CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 1997 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2.- Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN
SỬA ĐỔI BỔ SUNG ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY
DỰNG BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 42/CP NGÀY 16/7/1996 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 92/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ)
Điều 6.- Trách nhiệm quản lý Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
Nay sửa đổi bổ sung khoản 2, khoản 4, như sau:
Khoản 2: Bộ Xây dựng.
Bộ Xây dựng có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý xây dựng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành hoặc được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền ban hành; ban hành hoặc thoả thuận để các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm các quy định quản lý chất lượng công trình và kinh tế xây dựng (hệ thống các định mức và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật xây dựng, giá chuẩn, đơn giá xây dựng). Thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, về việc cấp chứng chỉ năng lực cho các doanh nghiệp tư vấn xây dựng và xây lắp. Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương để hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.
Khoản 4: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu cơ chế chính sách quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng Ngân hàng trong đầu tư và xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền ban hành; hướng dẫn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, tín dụng khác thực hiện việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để cho vay dài hạn, trung hạn các dự án và cho vay ngắn hạn phục vụ đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh; thực hiện chế độ bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho các nhà thầu Việt Nam khi tham gia đấu thầu quốc tế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện bảo lãnh vốn vay, bảo lãnh hợp đồng mua sắm vật tư thiết bị theo quy định của Chính phủ đối với các dự án đầu tư của nhà nước thông qua đấu thầu quốc tế. Các Ngân hàng tự quyết định cho vay, thu nợ bằng nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường.
Điều 7.- Thẩm quyền quyết định đầu tư, cho phép đầu tư và cấp giấy phép đầu tư.
Nay sửa đổi bổ sung khoản 1, như sau:
1. Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn Nhà nước.
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm A.
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm B và C. Riêng các dự án nhóm B trước khi quyết định đầu tư cần có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kế hoạch đầu tư và Bộ trưởng Bộ quản lý ngành về quy hoạch phát triển ngành và nội dung kinh tế - kỹ thuật của dự án.
c) Các Tổng cục và Cục trực thuộc các Bộ được Bộ trưởng uỷ quyền quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm C.
d) Hội đồng quản trị các Tổng công ty thành lập theo Quyết định 91/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ được quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C thuộc nguồn vốn vay thương mại và vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước. Riêng các dự án nhóm B trước khi quyết định đầu tư cần có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kế hoạch đầu tư và Bộ trưởng Bộ quản lý ngành về quy hoạch phát triển ngành và nội dung kinh tế - kỹ thuật của dự án.
Trường hợp đặc biệt ngoài quy định trên phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
e) Hội đồng quản trị các Tổng công ty thành lập theo Quyết định 90/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ được quyết định đầu tư các dự án nhóm C thuộc nguồn vốn vay thương mại và vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước.
g) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thể uỷ quyền cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện quyết định đầu tư các dự án có mức vốn đầu tư dưới 2 tỷ đồng tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng thành phố và tuỳ thuộc nguồn vốn. Đối với các tỉnh và thành phố còn lại, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh được uỷ quyền cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện quyết định đầu tư các dự án có mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa phương.
Điều 8.- Trách nhiệm của Chủ đầu tư và các tổ chức tư vấn xây dựng, cung ứng thiết bị và xây lắp.
Nay sửa đổi bổ sung như sau:
1. Trách nhiệm của Chủ đầu tư:
a) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án đầu tư thông qua hợp đồng theo pháp luật hiện hành.
b) Chủ đầu tư có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau theo quy định của Điều lệ này để lập dự án và có trách nhiệm toàn diện, liên tục về quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ khi lập dự án, thực hiện dự án và đưa dự án vào hoạt động theo yêu cầu đề ra trong dự án được duyệt
c) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng của toàn bộ dự án.
d) Chủ đầu tư có trách nhiệm trả nợ các nguồn vốn vay, vốn huy động đúng thời hạn và các điều kiện đã cam kết khác khi huy động vốn.
