CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 107/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2013 |
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử,
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, bao gồm hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, quản lý và tháo dỡ cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ; thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng phóng xạ; sản xuất, lưu giữ, sử dụng, vận chuyển, chuyển giao, xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, nhiên liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân; xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ và các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
2. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực năng lượng nguyên tử không được quy định tại Nghị định này mà được quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính khác thì áp dụng các quy định của Nghị định đó để xử phạt.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm định thiết bị X-quang y tế là việc kiểm tra chất lượng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, xác định và chứng nhận về chế độ làm việc của thiết bị do tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép kiểm tra.
2. Hiệu chuẩn là hiệu chỉnh sai lệch của thiết bị bức xạ, thiết bị ghi đo bức xạ với thiết bị đo chuẩn hoặc nguồn bức xạ chuẩn để bảo đảm độ chính xác của thiết bị.
4. Thiết bị ghi đo bức xạ là phương tiện, dụng cụ để đo liều bức xạ, hoạt độ phóng xạ, xác định đồng vị phóng xạ.
5. Chất thải phóng xạ sinh ra từ hoạt động sản xuất, sản xuất thử, chế biến, khai thác quặng, khoáng sản là sản phẩm thứ cấp hoặc chất thải chứa các nhân phóng xạ tự nhiên có khả năng gây ra liều hiệu dụng đối với công chúng vượt quá 1mSv trong một năm.
6. Tẩy xạ là quá trình loại bỏ hoặc làm giảm sự nhiễm bẩn phóng xạ ở đối tượng xuống mức cho phép bằng các quy trình vật lý, hóa học hoặc sinh học.
Điều 3. Các biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
2. Buộc tìm kiếm, truy tìm, thu hồi chất phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ, vật liệu phóng xạ, nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, thiết bị hạt nhân;
3. Buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
4. Buộc tái xuất chất phóng xạ, nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
5. Buộc không bố trí nhân viên bức xạ có kết quả liều chiếu xạ cá nhân cao bất thường tiếp tục làm công việc bức xạ;
6. Buộc thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường;
7. Buộc phục hồi môi trường;
8. Buộc tháo dỡ công trình xây dựng, phần công trình xây dựng không có giấy phép, không đúng giấy phép hoặc không đúng thiết kế được phê duyệt;
9. Buộc truy nhập dữ liệu liều chiếu xạ nghề nghiệp cá nhân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chiếu xạ nghề nghiệp;
10. Buộc thu hồi kết quả dịch vụ đã cung cấp;
11. Buộc thu hồi chứng nhận kiểm tra an toàn đã cấp.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 9 Điều 6; Khoản 3 Điều 7; các Khoản 5, 6, 7, 8 Điều 14; Khoản 2 Điều 15; Khoản 2 Điều 22; các Điều 24, 25 và 26; Khoản 3 Điều 27 và Khoản 2 Điều 40 Nghị định này. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng.
Mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KHAI BÁO, CẤP GIẤY PHÉP
c) Khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn phóng xạ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo chất thải phóng xạ do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra;
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không khai báo chất thải phóng xạ do hoạt động của cơ sở hạt nhân sinh ra;
c) Khai báo không đầy đủ thông tin của vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo quy định.
Đình chỉ hoạt động sử dụng thiết bị hạt nhân từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định về giấy phép tiến hành công việc bức xạ
c) Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất chất phóng xạ;
d) Thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động cơ sở bức xạ;
a) Vận chuyển nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ;
b) Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
b) Vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
c) Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
d) Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ.
b) Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
c) Thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động cơ sở hạt nhân;
đ) Xử lý, lưu giữ, chôn cất nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
b) Vận hành tàu biển, phương tiện, thiết bị, máy móc có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 7. Vi phạm điều kiện ghi trong giấy phép tiến hành công việc bức xạ
Tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
MỤC 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN BỨC XẠ, AN TOÀN HẠT NHÂN
Điều 8. Vi phạm quy định về kiểm soát liều chiếu xạ đối với công chúng, đối với nhân viên bức xạ
a) Không có bản hướng dẫn sử dụng liều kế cá nhân gắn tại nơi làm việc của nhân viên bức xạ;
b) Không thông báo kết quả đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ;
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Không trang bị liều kế cá nhân cho nhân viên bức xạ;
d) Không tổ chức đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ ít nhất một lần trong 03 tháng;
đ) Không có biện pháp xử lý khi kết quả liều chiếu xạ cá nhân bị cao bất thường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc không bố trí nhân viên bức xạ có kết quả liều chiếu xạ cá nhân cao bất thường tiếp tục làm công việc bức xạ đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về kiểm soát chiếu xạ đối với phế thải kim loại bị nhiễm bẩn phóng xạ
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi chất phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ; buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về khu vực kiểm soát, khu vực giám sát
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biển báo bức xạ, dấu hiệu cảnh báo bức xạ tại khu vực kiểm soát, khu vực giám sát;
b) Không có nội quy ra vào khu vực kiểm soát, khu vực giám sát;
c) Không bố trí người giám sát việc ra vào khu vực kiểm soát.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Không trang bị hệ thống tủ hút;
2. Không sử dụng các vật liệu dễ tẩy xạ cho tường, sàn nhà, mặt bàn;
3. Không bố trí hệ thống thông gió có phin lọc chất phóng xạ;
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiến hành kiểm định thiết bị X-quang chẩn đoán y tế định kỳ theo quy định;
b) Không hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ theo quy định;
c) Không hiệu chuẩn định kỳ nguồn xạ trị trong y tế theo quy định;
đ) Sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ không đạt yêu cầu chất lượng để chẩn đoán và điều trị trong khám bệnh, chữa bệnh.
