CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 134/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2013 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục và thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mà không phải là tội phạm, bao gồm:
1. Vi phạm trong lĩnh vực điện lực
a) Quy định về giấy phép hoạt động điện lực;
b) Quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện;
c) Quy định về hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện;
d) Quy định về hoạt động bán buôn điện, bán lẻ điện;
đ) Quy định về sử dụng điện;
e) Quy định về an toàn điện;
g) Quy định về điều độ hệ thống điện;
h) Quy định về thị trường điện lực.
2. Vi phạm trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện
a) Quy định về quản lý vận hành đập thủy điện;
b) Quy định về bảo đảm an toàn đập thủy điện và vùng hạ du;
c) Quy định về bảo đảm an toàn vùng phụ cận bảo vệ đập thủy điện.
3. Vi phạm trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
a) Quy định về kiểm toán năng lượng;
b) Quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp;
c) Quy định về quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm;
d) Quy định về nhãn năng lượng trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng;
đ) Quy định về sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ.
Thời hiệu xử phạt vi phạm trơng lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là 01 năm; đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
1. Hình thức xử phạt chính
Đối với từng hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức hoặc Đơn vị điện lực có hành vi vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
- Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trong Nghị định này được áp dụng để xử phạt đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc Đơn vị điện lực. Khi xử phạt đối với tổ chức hoặc Đơn vị điện lực thì mức tiền phạt bằng 02 lần mức tiền phạt đối với cá nhân, cụ thể như sau:
- Mức phạt tiền trong lĩnh vực điện lực tối đa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức hoặc Đơn vị điện lực;
- Mức phạt tiền trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức; công trình đập thủy điện từ cấp II trở lên thì áp dụng 100%, từ cấp III trở xuống áp dụng 70% mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm an toàn đập thủy điện quy định tại Nghị định này;
- Mức phạt tiền trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Hình thức xử phạt bổ sung
Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức hoặc Đơn vị điện lực có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Trong lĩnh vực điện lực
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm.
b) Trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm;
- Đình chỉ có thời hạn hoạt động tích nước hồ chứa thủy điện.
c) Trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Điều 4. Các biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài các hình thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung quy định tại Điều 3 Nghị định này, cá nhân, tổ chức hoặc Đơn vị điện lực có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 5. Vi phạm các quy định về Giấy phép hoạt động điện lực
a) Hoạt động điện lực khi Giấy phép hoạt động điện lực đã hết thời hạn sử dụng;
a) Hoạt động điện lực mà không có Giấy phép hoạt động điện lực;
c) Tự ý sửa chữa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy phép hoạt động điện lực;
d) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy phép hoạt động điện lực.
Điều 6. Vi phạm các quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
Điều 7. Vi phạm các quy định về hoạt động phát điện
Điều 8. Vi phạm các quy định về hoạt động truyền tải điện
a) Không tuân thủ các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật về vận hành lưới điện;
c) Góp vốn thành lập Đơn vị phát điện; mua cổ phần của Đơn vị phát điện.
Điều 9. Vi phạm các quy định về phân phối điện
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tháo, lắp thiết bị đo đếm trên lưới điện khi không được giao nhiệm vụ;
b) Không có biên bản treo tháo khi lắp đặt, thay thế thiết bị đo đếm điện;
c) Không có thẻ nghiệp vụ mà hiệu chỉnh thiết bị đo đếm trên lưới điện;
c) Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không đúng nội dung đã thông báo;
Điều 10. Vi phạm các quy định về mua, bán buôn điện
Điều 11. Vi phạm các quy định về bán lẻ điện
c) Bán điện mà không có hợp đồng mua bán điện với khách hàng sử dụng điện.
Điều 12. Vi phạm các quy định về sử dụng điện
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện;
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Không thực hiện các lệnh thao tác của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;
9. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:
10. Đối với trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên được chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định này, nhưng sau đó có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án của cơ quan có thẩm quyền hoặc trả lại hồ sơ thì áp dụng thời hạn xử phạt quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền quy định tại Điểm k Khoản 9 Điều này và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 12 Điều này.
Điều 13. Vi phạm các quy định về điều độ hệ thống điện
b) Vi phạm Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia gây sự cố trên hệ thống điện;
c) Không tuân thủ Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia dẫn đến mở rộng phạm vi sự cố;
d) Góp vốn thành lập Đơn vị phát điện; mua cổ phần của Đơn vị phát điện.
Điều 14. Vi phạm các quy định về thị trường điện lực
b) Thỏa thuận với các Đơn vị phát điện khác trong việc chào giá để được lập lịch huy động;
b) Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt hợp đồng mua bán điện.