e) Khi thay đổi Chủ đầu tư thì Chủ đầu tư mới thay thế phải chịu trách nhiệm kế thừa toàn bộ công việc đầu tư của Chủ đầu tư trước.
f) Trường hợp Chủ đầu tư là doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu khi phá sản thì công việc đầu tư đã thực hiện của Chủ đầu tư đó được xử lý theo luật phá sản doanh nghiệp.
g) Khi lập hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi, Chủ đầu tư có trách nhiệm và có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan của Nhà nước chỉ dẫn các vấn đề có liên quan đến dự án như quy hoạch xây dựng, đất đai, tài nguyên, nguồn nước, điện, giao thông vận tải, môi trường sinh thái, phòng chống cháy nổ, bảo vệ di tích văn hoá, lịch sử, an ninh, quốc phòng và phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về các vấn đề nêu trên trong toàn bộ quá trình đầu tư và xây dựng.
2. Các tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng (khảo sát, thiết kế, quản lý việc thực hiện dự án...), cung ứng thiết bị, vật tư, thi công xây lắp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư hoặc Chủ nhiệm điều hành dự án và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện hợp đồng.
Điều 10.- Kế hoạch hoá đầu tư.
Nay sửa đổi bổ sung khoản 5, như sau:
5. Nội dung, điều kiện ghi kế hoạch đầu tư và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch được quy định như sau: a) Nội dung kế hoạch đầu tư bao gồm:
- Kế hoạch vốn cho công tác điều tra, khảo sát và lập quy hoạch ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
- Kế hoạch chuẩn bị đầu tư bao gồm vốn đầu tư để thực hiện việc điều tra khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi của dự án, thẩm định dự án và quyết định đầu tư.
- Kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án bao gồm vốn để thực hiện công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu, xây dựng khu phụ trợ, nhà ở tạm của công nhân xây dựng đối với các dự án có nhu cầu được cấp có thẩm quyền cho phép và các chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện các dự án khác có liên quan.
- Kế hoạch thực hiện dự án bao gồm vốn đầu tư để thực hiện việc mua sắm vật tư thiết bị, xây dựng và các chi phí có liên quan đến việc đưa dự án vào khai thác sử dụng.
b) Điều kiện ghi kế hoạch đầu tư hàng năm:
- Các dự án được ghi vào kế hoạch chuẩn bị đầu tư phải nằm trong quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ.
- Các dự án được ghi vào kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án phải có quyết định đầu tư phù hợp với những quy định của Điều lệ này.
Những dự án thuộc nhóm A, B, nếu chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt, nhưng trong quyết định đầu tư đã quy định mức vốn của từng hạng mục thì được ghi kế hoạch đầu tư.
Đối với các dự án ký kết với nước ngoài, trong đó có nhiều dự án nhỏ thì từng dự án nhỏ thi công trong năm phải có thiết kế kỹ thuật và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, các Tổng công ty được thành lập theo Quyết định số 91/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm vào tuần đầu tháng cuối quý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ xây dựng, Tổng cục Thống kê về các mặt huy động các nguồn vốn, khối lượng xây dựng, cấp phát thanh toán, dự án hoàn thành, năng lực mới huy động theo biểu mẫu do Tổng cục Thống kê quy định. Riêng đối với các dự án nhóm A, Chủ đầu tư phải báo cáo tình hình thực hiện vào ngày 25 hàng tháng để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 14.- Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi.
Nay sửa đổi bổ sung như sau:
Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm:
1. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.
2. Lựa chọn hình thức đầu tư.
3. Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng.
4. Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc tuyến công trình) phù hợp với quy hoạch xây dựng.
5. Phương án giải phóng mặt bằng.
6. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ.
7. Các phương án thiết kế và giải pháp xây dựng.
8. Tổ chức quản lý khai thác, sử dụng lao động.
9. Phương án tài chính kinh tế.
10. Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư. Đối với các dự án thuộc nhóm C có thể lập ngay kế hoạch đấu thầu.
Nội dung chi tiết của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ xây dựng hướng dẫn.
Điều 22.- Nội dung thực hiện dự án đầu tư.