Đình chỉ hoạt động sử dụng thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, nguồn xạ trị từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về bảo hộ lao động cho nhân viên bức xạ
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trang bị dụng cụ bảo hộ thích hợp cho người làm việc với nguồn phóng xạ hở;
a) Không trang bị máy đo kiểm soát liều chiếu xạ phù hợp cho người làm việc tại khu vực kiểm soát;
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Đình chỉ hoạt động sử dụng thiết bị kiểm soát liều chiếu xạ, thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về hồ sơ an toàn bức xạ, hạt nhân
b) Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ.
a) Hồ sơ về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ;
b) Hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc của nhân viên bức xạ;
c) Hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ;
d) Nhật ký vận hành, sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ;
đ) Hồ sơ về sự cố trong quá trình tiến hành công việc bức xạ;
e) Hồ sơ đào tạo, hồ sơ sức khỏe của nhân viên bức xạ;
g) Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ;
h) Hồ sơ xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ;
i) Hồ sơ xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ;
k) Hồ sơ về việc gửi hàng phóng xạ khi vận chuyển vật liệu phóng xạ.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hồ sơ về vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị hạt nhân;
b) Hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định thiết bị hạt nhân.
Điều 15. Vi phạm quy định về chứng chỉ nhân viên bức xạ
d) Vận hành thiết bị chiếu xạ;
e) Chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.
a) Kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân;
b) Trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân;
c) Phụ trách ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
d) Quản lý nhiên liệu hạt nhân;
đ) Vận hành lò phản ứng hạt nhân.
Điều 16. Vi phạm quy định về báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ
Điều 17. Vi phạm quy định về vận chuyển vật liệu phóng xạ
b) Không lập kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở theo quy định;
c) Không xây dựng kế hoạch, không thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh theo quy định;
d) Sử dụng phương tiện vận chuyển không đúng quy định về an toàn bức xạ;
đ) Không bố trí nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển;
e) Vận chuyển kiện hàng, chuyển hàng chất phóng xạ vượt quá chỉ số vận chuyển theo quy định;
h) Không thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển;
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tìm kiếm, thu hồi vật liệu phóng xạ bị thất lạc, bị rơi vãi; buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Sản xuất, buôn bán hàng hóa tiêu dùng có hoạt độ phóng xạ cao hơn mức quy định.
5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu chất thải phóng xạ.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa để tiêu hủy đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
Điều 19. Vi phạm quy định về giải quyết sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
e) Không tiến hành xác định nguyên nhân sự cố bức xạ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
đ) Không tiến hành xác định nguyên nhân sự cố hạt nhân theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc truy tìm, thu hồi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân; buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải phóng xạ ngay tại nguồn phát sinh;
c) Không tách chất thải phóng xạ ra khỏi chất thải thường khi thu gom, xử lý.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không làm báo cáo tình trạng chôn cất khi chôn cất chất thải phóng xạ;
b) Không lập bản đồ chôn cất gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chôn cất chất thải phóng xạ.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ công trình xây dựng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về xử lý, thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc phục hồi môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về tháo dỡ, tẩy xạ cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân khi chấm dứt hoạt động
d) Tháo dỡ, tẩy xạ không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; buộc phục hồi môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không lập bản đồ khu vực khai thác, chế biến quặng đã kết thúc hoạt động theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc phục hồi môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 24. Vi phạm quy định về xây dựng thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động của cơ sở hạt nhân
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ công trình xây dựng, phần công trình xây dựng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
a) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết quả quan trắc định kỳ theo quy định;
Điều 26. Vi phạm quy định về vận hành lò phản ứng hạt nhân
Điều 27. Các vi phạm khác về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân
b) Không bố trí dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm phóng xạ tại vị trí đặt nguồn phóng xạ;
d) Không có nội quy an toàn bức xạ, quy trình làm việc phù hợp;
g) Không bố trí người phụ trách an toàn theo quy định;
h) Không tổ chức đào tạo kiến thức an toàn bức xạ, hạt nhân cho nhân viên bức xạ theo quy định;
k) Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi làm công việc bức xạ;
m) Không tổ chức khám sức khỏe hàng năm cho nhân viên bức xạ theo quy định.
