CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / /NĐ-CP |
Hà Nội, ngày tháng năm |
DỰ THẢO |
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Nghị định này quy định Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; chế độ quản lý, bảo vệ, trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là CITES); nuôi động vật rừng thông thường.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; nuôi động vật rừng thông thường trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ được hiểu như sau:
1. Loài dùng để chỉ một loài, một phân loài hoặc một quần thể động vật, thực vật cách biệt về địa lý.
2. Loài lai là kết quả giao phối hay cấy ghép hai loài hoặc hai phân loài động vật hoặc thực vật với nhau. Trong trường hợp loài lai là kết quả giao phối hay cấy ghép giữa hai loài được quy định trong các Nhóm hoặc Phụ lục khác nhau hoặc với loài thông thường thì loài lai đó được quản lý của loài thuộc Nhóm hoặc Phụ lục mức độ bảo vệ cao hơn.
3. Phụ lục CITES là Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp được Hội nghị các quốc gia thành viên CITES thông qua và có hiệu lực phù hợp với quy định của Công ước, gồm:
a) Phụ lục I gồm những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe doạ tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại;
b) Phụ lục II gồm những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có thể sẽ bị tuyệt chủng nếu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật những loài này khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại không được kiểm soát;
c) Phụ lục III gồm những loài động vật, thực vật hoang dã mà một quốc gia thành viên CITES yêu cầu các quốc gia thành viên khác hợp tác để kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.
4. Bộ phận của động vật, thực vật là bất kỳ phần nào của động vật (như da, lông, móng, sừng…), thực vật (như vỏ, rễ...) ở dạng thô hoặc đã qua sơ chế (như bảo quản, làm bóng…) hoặc chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh có khả năng nhận dạng được của loài đó.
5. Dẫn xuất của các loài động vật, thực vật là toàn bộ các dạng vật chất được tách, chiết xuất ra từ động vật, thực vật, như: máu, xạ, dịch, mật, mỡ của động vật; nhựa, tinh dầu, dịch chiết từ thực vật.
6. Mẫu vật các loài động vật, thực vật bao gồm động vật, thực vật còn sống hay đã chết, tinh, phôi, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của các loài đó.
7. Động vật rừng thông thường là các loài động vật thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư và không thuộc: Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục I, II CITES; Danh mục động vật được nuôi, thuần hoá thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.
8. Khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật là hoạt động lấy mẫu vật loài động vật, thực vật ra khỏi môi trường sống của chúng.
9. Vì mục đích thương mại là các hoạt động giao dịch đối với mẫu vật các loài động vật, thực vật nhằm mục đích lợi nhuận.
10. Không vì mục đích thương mại là các hoạt động giao dịch giữa các tổ chức, cá nhân đối với mẫu vật các loài động vật, thực vật không nhằm mục đích lợi nhuận như phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, nhân nuôi bảo tồn, nuôi làm cảnh, cứu hộ, bảo tàng; triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm; biểu diễn xiếc; trao trả mẫu vật giữa các cơ quan quản lý CITES.
11. Nhập nội từ biển là hoạt động đưa vào lãnh thổ Việt Nam mẫu vật các loài động vật, thực vật quy định tại Phụ lục CITES được khai thác từ vùng biển không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.
12. Tái xuất khẩu là xuất khẩu mẫu vật đã nhập khẩu trước đó, bao gồm mẫu vật còn nguyên vẹn hoặc đã qua sơ chế hoặc sản xuất, chế biến trong nước.
13. Môi trường có kiểm soát là môi trường có sự quản lý của con người nhằm tạo ra những loài thuần chủng hoặc những loài lai. Môi trường có kiểm soát phải đảm bảo các điều kiện để ngăn ngừa sự xâm nhập hoặc phát tán của động vật, thực vật, trứng, giao tử, hợp tử, hạt, mầm, gen, dịch bệnh ra ngoài hoặc vào trong môi trường đó.
14. Cơ sở nuôi, cơ sở trồng, bao gồm: Cơ sở nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và/hoặc loài động vật thuộc các Phụ lục CITES và/hoặc loài động vật rừng thông thường; cơ sở trồng cấy nhân tạo loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và/hoặc loài thuộc Phụ lục CITES.
15. Nuôi sinh trưởng là hình thức nuôi con, trứng, phôi của các loài động vật để nuôi lớn, cho ấp nở thành các cá thể trong môi trường có kiểm soát.
16. Nuôi sinh sản là hình thức nuôi động vật để sản sinh ra các thế hệ kế tiếp trong môi trường có kiểm soát.
17. Trồng cấy nhân tạo là hình thức trồng, cấy từ hạt, mầm, hợp tử, ghép cành hoặc các cách nhân giống khác thực vật hoang dã trong môi trường có kiểm soát.
