo quy định;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Để các vật liệu nổ, chất dễ cháy trong phòng làm việc;
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 68. Vi phạm quy định về lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN, XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 69. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 71, Điều 72, Điều 73, Điều 74, Điều 76, Điều 77 và Điều 78 Nghị định này.
3. Công chức, viên chức, thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành độc lập hoặc thanh tra theo đoàn thanh tra.
4. Công chức, viên chức được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước về: Hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
5. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 75 Nghị định này được lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Điều 70. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này chỉ được xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền thì phải lập biên bản vi phạm hành chính chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt.
2. Khi áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản hoặc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Thanh tra Sở Xây dựng.
3. Trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của nhiều người thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
4. Thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 71, Điều 72, Điều 73, Điều 74, Điều 76, Điều 77 và Điều 78 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt cá nhân bằng 1/2 thẩm quyền xử phạt tổ chức.
Điều 71. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 72. Thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
1. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng có thẩm quyền xử phạt như sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền xử phạt như sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng đối với lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng; đến 210.000.000 đồng đối với các lĩnh vực: Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 73. Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở Xây dựng
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 74. Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Bộ Xây dựng
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền:
a) Đến 300.000.000 đồng đối với lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
b) Đến 1.000.000.000 đồng đối với lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 75. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
Người có thẩm quyền xử phạt thuộc Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Điều 76. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm đ khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 77. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 78. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền:
a) Đến 300.000.000 đồng đối với lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
b) Đến 1.000.000.000 đồng đối với lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 79. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hành vi vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền nhưng chưa thực hiện thì tiếp tục thực hiện hoặc cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở (viết tắt là Nghị định số 121/2013/NĐ-CP) và Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị (viết tắt là Nghị định số 180/2007/NĐ-CP).
2. Hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP, xảy ra sau ngày Nghị định số 180/2007/NĐ-CP có hiệu lực, mà đã kết thúc trước ngày Nghị định này có hiệu lực, đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì xử lý theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.
3. Hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 3, khoản 5, khoản 6, điểm b khoản 7 Điều 13 và khoản 2 Điều 70 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, mà đã kết thúc trước ngày Nghị định này có hiệu lực, đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì xử lý theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.
4. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, mà đã có quyết định xử lý theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, nay lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
5. Không áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp tính theo tỷ lệ giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ.
6. Bộ Xây dựng quy định chi tiết các trường hợp và cách tính số lợi bất hợp pháp đối với công trình, phần công trình xây dựng vi phạm tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018, thay thế Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở và Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
1. Bộ Xây dựng quy định chi tiết Điều 15, Điều 79 của Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.