Nay sửa đổi bổ sung như sau:
Nội dung thực hiện dự án đầu tư bao gồm:
1. Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước (bao gồm cả mặt nước, mặt biển);
2. Tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng;
3. Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình;
4. Thẩm định thiết kế, tổng dự toán công trình;
5. Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp;
6. Xin giấy phép xây dựng (nếu quy định phải có) và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có);
7. Ký kết hợp đồng với Nhà thầu để thực hiện dự án;
8. Thi công xây lắp công trình;
9. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
10. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành xây lắp đưa dự án vào khai thác sử dụng.
1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước:
a) Các dự án nhóm A:
- Nếu dự án (hoặc gói thầu) chỉ định thầu, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (hoặc dự toán) công trình do Thủ trưởng Bộ quản lý ngành phê duyệt sau khi được cơ quan chuyên môn thẩm định về thiết kế kỹ thuật và Bộ Xây dựng thẩm định về tổng dự toán.
- Nếu dự án (hoặc gói thầu) tổ chức đấu thầu, Bộ quản lý ngành phê duyệt thiết kế kỹ thuật sau khi được cơ quan chuyên môn thẩm định. Bộ quản lý ngành gửi một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã phê duyệt và văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu tới Bộ Xây dựng để theo dõi và kiến nghị xử lý khi cần thiết.
b) Các dự án nhóm B, C:
Thiết kế kỹ thuật do người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt sau khi được cơ quan chuyên môn thẩm định về thiết kế kỹ thuật.
Nếu dự án (hoặc gói thầu) chỉ định thầu, người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải phê duyệt tổng dự toán (hoặc dự toán) công trình sau khi được cơ quan quản lý xây dựng thẩm định. Cơ quan quản lý xây dựng của Tổng công ty là các tổ chức quản lý đầu tư xây dựng của Tổng công ty. Cơ quan quản lý xây dựng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các Sở Xây dựng chuyên ngành.
2. Đối với dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, việc thẩm định thiết kế được thực hiện theo hướng dẫn riêng.
3. Đối với các dự án đầu tư không sử dụng vốn Nhà nước chủ đầu tư phải thuê tư vấn có tư cách pháp nhân thẩm định thiết kế kỹ thuật xây dựng.
Nay sửa đổi bổ sung như sau:
1. Tất cả các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, thay đổi chức năng hoặc mục đích sử dụng trong đô thị và tại những khu đất ngoài đô thị, đều phải xin giấy phép xây dựng. Các dự án đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền thì tiến hành ngay việc cấp giấy phép xây dựng. Đối với các dự án không yêu cầu có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, thì có thể lập ngay hồ sơ xin giấy phép xây dựng. Thời gian xem xét và cấp giấy phép xây dựng, không quá 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng bao gồm:
Đơn xin phép xây dựng (do Chủ đầu tư đứng tên).
Quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (nếu có).
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc quyền sở hữu công trình.
Tài liệu thiết kế công trình (chỉ gồm bản vẽ thiết kế: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt).
Các trường hợp sau đây được miễn giấy phép xây dựng:
a) Công trình thuộc dự án nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, nhưng trước khi khởi công xây dựng Chủ đầu tư phải gửi một bộ hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đến Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố sở tại để kiểm tra, theo dõi và lưu trữ.
b) Các trường hợp sửa chữa nhỏ không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình các nhà lân cận và bộ mặt đường phố quy định tại điều 18 Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về quản lý quy hoạch đô thị.
2. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phếp xây dựng các công trình thuộc lãnh thổ mình quản lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể uỷ quyền cho Giám đốc Sở xây dựng trực tiếp cấp giấy phép xây dựng các công trình thuộc lãnh thổ mình quản lý.
Khi được uỷ quyền cấp giấy phép xây dựng, Giám đốc Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật và phải thường xuyên báo cáo cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết về tình hình cấp giấy phép xây dựng tại địa phương mình.
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư nhân và các công trình có quy mô nhỏ theo sự phân cấp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc cấp giấy phép xây dựng các công trình thuộc nhóm này phải theo sự chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn của Giám đốc Sở Xây dựng.
