CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 81-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 1994 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ vào Điều 79 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi) ngày 21
tháng 6 năm 1994. Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Bầu cử đại biểu
Hội đồng nhân dân (sửa đổi),
NGHỊ ĐỊNH:
a) Đối với Hội đồng nhân dân cấp xã, phường, thị trấn: Người cư trú thường xuyên có quyền lợi gắn bó với địa phương; nếu mới di chuyển đến địa phương, phải hoàn tất thủ tục nhập khẩu hoặc có giấy giới thiệu chuyển đến cư trú làm ăn sinh sống tại địa phương mới có quyền bầu cử và ứng cử.
b) Đối với việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và tương đương: Việc công dân di chuyển nơi cư trú trong phạm vi một huyện thì không phân biệt thời hạn cư trú đều có quyền bầu cử và ứng cử. Nếu di chuyển tới huyện khác phải có giấy tờ di chuyển chính thức mới được quyền bầu cử và ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Nếu đến với mục đích thăm hỏi người thân, khi bầu cử phải trở về huyện cư trú để bầu cử.
c) Đối với việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh không phân biệt thời hạn cư trú trong phạm vi một tỉnh; người ngoài tỉnh phải có giấy tờ di chuyển chính thức đến làm ăn thì có quyền bầu cử, ứng cử; nếu tạm trú có thời hạn với mục đích thăm hỏi, khi bầu cử phải trở về nơi cư trú chính thức để bầu cử.
d) Đối với các đơn vị cơ động quân đội nhân dân do yêu cầu nhiệm vụ mà di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác thì tuỳ theo điều kiện cụ thể mà có thể tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
SỐ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ĐƠN VỊ BẦU CỬ VÀ KHU VỰC BỎ PHIẾU
Điều 5.- Việc tính số đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cụ thể như sau:
a) Cần lấy số lượng về dân số của địa phương đã được Tổng cục Thống kê Trung ương tính tháng 12 năm 1993 để làm căn cứ tính thống nhất trong cả nước.
b) Khi đã có dân số của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, căn cứ vào quy định tại Điều 9 của Luật Bầu cử để tính số đại biểu được bầu cho cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Việc tính số lượng đơn vị bầu cử ở cấp bầu cử.
a) Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì đơn vị bầu cử được tổ chức ở một huyện hoặc liên huyện.
b) Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện thì đơn vị bầu cử được tổ chức ở một xã hoặc liên xã.
c) Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã thì đơn vị bầu cử sẽ được tổ chức ở một thôn, ấp, bản, xóm, hoặc liên thôn, ấp, bản, xóm.
Để xác định số đơn vị bầu cử và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị của từng cấp Hội đồng nhân dân phải tính số bình quân mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp đó đại diện cho bao nhiêu người.
Việc định các khu vực bỏ phiếu phải dựa trên các điều kiện sinh hoạt, cư trú của nhân dân, hoàn cảnh địa dư, khả năng tổ chức của địa phương và theo đúng tiêu chuẩn đã được quy định theo Luật. Khi chia khu vực bỏ phiếu không được xé lẻ các thôn, ấp, bản, xóm, tổ dân phố, trường hợp số cử tri quá đông bắt buộc phải chia một thôn, ấp thành hai khu vực bỏ phiếu thì cũng phải có ranh giới rõ ràng để cử tri dễ nhận biết khu vực bỏ phiếu của mình.
Hội đồng bầu cử được thành lập ở tỉnh, huyện, xã và các đơn vị hành chính tương đương.
Mỗi đơn vị bầu cử được thành lập một Ban bầu cử.
Mỗi khu vực bỏ phiếu thành lập một Tổ bầu cử.
Khi tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiều cấp cùng một ngày, nếu đơn vị bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh là huyện thì Hội đồng bầu cử Hội đồng nhân dân huyện kiêm cả nhiệm vụ Ban bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh; nếu đơn vị bầu cử Hội đồng nhân dân huyện là xã thì Hội đồng bầu cử xã làm luôn nhiệm vụ của Ban bầu cử Hội đồng nhân dân huyện.
Việc giải quyết những khiếu nại về quyền bầu cử thực hiện theo Điều 25 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Chính quyền các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện giúp đỡ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp làm tốt quy trình hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
TRÌNH TỰ BẦU CỬ VÀ KẾT QUẢ BẦU CỬ
Ở những đơn vị bầu cử nếu số người trúng cử chưa đủ 2/3 số đại biểu đã quy định thì phải tổ chức bầu thêm số đại biểu còn thiếu.
Sau khi tiếp nhận và kiểm tra biên bản bầu cử do các Ban bầu cử gửi đến, Hội đồng bầu cử phải làm biên bản tổng kết cuộc bầu cử và tuyên bố kết quả cuộc bầu cử theo Luật định để toàn thể cử tri biết bằng mọi phương tiện thông tin thường dùng trong địa phương.
VIỆC BẦU CỬ BỔ SUNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Tuỳ theo tình hình và đặc điểm cụ thể của mỗi địa phương, mỗi cấp mà quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân ở những đơn vị bầu cử khuyết đại biểu, không nhất thiết đơn vị bầu cử nào khuyết cũng phải bổ sung, nhằm giảm bớt sự chi phí sức người, sức của của nhân dân và Nhà nước.
VIỆC XỬ LÝ NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ
|
Võ Văn kiệt (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.