18. Nguồn giống sinh sản là cá thể động vật ban đầu hợp pháp được nuôi trong cơ sở nuôi sinh sản để sản xuất ra các cá thể thế hệ kế tiếp.
19. Thế hệ F1 gồm các cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên.
20. Thế hệ F2 hoặc các thế hệ kế tiếp gồm các cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát bởi cặp bố, mẹ thế hệ F1 trở đi.
21. Vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoang dã là mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình, trừ mẫu vật còn sống không là vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình.
22. Mẫu vật lưu niệm là vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình có được ngoài quốc gia thường trú của chủ sở hữu mẫu vật, trừ động vật sống không là mẫu vật lưu niệm.
23. Mẫu vật săn bắt là mẫu vật có được từ các hoạt động săn bắt hợp pháp.
24. Mẫu vật tiền Công ước là mẫu vật của một loài có được trước ngày lần đầu tiên các quy định của Công ước áp dụng đối với loài đó hoặc trước khi quốc gia thành viên gia nhập. Thời điểm có được mẫu vật xác định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ngày mẫu vật được khai thác từ tự nhiên;
b) Ngày mẫu vật được sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo trong môi trường có kiểm soát;
c) Trường hợp không xác định được ngày có được mẫu vật theo quy định tại các điểm a, b khoản này, ngày có được mẫu vật là ngày đầu tiên mẫu vật có chủ sở hữu.
25. Quốc gia thành viên Công ước CITES là quốc gia mà ở đó Công ước CITES có hiệu lực, phù hợp với quy định của Công ước.
26. Sản phẩm hoàn chỉnh là sản phẩm được đóng gói, dán nhãn sẵn sàng bán ra ngoài thị trường để sử dụng mà không cần sản xuất, chế biến thêm.
27. Công ước CITES là Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau dây viết tắt là Công ước CITES), được thông qua ngày 03/3/1973 tại Washington và có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 20/4/1994.
28. Ban Thư ký CITES là Ban Thư ký được quản lý bởi Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, có chức năng, nhiệm vụ quy định tại Chương XII Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Điều 4. Danh mục và tiêu chí xác định loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân thành 2 Nhóm, gồm Nhóm I và Nhóm II.
2. Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được xem xét đưa vào Nhóm I khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Loài hiện có tên trong Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam;
b) Loài hiện có tên trong Danh lục Đỏ IUCN ở bậc đe dọa từ Nguy cấp (EN) đến Cực kỳ nguy cấp (CR) hoặc loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam ở bậc đe dọa từ Nguy cấp (EN) đến Cực kỳ nguy cấp (CR) được cơ quan khoa học CITES Việt Nam lập hồ sơ đánh giá cần có biện pháp quản lý nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại;
c) Loài không thuộc điểm a, b khoản này có phân bố tại Việt Nam nhưng có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng trong tự nhiên trong vòng 3 thế hệ hoặc 10 năm tới được cơ quan khoa học CITES Việt Nam lập hồ sơ đánh giá cần có biện pháp quản lý nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
3. Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm gồm:
Nhóm IA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm IB: Các loài động vật rừng.
4. Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được xem xét đưa vào Nhóm II khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Loài hiện có tên trong Phụ lục II, Phụ lục III CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam;
b) Loài hiện có tên trong Danh lục Đỏ IUCN ở bậc đe dọa từ sẽ nguy cấp (VU) trở lên hoặc loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam ở bậc đe dọa từ sẽ nguy cấp (VU) trở lên được cơ quan khoa học CITES Việt Nam lập hồ sơ đánh giá cần có biện pháp quản lý hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại;
c) Loài không thuộc điểm a, b khoản này đang bị khai thác và buôn bán quá mức, được cơ quan khoa học CITES Việt Nam đánh giá là có khả năng sẽ bị nguy cấp trong tự nhiên, cần có biện pháp quản lý hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
5. Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm gồm:
Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm IIB: Các loài động vật rừng.
6. Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm khi cần thiết theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Điều 5. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1. Hoạt động khai thác, nuôi, trồng, nhốt, giết, chế biến, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài đó trong tự nhiên.
2. Mọi hoạt động khai thác, nuôi, trồng, nhốt, giết, chế biến, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, quảng cáo, trưng bày mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được quản lý, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.
3. Khu vực sinh cảnh sống thường xuyên, tập trung của các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được nghiên cứu làm cơ sở để thành lập các khu rừng đặc dụng.
4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
5. Không sử dụng công cụ, phương tiện để khai thác mẫu vật từ tự nhiên như: Các loại vũ khí, tên tẩm thuốc độc, chất nổ, chất độc, đào hầm, hố, cắm chông, bẫy kiềng lớn, bẫy cắm chông, bẫy gài lao, bẫy điện, bẫy sập, bẫy lưới, bẫy lồng, bẫy keo, ná cao su, khúc gỗ lớn, răng sắt lớn, thiết bị phát tiếng kêu động vật, trừ một số trường hợp như khai thác phục vụ nghiên cứu khoa học, đối ngoại và bảo tồn.
