CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/1998/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 1998 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990;
Để chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh được quy định trong Nghị định này bao gồm : doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, kể cả cá nhân và nhóm kinh doanh quy định tại Nghị định số 66/HĐBT ngày 02 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) dưới đây gọi chung là doanh nghiệp.
Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng, lạm dụng quyền thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với doanh nghiệp.
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra hoặc mua chuộc cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra.
Mọi thành viên của doanh nghiệp có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo đó.
Các khiếu nại, tố cáo về hoạt động thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết kịp thời, đúng pháp luật.
Chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ yêu cầu, nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian thực hiện và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong trường hợp chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra có sự trùng lặp về nội dung, thời gian thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải phối hợp để giải quyết, nếu còn ý kiến khác nhau thì Tổng Thanh tra Nhà nước tổng hợp tình hình báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. ở địa phương, nếu còn ý kiến khác nhau giữa các sở, ngành, quận huyện thì Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp tình hình báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Thủ trưởng các cơ quan có chức năng kiểm tra đối với doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra, thống nhất với Chánh thanh tra Bộ trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt.
Điều 14. Quyết định thanh tra phải ghi rõ :
1- Căn cứ pháp lý để thanh tra;
2- Nội dung, yêu cầu, phạm vi của cuộc thanh tra;
3- Thời hạn thanh tra;
4- Thành viên đoàn thanh tra và quyền, trách nhiệm của đoàn thanh tra;
5- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thanh tra.
1- Thời hạn thanh tra tại một doanh nghiệp tối đa không quá ba mươi ngày.
2- Khi cần thiết, người ra quyết định thanh tra được quyền gia hạn. Thời gian gia hạn không vượt quá ba mươi ngày.
3- Thời hạn thanh tra được xác định kể từ ngày công bố quyết định thanh tra tại doanh nghiệp đến ngày công bố dự thảo kết luận của đoàn thanh tra.
1- Việc thanh tra bất thường chỉ được tiến hành khi doanh nghiệp có vi phạm pháp luật.
2- Quyết định thanh tra bất thường do thủ trưởng các cơ quan thanh tra trong hệ thống tổ chức thanh tra Nhà nước hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước ban hành.
2- Quyết định phúc tra do Tổng Thanh tra Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
3- Quyết định phúc tra phải ghi rõ yêu cầu, nội dung, thời hạn phúc tra.
4- Thời hạn phúc tra được áp dụng theo thời hạn thanh tra quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên chỉ được làm việc với người có trách nhiệm của doanh nghiệp tại công sở hoặc trụ sở của doanh nghiệp và phải có lịch làm việc. Khi người có trách nhiệm của doanh nghiệp giải trình trực tiếp với đoàn thanh tra thì phải có ít nhất 2 thành viên của đoàn cùng làm việc.
Trong trường hợp doanh nghiệp chưa nhất trí với nội dung dự thảo kết luận thanh tra thì có quyền giải trình với đoàn thanh tra. ý kiến giải trình của doanh nghiệp phải ghi vào biên bản và được xem xét, kết luận.
Trong trường hợp kết luận thanh tra có liên quan đến đảng viên thì người đã ra quyết định thanh tra có trách nhiệm cung cấp những tài liệu và kết luận có liên quan cho Cấp ủy Đảng và ủy ban kiểm tra của Đảng có thẩm quyền khi được yêu cầu.
Quyết định kiểm tra do thủ trưởng cơ quan có chức năng kiểm tra ban hành.
Quyết định kiểm tra phải thông báo cho doanh nghiệp được kiểm tra ít nhất là 3 ngày trước khi tiến hành kiểm tra, trừ trường hợp kiểm tra bất thường khi có vi phạm pháp luật xảy ra.
Điều 24. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ :
1- Căn cứ pháp lý để kiểm tra;
2- Nội dung, yêu cầu, phạm vi kiểm tra;
3- Thời hạn kiểm tra;
4- Thành viên đoàn kiểm tra; quyền và trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra;
5- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được kiểm tra.
Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng hoặc Phó trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thủ trưởng các Cục Cảnh sát kinh tế, An ninh kinh tế, An ninh văn hóa, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý. Quyết định phải ghi rõ căn cứ, nội dung, thời hạn kiểm tra, người thực hiện nhiệm vụ.
Các hoạt động khởi tố và điều tra vụ án hình sự phải tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời hạn cho các hoạt động đó.
1- Doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra có quyền :
a) Từ chối việc thanh tra, kiểm tra khi không có quyết định của thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Nghị định này; kiến nghị với người có thẩm quyền giải quyết sự trùng lặp trong thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp mình theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này;
b) Kiến nghị giải trình về những nội dung thanh tra, kiểm tra;
c) Được nhận kết luận thanh tra, kiểm tra;
d) Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về các việc làm trái pháp luật trong quá trình thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp;
đ) Yêu cầu đền bù thiệt hại do các biện pháp xử lý trái pháp luật của cán bộ thanh tra, kiểm tra gây ra.
2- Doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra có nghĩa vụ :
a) Cử người có thẩm quyền làm việc với đoàn hoặc cán bộ thanh tra, kiểm tra;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của người được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin, tài liệu, báo cáo đã cung cấp;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu, kiến nghị, quyết định, kết luận về thanh tra, kiểm tra.
2- Tổng Thanh tra Nhà nước giải quyết việc trùng lặp giữa các đoàn thanh tra, kiểm tra do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
2-Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phải kiến nghị cấp có thẩm quyền chuyển hồ sơ hoặc thông báo cho cơ quan Điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Nghiêm cấm người được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra sách nhiễu, gây khó khăn phiền hà, cố ý kết luận vụ việc sai lệch với sự thật, bao che người có hành vi vi phạm, đưa ra các yêu cầu trái pháp luật đối với doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra, truy ép doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra trong việc giải trình, trả lời chất vấn.
Nghiêm cấm doanh nghiệp mua chuộc, hối lộ người làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra dưới bất kỳ hình thức nào.
Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp xử lý những vấn đề chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm sát thuộc phạm vi địa phương mình.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.