CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 132/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2015 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa tại Việt Nam.
Các hành vi vi phạm quy định về phương tiện thủy nội địa; thuyền viên, người lái phương tiện; quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện; vận tải đường thủy nội địa; tai nạn giao thông đường thủy nội địa và tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa ở ngoài phạm vi luồng và vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải cũng được áp dụng các quy định xử phạt tại Nghị định này.
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến giao thông đường thủy nội địa không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng các quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác có liên quan.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa tại Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
3. Người điều khiển tàu biển, người điều khiển tàu cá khi hoạt động trên đường thủy nội địa có hành vi vi phạm quy định tại Điều 5, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 32 hoặc người điều khiển tàu cá có hành vi vi phạm quy định tại Điều 13, Điều 22 của Nghị định này thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các Điều đó, đối với những hành vi vi phạm hành chính khác thì áp dụng hình thức, mức xử phạt quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, thủy sản để xử phạt.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là 01 năm. Đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây đối với mỗi hành vi vi phạm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại Chương II của Nghị định này.
4. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ quy định tại Điều 15 và Điều 18 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 5. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
a) Đổ rác hoặc rơm, rạ xuống đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa;
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm sạt lở kè, đập giao thông;
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
10. Phạt tiền từ 65.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng công trình trong phạm vi luồng khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Cố ý tạo vật chướng ngại trên luồng gây cản trở giao thông;
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Để phương tiện, thiết bị thi công gây cản trở giao thông;
d) Không thanh thải vật chướng ngại sau khi thi công công trình, trục vớt phương tiện chìm đắm;
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về quản lý đường thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thông báo không kịp thời theo quy định khi luồng thay đổi;
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo theo quy định khi luồng thay đổi;
b) Không có biện pháp kịp thời bảo đảm an toàn giao thông khi phát hiện vật chướng ngại trên luồng;
c) Không có biện pháp sửa chữa khi công trình giao thông đường thủy nội địa bị hư hại.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc sửa chữa công trình bị hư hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Tịch thu dụng cụ, phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 9. Vi phạm quy định về báo hiệu đường thủy nội địa
Điều 10. Vi phạm quy định về trục vớt, thanh thải vật chướng ngại
Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ, ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN
Điều 11. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện, đăng ký, đăng kiểm phương tiện
a) Kẻ, gắn số đăng ký của phương tiện không đúng quy định;
b) Số đăng ký kẻ, gắn trên phương tiện bị mờ hoặc bị che khuất;
c) Biển ghi số người được phép chở trên phương tiện bị mờ hoặc bị che khuất;
d) Kẻ không đúng quy định hoặc để mờ, che khuất vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện;
a) Không mang theo giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;
c) Không kẻ, gắn số đăng ký của phương tiện theo quy định;
d) Không kẻ vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xóa số đăng ký giả kẻ trên phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về thiết bị, dụng cụ an toàn của phương tiện
Điều 13. Vi phạm quy định về công dụng, vùng hoạt động của phương tiện
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đưa phương tiện vào khai thác không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động của phương tiện theo quy định như sau:
Đình chỉ hoạt động của phương tiện từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định về công dụng tại Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác phương tiện quá niên hạn sử dụng theo quy định, như sau:
Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 02 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Không có nhân viên kỹ thuật, nhân viên kiểm tra chất lượng đảm bảo điều kiện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Tự ý hoán cải, thay đổi tính năng, kết cấu, công dụng của phương tiện.
Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CỦA THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN
1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với thuyền viên, người lái phương tiện có hành vi vi phạm sau đây:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không mang theo chứng chỉ chuyên môn;
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chứng chỉ nghiệp vụ;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chứng chỉ nghiệp vụ;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Sử dụng người không đủ điều kiện theo quy định làm thuyền viên.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người có chứng chỉ chuyên môn;
Điều 18. Vi phạm quy định về cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy chế tuyển sinh;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung, chương trình đào tạo theo quy định.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bảo đảm tiêu chuẩn phòng học, xưởng và khu vực thực hành theo quy định;
b) Tài liệu giảng dạy không bảo đảm theo quy định;
c) Giáo viên giảng dạy, hướng dẫn thực hành không bảo đảm điều kiện theo quy định;
d) Không thực hiện đúng quy chế thi, kiểm tra đối với học viên.
