CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2008/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2008 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÔNG CHỨNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Công chứng ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành đoạn 3 khoản 2 Điều 24, đoạn 2 khoản 2 Điều 26, điểm c khoản 2 Điều 11, các điểm a, d và đ khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 18 và Điều 56 của Luật Công chứng về chế độ tài chính, con dấu của Phòng Công chứng, con dấu của Văn phòng công chứng; quản lý việc tổ chức, đào tạo nghề công chứng; việc quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương; địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất của Văn phòng công chứng; phí công chứng.
1. Xây dựng đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương để đáp ứng nhu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt; tổ chức thực hiện đề án đó sau khi được phê duyệt.
2. Tiếp nhận, xem xét, kiểm tra hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng theo đúng quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho phép thành lập.
3. Yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật.
4. Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề công chứng.
5. Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật hoặc theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Điều 3. Chế độ tài chính của Phòng Công chứng
1. Chế độ tài chính của Phòng Công chứng thực hiện theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp, các văn bản pháp luật khác liên quan và quy định của Nghị định này.
2. Kể từ ngày chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp, chế độ tài chính của Phòng Công chứng đang hoạt động theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 4. Trụ sở Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng phải có trụ sở riêng với địa chỉ cụ thể và bảo đảm về diện tích làm việc cho công chứng viên, nhân viên, tiếp người yêu cầu công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp trụ sở là nhà thuê, mượn thì ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này trong hồ sơ làm thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng phải kèm theo bản sao Hợp đồng thuê, mượn nhà có thời gian tối thiểu là ba năm kể từ ngày làm thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.
Điều 5. Điều kiện hành nghề công chứng đối với luật sư được bổ nhiệm công chứng viên
1. Luật sư được bổ nhiệm công chứng viên để thành lập Văn phòng công chứng thì khi làm thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng phải có xác nhận đã rút tên khỏi danh sách thành viên của Đoàn luật sư và chấm dứt hành nghề luật sư.
Luật sư được bổ nhiệm công chứng viên để hành nghề công chứng tại Văn phòng công chứng đang hoạt động thì cũng phải có xác nhận đã rút tên khỏi danh sách thành viên của Đoàn luật sư và chấm dứt hành nghề luật sư.
2. Việc chấm dứt hành nghề luật sư được thể hiện bằng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thì phải có giấy xác nhận đã nộp lại giấy đăng ký hành nghề luật sư cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp;
b) Đối với luật sư thành lập Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì phải có giấy xác nhận đã nộp lại giấy đăng ký hoạt động Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp;
c) Đối với luật sư là thành viên Công ty luật hợp danh hoặc thành viên sáng lập Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phải có giấy xác nhận đã rút tên khỏi danh sách thành viên Công ty luật hợp danh hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
d) Đối với luật sư là thành viên góp vốn trong Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phải có giấy xác nhận đã chấm dứt tư cách thành viên trong Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
đ) Đối với luật sư làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư phải có giấy xác nhận đã chấm dứt hợp đồng làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư.
1. Cán bộ, công chức đã nghỉ hưu hoặc có nguyện vọng thôi việc được bổ nhiệm công chứng viên để hành nghề công chứng tại Văn phòng công chứng, ngoài các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 13 của Luật Công chứng thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh là đã nghỉ hưu hoặc thôi việc.
2. Công chứng viên của Phòng Công chứng thôi việc theo nguyện vọng hoặc đã nghỉ hưu thì vẫn được giữ chức danh công chứng viên và có quyền thành lập Văn phòng công chứng hoặc tham gia Văn phòng công chứng đang hoạt động.
Công chứng viên đã nghỉ hưu không quá một năm có quyền hành nghề công chứng theo quy định và không phải làm thủ tục bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian không quá một năm đối với công chứng viên nghỉ hưu được tính từ ngày có quyết định nghỉ hưu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.
1. Mức thu phí công chứng được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng.
Điều 8. Con dấu của Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng
1. Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy.
Bộ Công an quy định mẫu dấu của Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng.
2. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
3. Phòng Công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập.
4. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
5. Phòng Công chứng đang hoạt động theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực được khắc và sử dụng con dấu theo quy định tại Nghị định này sau khi có quyết định chuyên đổi sang đơn vị sự nghiệp.
Điều 9. Đào tạo nghề công chứng
1. Cơ sở đào tạo nghề công chứng bao gồm Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở khác, nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ sở đào tạo nghề công chứng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo nghề công chứng;
b) Có chương trình đào tạo, giáo trình phù hợp với chương trình khung về đào tạo nghề công chứng;
c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học nghề công chứng.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn, thủ tục thành lập cơ sở đào tạo nghề công chứng.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ khoản 9 Điều 3 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.