CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08-CP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 1 năm 1993 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức
- Cán bộ Chính phủ;
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Cục Đường sông Việt Nam trực thuộc Bộ giao thông vận tải.
Cục Đường sông Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về giao thông và vận tải đường sông trong phạm vi cả nước, bao gồm giao thông và vận tải trên sông, hồ, kênh đào, đường ven vịnh, đường từ bờ ra đảo và giữa các đảo (trong văn bản này gọi chung là đường sông).
Cục Đường sông Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được hưởng kinh phí từ ngân sách Nhà nước, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Cục trưởng Cục Đường sông chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành đường sông trong phạm vi cả nước.
Điều 2. Cục Đường sông việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Căn cứ vào phương hướng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông và vận tải đường sông trong cả nước để Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
2. Xây dựng các dự án luật, các văn bản dưới luật, các chính sách, chế độ, các quy trình quy phạm và quy chế quản lý về chuyên ngành đường sông trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng trình Chính phủ quyết định.
Ban hành các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành theo thẩm quyền của Cục và hướng dẫn thực hiện;
3. Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc phân công, phân cấp quản lý các cơ sở hạ tầng giao thông đường sông, các tuyến đường sông, quản lý trực tiếp các cơ sở hạ tầng giao thông đường sông do Trung ương quản lý trong cả nước;
4. Làm chức năng chủ quản đầu tư các công trình thuộc cơ sở hạ tầng giao thông đường sông do Trung ương quản lý theo phân cấp;
5. Công bố luồng giao thông đường sông và các cảng sông cho tầu vào ra theo quy định của pháp luật;
6. Quyết định việc thiết lập và quản lý hệ thống phao tiêu báo hiệu đường sông, tham gia việc cấp phép xây dựng các công trình vượt sông, các công trình trên sông; kiểm tra việc sử dụng khai thác luồng lạch hoặc đình chỉ hoạt động giao thông trên sông;
7. Quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép hành nghề vận tải, đại lý vận tải, hoa tiêu thuộc chuyên ngành đường sông, quy định và tổ chức đăng ký các phương tiện vận tải đường sông đối với các tổ chức và cá nhân trong cả nước (kể cả tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam)
8. Kiểm tra, thanh tra an toàn giao thông và vận tải đường sông, phối hợp với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương bảo vệ các công trình đường sông, đảm bảo an toàn vận tải xử lý các vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông, vi phạm luồng chạy tầu; chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành khắc phục hậu quả, điều tra các tai nạn giao thông xảy ra trên các tuyến đường sông trong cả nước.
9. Tổ chức và chỉ đạo các cảng đường sông thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn quản lý Nhà nước tại các cảng đường sông theo quy định của Nhà nước và của Bộ Giao thông vận tải.
10. Tổ chức chỉ đạo nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thuộc chuyên ngành đường sông;
11. Tổ chức thu các loại lệ phí giao thông và vận tải sông theo uỷ nhiệm của Bộ Tài chính;
12. Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải việc tham gia (hoặc không tham gia) các công ước quốc tế, việc ký kết các hiệp định, Nghị định thư về đường sông theo quy định của Chính phủ;
13. Thành lập, giải thể bộ máy giúp việc Cục trưởng và các đơn vị sự nghiệp; quản lý Nhà nước trực tiếp các doanh nghiệp đường sông của Nhà nước trực thuộc Cục theo quy định của pháp luật,
14. Đào tạo, bồi dưỡng và cấp bằng lái tầu, công nhân kỹ thuật thuộc chuyên ngành đường sông.
15. Quản lý tổ chức, cán bộ, lao động, tài sản được Nhà nước giao cho Cục theo quy định hiện hành.
Chi cục được Cục trưởng uỷ quyền giải quyết các mặt công tác trong quản lý giao thông và vận tải đường sông tại phía nam.
Cục, Chi cục có đoạn quản lý giao thông đường sông theo khu vực, do Cục trưởng Cục Đường sông đề xuất, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.
Điều 4. Cục Đường sông Việt Nam do Cục trưởng lãnh đạo, có một số Phó Cục trưởng giúp việc.
Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ thẩm duyệt và Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm.
Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quyết định bổ nhiệm sau khi có sự trao đổi với Bộ trưởng, Trưởng ban Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.