Điều 15. Vi phạm quy định về an toàn điện
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vào trạm điện hoặc trèo lên cột điện khi không có nhiệm vụ;
d) Thả diều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
e) Xây dựng nhà ở, công trình xâm phạm đường ra vào, cửa thông gió của trạm điện, nhà máy điện.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không đặt biển báo, tín hiệu an toàn về điện cho lưới điện, nhà máy điện theo quy định;
c) Chặt và để cây đổ vào lưới điện;
d) Xây nhà, công trình lên hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đào hố, đóng cọc vào trong hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;
c) Tháo gỡ bất kỳ bộ phận nào của lưới điện, nhà máy điện khi không có nhiệm vụ;
e) Không ban hành đầy đủ quy trình, nội quy về an toàn điện theo quy định;
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không kiểm tra, thí nghiệm hệ thống chống sét, nối đất của nhà máy điện, trạm điện;
c) Xếp, chứa các chất cháy, nổ, ăn mòn trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đào đất làm lún, nghiêng, đổ cột của đường dây dẫn điện hoặc thiết bị của trạm điện, nhà máy điện;
b) Nổ mìn gây hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện, nhà máy điện;
c) Sử dụng phương tiện thi công gây chấn động làm hư hỏng, sự cố lưới điện, nhà máy điện.
MỤC 2. LĨNH VỰC AN TOÀN ĐẬP THỦY ĐIỆN
Điều 16. Vi phạm quy định về quản lý vận hành đập thủy điện
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không lắp đặt thiết bị quan trắc đập thủy điện theo thiết kế đã được phê duyệt;
c) Không thực hiện quan trắc, hoặc không xử lý, lưu trữ số liệu quan trắc;
d) Không báo cáo hiện trạng an toàn đập thủy điện với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo trì đập thủy điện và các thiết bị lắp đặt tại đập thủy điện theo quy định;
Điều 17. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn đập thủy điện và vùng hạ du
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Điều 18. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn vùng phụ cận bảo vệ đập thủy điện
MỤC 3. LĨNH VỰC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Điều 19. Vi phạm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm về kiểm toán năng lượng
Điều 20. Vi phạm quy định về đào tạo và cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ nội dung đào tạo;
5. Ngoài hình thức xử phạt chính, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
Điều 21. Vi phạm quy định về thực hiện kiểm toán năng lượng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng chứng chỉ kiểm toán viên giả mạo;
b) Cho thuê, cho mượn chứng chỉ kiểm toán viên để thực hiện kiểm toán.
Điều 22. Vi phạm quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, biện pháp quản lý và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bắt buộc áp dụng.
Điều 23. Vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, cung cấp năng lượng
Điều 24. Vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng
Điều 25. Vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng
Điều 26. Vi phạm các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động vận tải
Điều 27. Vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp
Đối với hành vi sử dụng phương tiện, thiết bị đánh bắt thủy sản, máy móc nông nghiệp có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ theo lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm không nghiêm trọng.
Điều 28. Vi phạm quy định về đào tạo và cấp chứng chỉ quản lý năng lượng
2. Đối với hành vi cấp chứng chỉ quản lý năng lượng không đúng quy định:
c) Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý năng lượng đã cấp đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 29. Vi phạm quy định về áp dụng mô hình quản lý năng lượng
Điều 30. Vi phạm quy định về dán nhãn năng lượng và sử dụng nhãn năng lượng
a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần thứ nhất;
c) Buộc thu hồi sản phẩm đã dán nhãn năng lượng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.
Điều 31. Vi phạm quy định thử nghiệm và chứng nhận hiệu suất năng lượng
b) Buộc dán nhãn năng lượng theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
MỤC 1. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC
Điều 33. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực xảy ra tại địa phương thuộc phạm vi quản lý, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại Điểm b Khoản này đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 12 Điều 12 và Điểm a Khoản 8 Điều 15 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 12 và Điều 15 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 9, Điều 11, Điều 12 và Điều 15 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 12 và Điều 15 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 15 Nghị định này.
Điều 34. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
Thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực điện lực thuộc Bộ Công Thương có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực điện lực trong phạm vi cả nước. Thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực điện lực thuộc Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực điện lực xảy ra trong địa phương thuộc phạm vi quản lý.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân, đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt quy định trong Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt quy định trong Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt quy định trong Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt quy định trong Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt quy định trong Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt quy định trong Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt quy định trong Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt quy định trong Nghị định này.