6. Khai thác, nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm I thực hiện như đối với các loài thuộc Phụ lục I CITES; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm II thực hiện như đối với các loài thuộc Phụ lục II CITES quy định tại Chương III Nghị định này.
Điều 6. Điều tra, đánh giá hiện trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1. Các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được điều tra, đánh giá tình trạng cùng với hoạt động điều tra rừng theo quy định của Quy chế quản lý rừng.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra, đánh giá thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá trên diện tích rừng trong phạm vi quản lý.
3. Nhà nước khuyến khích chủ rừng thực hiện việc điều tra, đánh giá hiện trạng và diễn biến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trong phạm vi diện tích được nhà nước giao, cho thuê.
Điều 7. Nghiên cứu khoa học về thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo tồn, phát triển bền vững các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thực hiện theo đúng đề tài, dự án đã được phê duyệt và tuân thủ Quy chế quản lý rừng.
2. Trước khi thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức, cá nhân phải thông báo cho chủ rừng bằng văn bản để giám sát.
Điều 8. Xử lý trường hợp động vật rừng xâm hại hoặc đe dọa tính mạng, tài sản của con người
1. Trong mọi trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa xâm hại tài sản hoặc tính mạng của con người, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải áp dụng các biện pháp xua đuổi, hạn chế gây tổn thương đến động vật rừng, đồng thời thông tin ngay đến cơ quan Kiểm lâm hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã gần nhất.
2. Trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trực tiếp tấn công con người ở ngoài các khu rừng đặc dụng, sau khi đã áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng không hiệu quả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định và trực tiếp chỉ đạo tổ chức việc bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đó.
Điều 9. Nuôi động vật rừng thông thường
1. Điều kiện nuôi động vật rừng thông thường:
a) Có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;
b) Đảm bảo an toàn cho con người; tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, thú y.
c) Cơ sở nuôi không thuộc khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.
2. Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để truy xuất nguồn gốc.
3. Trình tự, thủ tục xác nhận nuôi động vật rừng thông thường:
a) Hồ sơ đề nghị: bản chính sổ theo dõi vật nuôi theo Mẫu số 01 và bản chính thông báo theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Chủ cơ sở nuôi nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này đến cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
c) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại trả hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản cho chủ cơ sở nuôi; Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp cơ quan Kiểm lâm sở tại trả lời ngay cho chủ cơ sở nuôi tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
d) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra thực tế cơ sở nuôi và xác nhận vào sổ theo dõi vật nuôi và trả lại cho chủ cơ sở.
4. Danh mục động vật rừng thông thường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Mục 1. KHAI THÁC VÀ NUÔI, TRỒNG
Điều 10. Khai thác từ tự nhiên mẫu vật các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES
1. Các trường hợp khai thác từ tự nhiên mẫu vật các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES gồm:
a) Phục vụ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh đã được phê duyệt;
b) Tạo nguồn giống gốc phục vụ nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo thuộc các đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh đã được phê duyệt;
c) Phục vụ công tác đối ngoại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Hồ sơ đề nghị khai thác:
a) Bản chính đề nghị khai thác theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính phương án khai thác theo Mẫu số 04, Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản chính văn bản chấp thuận cho khai thác của chủ rừng trong trường hợp khai thác tại khu vực rừng đã có chủ và tổ chức, cá nhân khai thác không phải là chủ rừng;
d) Bản sao Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc phê duyệt đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học trong trường hợp khai thác để tạo nguồn giống gốc phục vụ nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo hoặc thu thập mẫu vật theo nhiệm vụ khoa học, công nghệ;
đ) Bản sao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tặng, cho mẫu vật các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES trong trường hợp khai thác phục vụ công tác đối ngoại;
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi khai thác. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về giải quyết thủ tục hành chính qua môi trường điện tử;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án khai thác; trường hợp không phê duyệt phương án khai thác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá nhân.
4. Khai thác các loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy sản.
5. Khai thác các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES từ cơ sở đã đăng ký mã số cơ sở nuôi, cơ sở trồng thực hiện theo quy định về khai thác thực vật rừng thông thường, động vật rừng thông thường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin theo Mẫu số 01, Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; chịu sự kiểm tra, báo cáo theo quy định tại Nghị định này.
Điều 11. Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES
1. Tổ chức, cá nhân trước khi nuôi, trồng phải được cấp mã số cơ sở nuôi, cơ sở trồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Đối với động vật:
a) Đảm bảo có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc. Đối với trường hợp nuôi các loài động vật lớp thú thuộc Phụ lục I CITES phải được gắn chíp để truy xuất nguồn gốc;
b) Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi theo tiêu chuẩn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn về chuồng, trại nuôi, cơ quan cấp mã số chịu trách nhiệm quyết định hoặc tham vấn cơ quan khoa học CITES có chuyên môn phù hợp về chuồng, trại nuôi trước khi quyết định;
c) Cơ sở nuôi thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về môi trường, pháp luật về thú y;
d) Cơ sở nuôi không thuộc khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.
