CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2019/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
DỰ THẢO |
|
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 120/2016/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÍ VÀ LỆ PHÍ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“1. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà
nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước
được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ 1
riêng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được để lại một phần hoặc
toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ,
thu phí2
theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu
có) nộp ngân sách nhà nước.
Cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động
bao gồm: a) Cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính
phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà
nước.
b) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
c) Cơ quan công an, quốc phòng được giao cung
cấp dịch vụ, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí theo quy định của Luật
phí và lệ phí”.
2. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước.
3. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do tổ chức được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ
số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí
được xác định theo quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp
ngân sách nhà nước, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác thì thực hiện
theo quy định của Chính phủ. Số tiền phí được để lại là doanh thu của tổ
chức thu phí. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp thuế (GTGT, TNDN)
theo quy định pháp luật.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“1. Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Điều 4 Nghị định này được xác định như sau:
a) Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại = Số tiền phí thu được x Tỷ lệ để lại.
b) Tỷ lệ để lại được xác định như sau:
|
|
Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí |
|
= |
-------------------------–––––––––––––––––––––––––––––––– |
x 100 |
|
|
Dự toán cả năm về phí thu được |
|
Trong đó:
- Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xây dựng căn cứ nội dung chi tại khoản 2 Điều này và căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định.
- Dự toán cả năm về phí thu được do tổ chức thu thực hiện được xây dựng căn cứ mức phí dự kiến và số lượng dịch vụ cung cấp trong năm.
- Trường hợp điều chỉnh mức tỷ lệ để lại, dự toán thu, chi còn căn cứ số liệu thu, chi của năm trước liền kề.
- Tỷ lệ để lại tối đa không quá 100%.
c) Căn cứ tính chất, đặc điểm của các khoản phí và nội dung chi quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí lập dự toán thu, chi và tỷ lệ để lại tại Đề án thu phí; trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quyết định tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí. Trường hợp các khoản phí có tính chất tương tự, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định mức tỷ lệ để lại chung áp dụng thống nhất.
Trường hợp chính sách của Nhà nước thay đổi; số tiền phí được để lại không đủ đảm bảo chi phí cho hoạt động của tổ chức thu phí hoặc tồn dư sử dụng không hết chuyển nguồn qua các năm, cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh tỷ lệ để lại phù hợp.
2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này Cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài được để lại tiền phí thu được để chi phục vụ cho hoạt động
cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định của Chính phủ.”
3. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:
a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan
nhà nước), chi nhiệm vụ thường xuyên (đối với đơn vị sự
nghiệp công lập):
- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).
- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công
việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm
chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.
- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với
cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp
công lập):
- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết
bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ, thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp
công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo
Luật phí và lệ phí).
- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ, thu phí.
3. Ngoài các nội dung chi tại khoản 2 Điều này,
tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính
phủ cho phép sử dụng tiền phí được để lại để chi cho các nội dung khác thì thực
hiện chi theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp cơ
quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định riêng của Chính phủ hoặc
Thủ tướng Chính phủ, tiền phí để lại được sử dụng theo quy định của Chính phủ
hoặc Thủ tướng Chính phủ.
4. c) Ngoài các nội dung
chi tại điểm a, điểm b khoản này, số tiền phí để lại cho tổ chức thu
phí chi cho các nội dung tại khoản 2 Điều này, đối với cơ quan nhà
nước thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về chế độ
tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính
đối với các cơ quan nhà nước; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo
quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
5 4. Hàng năm, tổ chức
thu phí cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có thu phí
phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ,
số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để
tiếp tục chi theo chế độ quy định.
3. Bổ sung điểm c khoản 3 Điều 6 như sau:
“c) Trường hợp khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng đề án và có văn bản đề nghị Bộ Tài chính, để Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành văn bản quy định thu phí, lệ phí.
Đối với phí BVMT đối với khí thải, Bộ TNMT chủ trì phối hợp với Bộ GTVT và các Bộ liên quan xây dựng Đề án thu phí gửi Bộ Tài chính và có văn bản đề nghị Bộ Tài chính, để Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành văn bản quy định thu phí.”
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
2. Tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được giao thu phí không thuộc diện khoán chi theo quy định tại Nghị định này thực hiện quyết toán số thu phí được để lại đến hết năm ngân sách 2020 theo quy định. Sau khi quyết toán, số tiền phí được trích để lại còn dư nộp toàn bộ vào NSNN chậm nhất là ngày 31/3/2021. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập dự toán thu – chi năm 2021 của các cơ quan nhà nước được giao thu phí không thuộc diện khoán chi theo quy định.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
1 Chữ bị gạch ngang: thể hiện nội dung bị bãi bỏ
2 Chữ đậm nghiêng: Nội dung bổ sung.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.