Căn cứ điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, Giám đốc Sở Xây dựng lập phương án tổ chức cấp giấy phép xây dựng, phân loại và phân định khu vực, các vị trí có công trình cấp phép xây dựng để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh việc quy định cấp giấy phép xây dựng (bao gồm cả việc phân loại và phân định khu vực để cấp giấy phép xây dựng) do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng.
c) Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập được quyền cấp giấy phép xây dựng các công trình trong phạm vi ranh giới khu chế xuất và khu công nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và sự hướng dẫn nghiệp vụ của Giám đốc Sở Xây dựng.
3. Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép xây dựng.
Điều 31.- Hợp đồng về tư vấn, mua sắm thiết bị và xây lắp.
Nay sửa đổi bổ sung như sau:
1. Sau khi có văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu, chủ đầu tư phải đàm phán hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng với đơn vị trúng thầu theo đúng Quy chế đấu thầu của Nhà nước.
2. Trường hợp thực hiện chỉ định thầu, chủ đầu tư phải căn cứ vào thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (hoặc dự toán) được duyệt để thương thảo và ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật về hợp đồng.
3. Trường hợp ký kết hợp đồng với các tổ chức nước ngoài thì còn phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt nội dung hợp đồng.
4. Các hợp đồng thuộc dự án nhóm A, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty thành lập theo quyết định 91/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung hợp đồng.
5. Trường hợp chủ đầu tư tuỳ tiện ký kết hợp đồng trái với quy định trên thì cơ quan cấp vốn không cấp phát hoặc cho vay vốn, đồng thời còn bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm.
Điều 32.- Điều kiện khởi công công trình.
Nay sửa đổi bổ sung như sau:
Tất cả các công trình muốn khởi công phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có giấy phép xây dựng (đối với các dự án phải có giấy phép xây dựng);
2. Các công trình sử dụng vốn Nhà nước:
Phải có văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu và văn bản phê duyệt hợp đồng (đối với công trình có tổ chức đấu thầu Quốc tế).
Phải có tổng dự toán (hoặc dự toán) được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình chỉ định thầu).
3. Có hợp đồng giao nhận thầu hợp lệ.
Điều 47.- Hình thức chìa khoá trao tay
Nay sửa đổi bổ sung như sau:
1. Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu dự án để lựa chọn một nhà thầu (tổng thầu xây dựng) thực hiện toàn bộ việc thực hiện dự án (thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp...). Chủ đầu tư chỉ trình duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; nghiệm thu và nhận bàn giao khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng. Tổng thầu xây dựng có thể giao thầu lại việc khảo sát, thiết kế, mua sắm thiết bị hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ.
2. Hình thức chìa khoá trao tay được áp dụng trong việc xây dựng các công trình hạ tầng, công trình nhà ở, công trình dân dụng, công trình sản xuất kinh doanh hoặc các công trình được cấp có thẩm quyền cho phép.
Nay sửa đổi bổ sung như sau:
1. Chủ đầu tư sử dụng lực lượng xây dựng của mình để thực hiện khối lượng xây lắp tự làm.
2. Hình thức tự làm chỉ áp dụng đối với các công trình sửa chữa, cải tạo quy mô nhỏ, công trình chuyên ngành đặc biệt (xây dựng nông, lâm nghiệp) và các công trình tự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp xây dựng, kể cả sản phẩm xây dựng do doanh nghiệp tự đầu tư.
PHỤ LỤC
NAY SỬA ĐỔI BỔ SUNG NHƯ SAU: PHÂN LOẠI DỰ
ÁN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số
92/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số
42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996)
Các dự án đầu tư (không kể dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài) được phân loại thành 3 nhóm A, B, C theo các quy định sau đây:
1. Dự án nhóm A:
1.1- Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới (không phụ thuộc quy mô vốn đầu tư).
1.2- Các dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ (không phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư).