đ) Có phương án nuôi theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
e) Có sổ theo dõi hoạt động nuôi và ghi chép đầy đủ thông tin theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Trường hợp nuôi các loài động vật thuộc các Phụ lục CITES không có phân bố tự nhiên tại Việt Nam và lần đầu tiên đăng ký nuôi tại Việt Nam phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc nuôi không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên;
h) Đối với các cơ sở nuôi cứu hộ, bảo tồn, trưng bày, sưu tập phải có nhân viên có trình độ từ trung cấp trở lên chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, thú y, sinh học phù hợp với loài nuôi.
3. Đối với thực vật:
a) Đảm bảo có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc;
b) Có phương án trồng theo Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Có sổ theo dõi hoạt động trồng và ghi chép đầy đủ thông tin theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Trường hợp trồng các loài thực vật thuộc các Phụ lục CITES không có phân bố tự nhiên tại Việt Nam và lần đầu tiên đăng ký trồng tại Việt Nam phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc trồng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài và các loài khác có liên quan trong tự nhiên.
4. Nuôi, trồng các loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES thực hiện theo quy định của pháp luật thủy sản về loài nguy cấp, quý, hiếm.
5. Mã số cơ sở nuôi, cơ sở trồng được quy định theo Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 12. Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES
1. Cơ quan cấp mã số:
a) Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh cấp mã số cơ sở nuôi, cơ sở trồng các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp mã số cơ sở nuôi, cơ sở trồng các loài thủy sản thuộc Phụ lục I CITES vì mục đích xuất khẩu. Đối với loài thủy sản thuộc Phụ lục I CITES không vì mục đích xuất khẩu, Phụ lục II, Phụ lục III CITES thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy sản.
2. Hồ sơ đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng
a) Bản chính Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 10 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính Phương án nuôi theo Mục II Mẫu số 06, Phương án trồng theo Mục II Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Trường hợp đăng ký nuôi, trồng loài thuộc Phụ lục I CITES để xuất khẩu, bản chính Phương án nuôi theo Mục I Mẫu số 06, Phương án trồng theo Mục II Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định.
3. Trình tự thực hiện:
a) Chủ cơ sở nuôi, trồng nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến Cơ quan cấp mã số quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp mã số kiểm tra thực tế trong trường hợp cần thiết, cấp mã số cơ sở nuôi, cơ sở trồng cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Trường hợp không cấp mã số, cơ quan cấp mã số thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp nuôi, trồng loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục I CITES để xuất khẩu, cơ quan cấp mã số thẩm định hồ sơ, gửi Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam tổ chức Hội đồng tư vấn gồm đại diện các cơ quan chuyên môn phù hợp với loài đăng ký nuôi, trồng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc họp, Hội đồng tư vấn có biên bản, báo cáo gửi Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được biên bản chấp thuận của Hội đồng tư vấn, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam gửi Ban Thư ký CITES xem xét, phê duyệt. Trường hợp Hội đồng tư vấn không chấp thuận, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam trả hồ sơ, nêu rõ lý do bằng văn bản cho cơ quan cấp mã số.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chấp thuận của Ban Thư ký CITES, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp mã số. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, cơ quan cấp mã số thực hiện cấp mã số cho chủ cơ sở nuôi, trồng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối duyệt hồ sơ của Ban Thư ký CITES, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thông báo cho cơ quan cấp mã số. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, cơ quan cấp mã số thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.
4. Trình tự, thủ tục xác nhận của Cơ quan khoa học CITES đối với trường hợp nuôi, trồng các loài thuộc Phụ lục CITES không có phân bố tự nhiên tại Việt Nam và lần đầu tiên đăng ký nuôi, trồng tại Việt Nam:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mã số cơ sở, Cơ quan cấp mã số theo quy định tại khoản 1 Điều này Nghị định này có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp mã số, Cơ quan khoa học CITES Việt Nam có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với nội dung xác nhận ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng của việc nuôi, trồng đến sự tồn tại của loài nuôi, trồng và các loài khác có liên quan trong tự nhiên.
