CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 115/2016/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2016 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 163/2013/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÓA CHẤT, PHÂN BÓN VÀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều 3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
c) Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm quy định tại Nghị định nay là hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng đối với loại tang vật phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại Khoản 6 Điều 5, Khoản 6 Điều 14, Khoản 8 Điều 14a, Khoản 4 Điều 14b, Khoản 4 Điều 14d, Khoản 2 Điều 14e, Khoản 3 Điều 14g, Khoản 8 Điều 19, Khoản 2 Điều 20, Khoản 3 Điều 21, Khoản 4 Điều 24, Khoản 4 Điều 25 Nghị định này.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính
1. Hình thức xử phạt cảnh cáo quy định tại Nghị định này là hình thức xử phạt chính chỉ được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính có quy định hình thức xử phạt cảnh cáo và đối với cá nhân, tổ chức vi phạm có tình Tiết quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 5 như sau:
4. Bổ sung Khoản 4a, 4b, 4c, 4d, 4đ vào Điều 5 như sau:
4b. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về Phiếu an toàn hóa chất như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dưới 20 người;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng từ 100 người trở lên.
5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5, Khoản 6 Điều 5 như sau:
“5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp gây mất an toàn, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
Áp dụng quy định tại Điều 8 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xử phạt các hành vi vi phạm về Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh Mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có Điều kiện.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
Áp dụng quy định tại Điều 7 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP để xử phạt các hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
a) Hóa chất, chế phẩm không đúng tiêu chuẩn đã đăng ký và được Bộ Y tế chấp thuận;
b) Hóa chất, chế phẩm không đúng xuất xứ đã đăng ký.
b) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
“Điều 14a. Hành vi vi phạm quy định về buôn bán hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
“Điều 14b. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế như sau:
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
“Điều 14c. Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
“Điều 14d. Hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
“Điều 14đ. Hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
“Điều 14e. Hành vi vi phạm quy định về nhãn hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế có nhãn sai quy định hoặc buộc ghi lại nhãn theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”
“Điều 14g. Hành vi vi phạm quy định về quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đình chỉ việc quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
16. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 như sau:
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
17. Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 như sau:
“1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phát triển, sản xuất, chế biến, tiêu dùng, kinh doanh, sở hữu, tàng trữ, sử dụng các hóa chất độc và tiền chất của chúng, các hóa chất Bảng 1 không được phép;
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Không nộp thông báo về xuất khẩu hoặc nhập khẩu hóa chất Bảng 1 theo quy định;
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, gia công phân bón, Giấy phép sản xuất, gia công phân bón
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xếp, để sản phẩm phân bón lẫn với nguyên liệu sản xuất tại nhà xưởng sản xuất phân bón;
b) Xếp, để sản phẩm phân bón tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, mặt đất mà không kê lên kệ.
6. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về Giấy phép sản xuất, gia công phân bón như sau:
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đáp ứng yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.”
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Hành vi vi phạm yếu tố hạn chế trong sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi để tiêu hủy phân bón nếu phân bón gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh phân bón
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ;
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
“Điều 23. Hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón
Tước quyền sử dụng Giấy phép nhập khẩu phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”
22. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón; phân tích, thử nghiệm chất lượng phân bón
a) Không hoặc chưa có chứng chỉ đào tạo về lấy mẫu phân bón đã thực hiện việc lấy mẫu phân bón;
3. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về chứng nhận hợp quy, thử nghiệm phân bón:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc quyết định chỉ định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả lấy mẫu phân bón, kết quả phân tích, thử nghiệm chất lượng phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”
23. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
“Điều 25. Hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm phân bón
b) Không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp kết quả sai so với kết quả khảo nghiệm phân bón;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này.”
24. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:
“Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.”
25. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:
“Điều 39. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất, 50.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất; đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.”
26. Sửa đổi, bổ sung Điều 40 như sau:
“Điều 40. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp.
2. Trạm trưởng, đội trưởng Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.”
“Điều 40a. Thẩm quyền của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp.
2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.”
“Điều 40b. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.”
“Điều 40c. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.”
“Điều 40d. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.
3. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
7. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất, đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.”
31. Bổ sung Điều 40đ như sau:
“Điều 40đ. Phân định thẩm quyền của Công an nhân dân, Hải quan, Thanh tra chuyên ngành, Cảnh sát biển và Bộ đội biên phòng
Điều 2. Bãi bỏ các quy định hiện hành
Bãi bỏ các quy định tại Điều 22, Điều 26, Điều 27, Điều 28 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2016.
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm theo dõi, thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.