1.3- Các dự án có Tổng mức đầu tư lớn:
a) Trên 400 tỷ đồng đối với dự án thuộc các Ngành: Công nghiệp điện, Dầu khí, Hoá chất, Phân bón, Chế tạo máy, Xi măng, Luyện kim, Khai thác, Chế biến khoáng sản, Cầu, Cảng biển, Sân bay, đường sắt, đường quốc lộ.
b) Trên 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc các Ngành: Thuỷ lợi, Giao thông (khác ở điểm a), Cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng, Kỹ thuật điện, Điện tư, tin học, Công trình cơ khí khác, Sản xuất vật liệu, Bưu chính viễn thông.
c) Trên 100 tỷ đồng đối với các dự án: BOT trong nước, dự án hạ tầng, khu đô thị mới trong nước; dự án thuộc các ngành: Công nghiệp nhẹ, Sành, Sứ, Thuỷ tinh, Hoá dược, thuốc chữa bệnh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.
d) Các dự án thuộc ngành: Y tế, Văn hoá, Giáo dục, Phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, Kho tàng, Du lịch, Thể dục thể thao, Nghiên cứu khoa học và các dự án khác có mức vốn trên 75 tỷ đồng.
2. Dự án nhóm B:
2.1- Từ 30 tỷ đồng đến dưới 400 tỷ đồng đối với dự án thuộc các ngành: Công nghiệp điện, Dầu khí, Hoá chất, Phân bón, Chế tạo máy, Xi măng, Luyện kim, Khai thác, Chế biến khoáng sản, Cầu, Cảng biển, Sân bay, đường sắt, đường quốc lộ.
2.2- Từ 20 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc các Ngành: Thuỷ lợi, Giao thông (khác ở điểm 2.1), cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng, Kỹ thuật điện, Điện tử, tin học, Công trình cơ khí khác, Sản xuất vật liệu, Bưu chính viễn thông.
2.3- Từ 15 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng đối với các dự án: BOT trong nước, dự án hạ tầng, khu đô thị mới trong nước; dự án thuộc các ngành: Công nghiệp nhẹ, Sành, Sứ, Thuỷ tinh, Hoá dược, Thuốc chữa bệnh, Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Thiết bị xây dựng, Sản xuất nông, lâm nghiệm, Nuôi trồng thuỷ sản, Chế biến nông, lâm sản.
2.4- Từ 7 tỷ đồng đến 75 tỷ đồng thuộc các Ngành: Y tế, Văn hoá, Giáo dục, Phát thanh, Truyền hình, Xây dựng dân dụng, Kho tàng, Du lịch, Thể dục thể thao, Nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
3. Dự án nhóm C:
3.1- Dưới 30 tỷ đồng đối với dự án thuộc các Ngành: Công nghiệp điện, Dầu khí, Hoá chất, Phân bón, Chế tạo máy, Xi Măng, Luyện kim, Khai thác, Chế biến khoáng sản, Cầu, Cảng biển, Sân bay, đường sắt, đường quốc lộ.
3.2- Dưới 20 tỷ đồng đối với dự án thuộc các Ngành: Thuỷ lợi, Giao thông (khác ở điểm 3.1), Cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng, Kỹ thuật điện, Điện tử, tin học, Công trình cơ khí khác, Sản xuất vật liệu, Bưu chính viễn thông.
3.3- Dưới 15 tỷ đồng đối với các dự án: BOT trong nước, dự án hạ tầng, khu đô thị mới trong nước; dự án thuộc các ngành: Công nghiệp nhẹ, Sành, Sứ, Thuỷ tinh, Hoá dược, Thuốc chữa bệnh, Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Thiết bị xây dựng, Sản xuất nông, lâm nghiệp, Nuôi trồng thuỷ sản, Chế biến nông, lâm sản.
3.4- Dưới 7 tỷ đồng đối với dự án không thuộc các mục (3.1; 3.2; 3.3) của dự án nhóm C.
Ghi chú:
1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu, theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trụ sở, nhà làm việc, cơ quan nhà nước phải thực hiện theo thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 05/BKH-CSHT ngày 23/4/1997 đã được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền (văn bản số 984/TTg ngày 30/12/1996).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.