5. Cấp lại mã số: Trường hợp cơ sở nuôi, trồng đã được cấp mã số có thay đổi, bổ sung địa điểm nuôi, trồng, mục đích nuôi, trồng hoặc bổ sung loài nuôi, trồng mới, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này kèm mã số đã được cấp tới cơ quan cấp mã số để cấp lại mã số. Trình tự thực hiện cấp lại mã số thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Huỷ mã số:
a) Hủy mã số trong trường hợp: Cơ sở tự đề nghị; cơ sở thay đổi địa điểm nuôi, trồng; cơ sở không đáp ứng các điều kiện nuôi, trồng hoặc vi phạm các quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Hình thức hủy: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị hoặc thông tin theo quy định tại điểm a khoản này, Cơ quan cấp mã số quy định tại khoản 1 Điều này ban hành Quyết định hủy mã số theo Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này theo đề nghị của chủ cơ sở nuôi, cơ sở trồng hoặc đề nghị bằng văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
c) Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày cơ quan cấp mã số ban hành Quyết định hủy mã số, chủ cơ sở nuôi, trồng phải thực hiện chuyển giao động vật, thực vật cho các cơ sở đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
Mục 2. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TÁI XUẤT KHẨU, NHẬP NỘI TỪ BIỂN VÀ QUÁ CẢNH
1. Điều kiện cấp phép xuất khẩu mẫu vật từ tự nhiên của các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES: Phục vụ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp bộ đã được phê duyệt hoặc phục vụ công tác đối ngoại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Điều kiện cấp phép xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo của các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES:
a) Đối với mẫu vật các loài thuộc Phụ lục I CITES: Mẫu vật các loài động vật xuất khẩu từ thế hệ F2 trở về sau được sinh sản tại cơ sở được cấp mã số nuôi; mẫu vật các loài thực vật xuất khẩu từ cơ sở được cấp mã số trồng;
b) Đối với mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II, Phụ lục III CITES: Mẫu vật các loài động vật xuất khẩu từ thế hệ F1 trở về sau được sinh sản tại cơ sở được cấp mã số nuôi; mẫu vật các loài thực vật xuất khẩu thuộc Phụ lục II, Phụ lục III CITES từ cơ sở được cấp mã số trồng;
c) Đối với mẫu vật các loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES: Mẫu vật từ thế hệ F2 đối với loài thuộc Phụ lục I CITES, mẫu vật từ thế hệ F1 đối với loài thuộc Phụ lục II, Phụ lục III CITES từ cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi, trồng theo quy định của pháp luật về thủy sản.
3. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép CITES xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES và xuất khẩu mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm.
4. Trường hợp Ban Thư ký CITES ban hành thông báo đề nghị các quốc gia thành viên tạm dừng hoặc đình chỉ buôn bán mẫu vật của một loài bất kỳ từ một hoặc một số quốc gia thành viên CITES, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dịch và đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp mẫu vật các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES được nhập khẩu vào Việt Nam, mà thời điểm xuất khẩu, tái xuất khẩu trước ngày có hiệu lực của thông báo đình chỉ buôn bán mẫu vật đó từ Ban Thư ký CITES, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thực hiện việc cấp giấy phép CITES nhập khẩu cho lô hàng đó theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
5. Không cấp giấy phép CITES xuất khẩu, tái xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES trong trường hợp:
a) Nhập khẩu mẫu vật tiền Công ước:
Trường hợp mẫu vật của một loài thuộc Phụ lục II được xuất khẩu, tái xuất khẩu trước ngày các quy định của Công ước CITES áp dụng đối với loài đó, tổ chức, cá nhân nộp cho cơ quan hải quan bản chính vận đơn của lô hàng nhập khẩu;
Trường hợp nhập khẩu mẫu vật tiền Công ước được xuất khẩu, tái xuất khẩu từ ngày các quy định của Công ước CITES áp dụng đối với loài đó, tổ chức, cá nhân nộp cho cơ quan hải quan bản chính giấy phép CITES xuất khẩu, tái xuất khẩu hoặc chứng chỉ tiền Công ước của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật.
b) Nhập khẩu mẫu vật các loài thủy sản thuộc Phụ lục II, Phụ lục III CITES. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mẫu vật nộp cho cơ quan hải quan bản chính giấy phép CITES xuất khẩu, tái xuất khẩu.
6. Tổ chức, cá nhân vận chuyển quá cảnh mẫu vật các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES không cần làm thủ tục cấp giấy phép CITES tại Việt Nam.
7. Thông tin về việc xuất khẩu, nhập khẩu loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đồng thời thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được gửi tới Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình trạng quản lý, bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Điều 14. Giấy phép, chứng chỉ CITES
1.
Giấy phép CITES quy định
theo Mẫu số 12 hoặc Mẫu số 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng
cho việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loài
động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES; xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm. Giấy phép CITES phải được ghi đầy đủ thông tin, dán
tem CITES hoặc mã QR, ký và đóng dấu của
Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
2. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm của các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES quy định theo Mẫu số 14 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu là 06 tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập khẩu là 12 tháng, kể từ ngày được cấp.
4. Giấy phép, chứng chỉ CITES được cấp 01 bản chính hoặc bản điện tử và được sử dụng một lần.
5. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ cấp giấy phép CITES trong thời gian 05 năm kể từ ngày cấp giấy phép.