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về trách nhiệm khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa
a) Không có mặt đúng thời gian triệu tập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Cung cấp không đầy đủ tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bảo vệ hoặc làm thay đổi dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn;
b) Không cung cấp tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Gây mất trật tự, cản trở việc cứu nạn, xử lý tai nạn;
c) Lợi dụng tai nạn xảy ra để xâm phạm tài sản, phương tiện bị nạn.
5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây tai nạn mà bỏ trốn.
Điều 20. Vi phạm quy định về kiểm tra, kiểm soát
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;
b) Cố tình không dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát theo lệnh của người có thẩm quyền;
Mục 4. VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG VÀ QUY ĐỊNH VỀ TÍN HIỆU CỦA PHƯƠNG TIỆN
Điều 21. Vi phạm quy tắc giao thông
a) Bám buộc vào phương tiện chở người, phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm khi đang hành trình;
c) Không tuân theo chỉ dẫn của báo hiệu đường thủy nội địa;
d) Không giảm tốc độ của phương tiện theo quy định;
a) Không phát tín hiệu hoặc phát tín hiệu không đúng quy định khi tránh nhau hoặc vượt nhau;
b) Vượt phương tiện khác khi chưa được phương tiện đó phát tín hiệu cho vượt;
đ) Không tránh, không nhường đường cho phương tiện khác theo quy định;
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển phương tiện lạng lách gây mất an toàn;
b) Điều khiển phương tiện chạy tạo sóng lớn gây tổn hại đến công trình giao thông;
c) Điều khiển phương tiện chạy với tốc độ lớn gây mất an toàn cho phương tiện khác.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 8, Khoản 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với công trình bị hư hại do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều này gây ra.
Điều 22. Vi phạm quy định về tín hiệu của phương tiện
Mục 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA VÀ VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 23. Vi phạm quy định về khai thác cảng, bến thủy nội địa
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
c) Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
d) Sử dụng thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định;
k) Không có kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các cảng tiếp nhận dầu.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động của phương tiện trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa
a) Không để cho người của phương tiện khác đi qua phương tiện của mình;
b) Vi phạm nội quy cảng, bến thủy nội địa hoặc gây mất trật tự tại cảng, bến thủy nội địa;
Điều 25. Vi phạm quy định về xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện
a) Xếp, dỡ hàng hóa làm nghiêng lệch phương tiện;
c) Xếp hàng hóa vượt quá kích thước chiều ngang, chiều dọc của phương tiện;
d) Xếp hàng hóa xuống mỗi phương tiện quá vạch dấu mớn nước an toàn.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xếp hàng hóa theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
Điều 26. Vi phạm quy định về vận chuyển người, hành khách
a) Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định;
c) Xếp hàng hóa, hành lý trên lối đi của hành khách.
11. Trường hợp phương tiện được phép chở người và chở hàng hóa, nếu chở người vượt quá sức chở của phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều này, nếu chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này. Trường hợp xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều này mà mức tiền phạt vượt quá 75.000.000 đồng thì người ra quyết định xử phạt đến 75.000.000 đồng.
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, chứng chỉ lái phương tiện từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều này hoặc hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều này nếu chở vượt quá số người được phép chở từ 30% trở lên.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 27. Vi phạm quy định của hành khách
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mang hành lý thuộc loại hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách;
b) Gây mất trật tự, an toàn trên phương tiện.
Điều 28. Vi phạm chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần đến 15 tấn;
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần đến 15 tấn;
i) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối đoàn lai trọng tải toàn phần trên 1.500 tấn.
Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 29. Vi phạm quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm
b) Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm không có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm;
c) Không thực hiện đúng quy trình làm sạch phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm;
d) Làm sạch phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm không đúng nơi quy định.
Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
Điều 30. Vi phạm quy định về vận tải động vật sống, hàng hóa siêu trường, siêu trọng
a) Tịch thu động vật bị cấm vận chuyển quy định tại Khoản 1 Điều này;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 31. Vi phạm quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong hoạt động vận tải
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện có sức chở đến 12 hành khách;
Điều 32. Vi phạm quy định về hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Hoa tiêu dẫn phương tiện, tàu biển không đúng vùng hoạt động của hoa tiêu theo quy định;
c) Hoa tiêu dẫn tàu vào vị trí neo đậu không đúng vị trí chỉ định của Cảng vụ Đường thủy nội địa;
d) Hoa tiêu không thông báo những thay đổi của luồng cho Cảng vụ Đường thủy nội địa;
đ) Hoa tiêu tự ý rời phương tiện khi chưa được phép của thuyền trưởng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không sử dụng hoa tiêu theo quy định;
b) Không thông báo hoặc thông báo không chính xác về tính năng và đặc điểm của tàu cho hoa tiêu;
c) Không bảo đảm điều kiện làm việc cho hoa tiêu trong thời gian hoa tiêu ở trên tàu;
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 33. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
1. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;
b) Công chức, viên chức thuộc cơ quan thanh tra nhà nước; bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành;
c) Nhân viên Cảng vụ Đường thủy nội địa; nhân viên Cảng vụ Hàng hải.
2. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường thủy nội địa, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này phải buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính và kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.
Điều 34. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình theo thẩm quyền, cụ thể như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc tháo dỡ phần công trình, công trình, nhà, nhà nổi, lều quán xây dựng không đúng quy định quy định tại Chương II của Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 37.500.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 35. Thẩm quyền của lực lượng Công an nhân dân
Lực lượng Công an nhân dân có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 15 xảy ra tại cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện, các hành vi vi phạm quy định tại Điều 18 xảy ra tại cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện và các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ Đường thủy nội địa, Cảng vụ Hàng hải tại những cảng, bến thủy nội địa do Cảng vụ Đường thủy nội địa, Cảng vụ Hàng hải quản lý, thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng, Trạm trưởng, Thủy đội trưởng Cảnh sát đường thủy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu quy định tại Chương II của Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 15.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 37.500.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
Điều 36. Thẩm quyền của Thanh tra giao thông
Thanh tra giao thông có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý được giao đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa; tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác công trình giao thông đường thủy nội địa; vận tải đường thủy nội địa; cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện; cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện; phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện tại cảng, bến thủy nội địa hoặc nơi neo đậu phương tiện, trừ cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Cảng vụ Đường thủy nội địa, Cảng vụ Hàng hải, thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu quy định tại Chương II của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Sở Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 37.500.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 52.500.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
Cơ quan được giao thực hiện hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý được giao đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa; tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác công trình giao thông đường thủy nội địa; vận tải đường thủy nội địa; cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện; cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện; phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện tại cảng, bến thủy nội địa hoặc nơi neo đậu phương tiện, trừ cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm của Cảng vụ Đường thủy nội địa, Cảng vụ Hàng hải, thẩm quyền cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu quy định tại Chương II của Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 37.500.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 38. Thẩm quyền của Cảng vụ Đường thủy nội địa
Cảng vụ Đường thủy nội địa có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa; phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện; xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách quy định tại Nghị định này tại cảng, bến thủy được giao quản lý, thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Trưởng đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.
2. Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 39. Thẩm quyền của Cảng vụ Hàng hải
Cảng vụ Hàng hải có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa; phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện; xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách quy định tại Nghị định này tại cảng, bến thủy nội địa được giao quản lý trong vùng nước cảng biển, thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Trưởng đại diện Cảng vụ Hàng hải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.
2. Giám đốc Cảng vụ Hàng hải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền hoặc đình chỉ hoạt động;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 40. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
Bộ đội biên phòng có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông; phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, vận tải đường thủy nội địa tại khu vực biên giới thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ đội biên phòng, trừ phạm vi trách nhiệm của Cảng vụ Đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này, thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng, Trạm trưởng Trạm kiểm soát biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 15.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phân công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
Điều 41. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
Cảnh sát biển có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông; phương tiện, thuyền viên, vận tải thủy tại khu vực trách nhiệm của Cảnh sát biển, trừ phạm vi trách nhiệm của Cảng vụ Đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này, thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.750.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu quy định tại Chương II của Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 15.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phân công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 22.500.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 22.500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 37.500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng.
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 42. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
Lực lượng Kiểm ngư, Thanh tra chuyên ngành: Thủy sản, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, khai thác khoáng sản, vận tải du lịch theo Nghị định này liên quan đến lĩnh vực, ngành mình quản lý.
Điều 43. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
2. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.
Điều 44. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động được thực hiện theo quy định tại Chương II của Nghị định này.
2. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc thời hạn đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là mức trung bình của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối thiểu của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối đa của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động.
3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề như sau:
a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước) là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;
c) Khi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại Điểm b Khoản này và khi trả giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
5. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với hành vi vi phạm.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Nghị định này bãi bỏ những quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa tại Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.
Điều 46. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang được xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định xử phạt theo nguyên tắc có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.