MỤC 3. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ, VẬT LIỆU HẠT NHÂN, THIẾT BỊ HẠT NHÂN
a) Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong và ngoài giờ làm việc;
b) Hoạt động của lực lượng bảo vệ;
c) Ứng phó sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
d) Kiểm soát người ra vào khu vực kiểm soát an ninh;
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng ngày;
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng kho riêng biệt để lưu giữ nguồn phóng xạ;
a) Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong và ngoài giờ làm việc;
b) Ứng phó sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
c) Kiểm soát người ra vào khu vực kiểm soát an ninh;
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng tuần;
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Không lập rào chắn, không bố trí người giám sát liên tục khu vực tiến hành công việc bức xạ;
đ) Không lắp khóa an ninh tại khu vực cất giữ nguồn phóng xạ;
g) Không phân công người chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng tại công trường.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Điều 31. Vi phạm quy định về an ninh nguồn phóng xạ khi lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh B
a) Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong và ngoài giờ làm việc;
b) Ứng phó sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bố trí kho riêng biệt để lưu giữ nguồn phóng xạ;
c) Không lắp khóa an ninh cho cửa kho lưu giữ nguồn phóng xạ;
d) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng tuần;
e) Không lập sổ kho kiểm soát việc nhập và xuất nguồn phóng xạ từ kho;
b) Không làm lồng bằng kim loại có khóa bảo vệ hộp chứa nguồn phóng xạ;
c) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng tháng;
d) Không xây dựng hoặc không thực hiện quy trình kiểm soát người ra vào khu vực kiểm soát an ninh;
đ) Không xây dựng hoặc không thực hiện quy trình ứng phó sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
a) Không lập rào chắn, không bố trí người giám sát liên tục khu vực tiến hành công việc;
b) Không lắp khóa an ninh tại khu vực cất giữ nguồn phóng xạ;
c) Không xây dựng hoặc không thực hiện quy trình quản lý khóa và chìa khóa;
đ) Không phân công người chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng tại công trường.
b) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng tháng;
d) Không lập sổ kho kiểm soát việc nhập và xuất nguồn phóng xạ từ kho;
e) Không sử dụng kho riêng biệt để lưu giữ nguồn phóng xạ;
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm đếm hàng năm khi sử dụng hoặc lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh D.
Tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc truy tìm nguồn phóng xạ; buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 5, 6 và 7 Điều này.
Tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc truy tìm vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân; buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 36. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn khu vực lò phản ứng hạt nhân
Điều 37. Vi phạm quy định về kiểm soát hạt nhân
b) Không thực hiện các biện pháp giám sát đối với vật liệu hạt nhân hoặc vật liệu hạt nhân nguồn.
b) Không thực hiện quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều này.
Tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ;
c) Đưa thông tin không đúng sự thật về sự cố hạt nhân.
Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 39. Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 40. Vi phạm quy định về chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
Điều 41. Các vi phạm khác trong hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không có quy trình khi tiến hành đo đạc, kiểm tra nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ;
c) Không thực hiện đúng quy trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định;
d) Không gửi kết quả đọc liều xạ cá nhân đúng thời hạn quy định;
g) Không có hướng dẫn bằng văn bản cho khách hàng sử dụng liều kế cá nhân đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trường hợp nhân viên bức xạ bị chiếu quá liều;
c) Không lưu giữ các loại hồ sơ về hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp kết quả dịch vụ không chính xác, không bảo đảm chất lượng;
c) Làm cho thiết bị bức xạ hoạt động sai với nguyên tắc hoạt động được quy định bởi nhà sản xuất;
d) Cấp chứng nhận kiểm tra an toàn khi điều kiện an toàn không bảo đảm.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 42. Hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm, đe dọa người đang thi hành công vụ;
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Điều 43. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 44. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này trừ biện pháp tái xuất quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 45. Thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân, hải quan và thanh tra chuyên ngành khác
1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 39 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 42 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý quy định tại Điều 46 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 46. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Các chức danh quy định tại các Điều 43, 44, 45 Nghị định này và công chức, viên chức đang thi hành công vụ khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2013.
2. Nghị định số 111/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 48. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Điều 49. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định
1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.