1. Giấy phép CITES xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp.
2. Thành phần hồ sơ:
a) Bản chính đề nghị cấp giấy phép CITES theo Mẫu số 15 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao tài liệu chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, thủy sản;
c) Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật khai thác từ tự nhiên phục vụ nghiên cứu khoa học, quan hệ đối ngoại: Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nộp thêm bản sao văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học; văn bản xác nhận quà biếu, tặng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền xác nhận đối với trường hợp phục vụ quan hệ đối ngoại;
d) Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật thuộc Phụ lục I CITES: Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nộp thêm bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp;
đ) Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật sống từ tự nhiên phục vụ triển lãm, biểu diễn xiếc: Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nộp thêm bản sao quyết định cử đi tham dự triển lãm, biểu diễn xiếc ở nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy mời tham dự của tổ chức nước ngoài.
3. Trình tự, thủ tục:
a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan quản lý CITES Việt Nam;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép CITES;
c) Trường hợp cần tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam về ảnh hưởng của việc xuất khẩu, tái xuất khẩu tới sự tồn tại của loài, cơ quan thực thi liên quan về tính xác thực của thành phần hồ sơ hoặc cần kiểm tra thực tế trước khi cấp phép khi có thông tin nghi ngờ về tính hợp pháp của mẫu vật đề nghị xuất khẩu, tái xuất khẩu, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam tổ chức thực hiện; Thời hạn xử lý hồ sơ không quá 30 ngày.
Điều 16. Trình tự thủ tục cấp chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm
1. Cơ quan cấp chứng chỉ: Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp chứng chỉ cho chủ cơ sở chế biến, kinh doanh.
2. Điều kiện cơ sở được cấp chứng chỉ:
a) Mẫu vật lưu niệm từ cơ sở nuôi, trồng đã được cấp mã số hoặc cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi, trồng các loài thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản;
b) Cơ sở thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi hoạt động sản xuất, chế biến theo Mẫu số 16 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Thanh toán chi phí in chứng chỉ cho cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.
3. Hồ sơ đề nghị:
a) Bản chính Đề nghị cấp chứng chỉ theo Mẫu số 17 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao sổ theo dõi hoạt động sản xuất, chế biến theo Mẫu số 16 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trình tự, thủ tục:
a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này tới cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm cấp chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm.
5. Tổ chức, cá nhân được cấp chứng chỉ phải chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan cấp chứng chỉ; báo cáo về tình hình sử dụng chứng chỉ trước ngày 01 tháng 12 hàng năm và nộp lại số chứng chỉ không sử dụng trước ngày 15 tháng 01 năm kế tiếp về cơ quan cấp chứng chỉ.
6. Sử dụng chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm:
a) Mỗi chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm cấp tối đa cho 04 mẫu vật;
b) Tổ chức, cá nhân trực tiếp cấp chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm cho khách hàng.
1. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép CITES nhập khẩu.
2. Thành phần hồ sơ:
a) Bản chính Đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 15 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp đối với loài thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ nuôi, trồng đã được đăng ký mã số với Ban Thư ký CITES, loài thuộc Phụ lục II, III CITES;
c) Trường hợp nhập khẩu động vật sống: ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, điểm b khoản này, nộp thêm bản sao mã số cơ sở nuôi, trừ trường hợp nhập khẩu về làm thực phẩm, dược phẩm, dược liệu;
d) Giấy phép do Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp đối với mẫu vật nhập khẩu từ quốc gia không phải là thành viên CITES.
3. Trình tự thủ tục:
a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan quản lý CITES Việt Nam;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép CITES nhập khẩu;
c) Trường hợp nhập khẩu mẫu vật có nguồn gốc từ các quốc gia xuất khẩu thuộc vùng địa lý không tích cực theo pháp luật về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản hoặc có thông tin giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu là giả mạo hoặc giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu có dấu hiệu tẩy xóa, chỉnh sửa, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thực hiện tham vấn cơ quan cấp giấy phép CITES xuất khẩu, tái xuất khẩu về các thông tin liên quan đến giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu.
Trường hợp nhập khẩu mẫu vật là động vật sống lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thực hiện tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam về ảnh hưởng của việc nhập khẩu đối với môi trường tại Việt Nam. Thời gian cấp phép không quá 30 ngày.
3. Trình tự tham vấn:
a) Trường hợp tham vấn với cơ quan có liên quan của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam gửi tham vấn qua thư điện tử.
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tham vấn của cơ quan cấp giấy phép CITES xuất khẩu, tái xuất khẩu, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thực hiện cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân hoặc từ chối cấp phép, nêu rõ lý do bằng văn bản.