Điều 35. Thẩm quyền xử phạt của Thủ trưởng Cơ quan Điều tiết điện lực
Thủ trưởng Cơ quan Điều tiết điện lực có thẩm quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến mức tối đa, xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực điện lực theo quy định tại Điều 5; Khoản 3, Khoản 4 Điều 6; Điều 7; Điều 8; Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 9; Điều 10; Khoản 7, Khoản 8 Điều 11; Khoản 8 Điều 12; Điều 13 và Điều 14 Nghị định này trên phạm vi cả nước.
Điều 36. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
Những người sau đây khi phát hiện các hành vi vi phạm trong lĩnh vực điện lực quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý thì có quyền xử phạt, cụ thể như sau:
2. Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm theo quy định tại:
a) Khoản 1 Điều 6 Nghị định này;
b) Khoản 3 Điều 11 Nghị định này;
c) Khoản 1 Điều 12 Nghị định này;
d) Các Điểm a và d Khoản 1; các Điểm a, b và đ Khoản 2; Khoản 7; các Điểm a và Điểm b Khoản 8 Điều 15 Nghị định này.
3. Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm theo quy định tại:
a) Khoản 1 Điều 6 Nghị định này;
b) Khoản 3 Điều 11 Nghị định này;
c) Khoản 1 Điều 12 Nghị định này;
d) Các Điểm a và d Khoản 1; các Điểm a, b và đ Khoản 2; các Điểm a và c Khoản 3; Khoản 7; các Điểm a và Điểm b Khoản 8 Điều 15 Nghị định này.
MỤC 2. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN ĐẬP THỦY ĐIỆN
Điều 37. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
Điều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
MỤC 3. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT TRONG LĨNH VỰC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Điều 40. Thẩm quyền xử phạt vi phạm của Ủy ban nhân dân các cấp
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ có thời hạn đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 20, 21, 23 và Điều 28 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 20, 22, 23, 24 và Điều 25, Điểm a Khoản 4 Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điểm a, b Khoản 7 Điều 30, Điều 31 và Điểm b Khoản 4 Điều 32 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 20, 21, 23 và Điều 28 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 20, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 30, 31 và Điều 32 Nghị định này.
Điều 41. Thẩm quyền xử phạt vi phạm của thanh tra
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt quy định trong Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt quy định trong Nghị định này.
8. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt quy định trong Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt quy định trong Nghị định này.
9. Người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp luật khác có liên quan có quyền xử phạt:
a) Các hành vi vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, lưu thông các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ;
b) Các hành vi vi phạm theo quy định tại các Khoản 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều 30 và Điều 32 Nghị định này.
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm quy định tại Chương III Nghị định này, Công chức thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Kiểm tra viên điện lực đang thi hành nhiệm vụ có thẩm quyền lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực; lập Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện hành vi trộm cắp điện.
Điều 43. Biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp điện
1. Cá nhân, tổ chức sử dụng điện bị xử phạt vi phạm mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì ngoài các biện pháp cưỡng chế quy định tại Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính có thể bị cưỡng chế thi hành bằng biện pháp ngừng cung cấp điện.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực bằng biện pháp ngừng cung cấp điện theo thẩm quyền hoặc theo đề nghị của người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Nghị định này.
Điều 44. Chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Trường hợp có hành vi trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên, người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
2. Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 45. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động điện lực
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp Giấy phép hoạt động điện lực để xem xét thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Điều 37 và Điều 38 Luật Điện lực khi xử phạt hành vi quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 7 Điều 5 Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2013. Những nội dung khác có liên quan không quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Nghị định số 68/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực và Nghị định số 73/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hết hiệu lực từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
3. Quy định chuyển tiếp
a) Quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực;
b) Quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 17 Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực;
c) Các hành vi vi phạm xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành mới bị phát hiện, lập biên bản thì xử lý theo quy định tại Nghị định này;
d) Các hành vi vi phạm đã lập biên bản vi phạm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng Nghị định số 68/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực, Nghị định số 73/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hoặc Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực có liên quan để xử phạt. Nếu tại thời điểm ra quyết định xử phạt mà Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng Nghị định này trong trường hợp Nghị định này không quy định bị xử phạt hoặc quy định hình thức xử phạt và mức xử phạt nhẹ hơn đối với hành vi vi phạm đó;
đ) Các hành vi vi phạm đã xảy ra nhưng kết thúc sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng theo quy định tại Nghị định này để xử phạt.
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm
a) Hướng dẫn phương pháp xác định sản lượng điện trộm cắp và số tiền bị thiệt hại theo quy định tại Điểm d Khoản 12 Điều 12 Nghị định này;
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.