Trường hợp quá 30 ngày, kể từ ngày tham vấn Cơ quan quản lý CITES Việt Nam không nhận được kết quả tham vấn của cơ quan cấp giấy phép CITES xuất khẩu, tái xuất khẩu, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đồng thời trả lại hồ sơ.
b) Trường hợp tham vấn với Cơ quan khoa học CITES Việt Nam: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam gửi văn bản tham vấn đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.
Trong thời hạn không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, cơ quan khoa học CITES có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả tham vấn của cơ quan khoa học CITES Việt Nam, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thực hiện cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân hoặc từ chối cấp phép, nêu rõ lý do bằng văn bản.
1. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép CITES nhập nội từ biển.
2. Thành phần hồ sơ:
a) Bản chính đề nghị nhập nội từ biển theo Mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi, trồng loài thủy sản.
3. Trình tự thủ tục:
a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan quản lý CITES Việt Nam;
b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép. Đối với Trường hợp động vật sống, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thực hiện tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam, cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản trung ương về ảnh hưởng đối với động vật sống nhập nội, động vật tại Việt Nam và môi trường xung quanh; thời hạn xử lý hồ sơ trong trường hợp cần tham vấn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
4. Trình tự tham vấn: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam gửi văn bản tham vấn đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam, cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản trung ương.
Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, cơ quan khoa học CITES Việt Nam, cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được kết quả tham vấn của cơ quan khoa học CITES Việt Nam, cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản trung ương, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thực hiện cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân hoặc từ chối cấp phép, nêu rõ lý do bằng văn bản.
Điều 19. Cấp thay thế giấy phép CITES
1. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép CITES thay thế trong các trường hợp sau: Giấy phép CITES được cấp bị hỏng hoặc có sai sót.
2. Thành phần hồ sơ:
a) Bản chính đề nghị cấp thay thế giấy phép CITES và bản gốc giấy phép CITES đã được cấp trước đó đối với trường hợp giấy phép CITES bản giấy đã cấp bị hỏng hoặc có sai sót;
b) Bản chính đề nghị cấp thay thế giấy phép CITES và bản sao giấy phép CITES đã được cấp trước đó đối với trường hợp giấy phép CITES bản điện tử có sai sót.
3. Trình tự thủ tục:
a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan quản lý CITES Việt Nam;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp thay thế giấy phép CITES.
1. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam hủy giấy phép CITES trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép CITES được cấp không đúng quy định;
b) Giấy phép CITES bị tẩy xóa, sửa chữa do Cơ quan có liên quan về quản lý xuất nhập khẩu phát hiện và đề nghị.
2. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam ban hành Quyết định hủy giấy phép CITES theo Mẫu số 19 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đại diện quốc gia thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), giao cho đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ Cơ quan quản lý CITES Việt Nam với các nội dung sau:
1. Đại diện Việt Nam tham gia, đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên CITES tại các cuộc họp Hội nghị các nước thành viên CITES.
2. Thực hiện các hoạt động về cấp phép theo quy định tại Nghị định này; quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động nuôi, trồng, buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về nuôi, trồng các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES; đào tạo, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan về thực thi CITES; thực hiện hợp tác quốc tế, chương trình, dự án, tham dự các cuộc họp, hội nghị quốc tế về thực thi CITES; tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông về thực thi CITES và phòng chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về cấp phép và quản lý cơ sở nuôi, trồng; xây dựng báo cáo quốc gia về thực thi CITES theo yêu cầu của CITES.
Điều 22. Cơ quan khoa học CITES Việt Nam
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định tiêu chí và quy trình chỉ định cơ quan khoa học CITES để thực hiện các nhiệm vụ:
a) Tư vấn và chịu trách nhiệm trước pháp luật các nội dung tư vấn về: Đánh giá thực trạng quần thể, vùng phân bố, mức độ nguy cấp, quý, hiếm, mức độ nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng của các loài động vật, thực vật trong tự nhiên; tư vấn về việc cấp giấy phép CITES, chứng chỉ CITES xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật thuộc các Phụ lục CITES; cứu hộ, chăm sóc mẫu vật sống; xác định sinh cảnh và vùng phân bố phù hợp để thả động vật nguy cấp, quý, hiếm và động vật thuộc Phụ lục CITES; tư vấn về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES; thẩm định các dự án về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã;
b) Tham gia xây dựng Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục loài động vật rừng thông thường;
c) Thực hiện nhiệm vụ giám định tư pháp về động vật, thực vật hoang dã khi được trưng cầu, yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan khoa học CITES Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất về kết quả thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 23. Nguyên tắc xử lý mẫu vật bị tịch thu của các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES
1. Mẫu vật bị tịch thu có nguồn gốc trong nước được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Mẫu vật bị tịch thu có nguồn gốc nhập khẩu được trả lại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ theo trình tự như sau:
Cơ quan tịch thu mẫu vật gửi văn bản đến Cơ quan quản lý CITES Việt Nam đề nghị trả lại mẫu vật nhập khẩu. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan tịch thu mẫu vật, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam gửi văn bản đề nghị trả lại mẫu vật đến Cơ quan quản lý CITES của nước xuất xứ, vùng lãnh thổ về mẫu vật vi phạm. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Cơ quan quản lý CITES Việt Nam gửi văn bản, Cơ quan quản lý CITES nước xuất xứ, vùng lãnh thổ từ chối tiếp nhận, hoặc không phản hồi, hoặc không thực hiện nghĩa vụ chi trả các chi phí theo quy định của CITES thì mẫu vật được xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai hiệu quả Nghị định này;
b) Chỉ đạo tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên diện tích rừng thuộc phạm vi toàn quốc theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này;
c) Ban hành Danh mục động vật rừng thông thường theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
d) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES theo quy định tại Nghị định này;
đ) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, cơ quan cấp giấy phép CITES phối hợp với các cơ quan địa phương trong việc đề nghị cấp phép, đã được cấp phép của các cơ sở nuôi, cơ sở trồng, khai thác;
e) Chỉ định Cơ quan khoa học CITES Việt Nam;
g) Chủ trì thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES; nuôi động vật rừng thông thường;
h) Dịch và đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức thực hiện về: Danh mục động vật, thưc vật thuộc Phụ lục CITES sau khi được Hội nghị các quốc gia thành viên CITES thông qua; thông báo của Ban Thư ký CITES trong việc tạm dừng hoặc đình chỉ buôn bán mẫu vật của một loài bất kỳ từ một hoặc một số quốc gia thành viên CITES; số lượng, khối lượng mẫu vật các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES là vật dụng cá nhân, hộ gia đình được miễn trừ giấy phép CITES khi xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu.
2. Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ:
a) Chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức triển khai các nội dung của Nghị định theo chức năng, nhiệm vụ;
b) Chỉ đạo cơ quan Hải quan thực hiện việc xác nhận tại ô số 14, 15 trên bản chính giấy phép CITES đối với bản giấy, bản sao do cơ quan hải quan in từ hệ thống điện tử hoặc bản chính đối với giấy phép CITES điện tử.
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES; nuôi động vật rừng thông thường;
d) Phối hợp, trao đổi thông tin với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam về các vụ tạm giữ, bắt giữ, xử lý vi phạm liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES theo nội dung yêu cầu của CITES;
3. Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm:
a) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES; nuôi động vật rừng thông thường;
b) Phối hợp, trao đổi thông tin với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam về các vụ tạm giữ, bắt giữ, xử lý vi phạm liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES theo nội dung yêu cầu của CITES.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên diện tích rừng thuộc phạm vi của tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này;
b) Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở nuôi, cơ sở trồng đảm bảo thực hiện đúng các quy định về cấp mã số cơ sở nuôi, cơ sở trồng, khai thác theo quy định tại Nghị định này; báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình đăng ký, cấp mã số cơ sở nuôi, cơ sở trồng hàng năm trên địa bàn tỉnh tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
c) Thống kê, tổng hợp các cơ sở nuôi, cơ sở trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES để thực hiện cấp mã số theo quy định tại Nghị định này.
5. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu thống kê mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES do các cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý đang lưu giữ, bảo quản trước ngày 31 tháng 12 hằng năm. Nội dung thông tin cung cấp gồm: Số lượng, khối lượng, nguồn gốc của mẫu vật theo từng loại cụ thể hiện đang lưu giữ, bảo quản.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm
2. Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
c) Số thứ tự 07 Phụ lục VIII Danh mục động vật khác được phép chăn nuôi ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật chăn nuôi.
3. Đối với các loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đồng thời thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ áp dụng chế độ quản lý theo quy định tại Nghị định này, khai thác tạo nguồn giống ban đầu phục vụ nghiên cứu khoa học.
Điều 26. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các cơ sở nuôi, cơ sở trồng đã được cấp mã số thực hiện mở sổ theo dõi theo quy định tại Nghị định này trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đề nghị đăng ký cơ sở nuôi, cơ sở trồng khai thác từ tự nhiên nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
3. Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Ủy ban nhân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện việc cấp mã số cơ sở trồng cho tổ chức, cá nhân đã trồng thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, thực vật thuộc các Phụ lục CITES nhưng chưa được cấp mã số.
4. Đối với cơ sở nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật thuộc Phụ lục CITES trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp mã số, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp mã số theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
5. Đối với cơ sở nuôi, cơ sở trồng đã được Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp mã số vi phạm quy định về điều kiện nuôi, trồng quy định tại Nghị định này, Cơ quan cấp mã số theo quy định tại Nghị định này thực hiện hủy mã số của cơ sở đó.
6. Giấy phép, chứng chỉ CITES do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành tiếp tục có giá trị sử dụng cho đến khi hết hiệu lực.
Điều 27. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.