CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2001/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 1 năm 2001 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH :
1. Sửa đổi khoản 2, Điều 1 như sau :
''2. Khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu, doanh nghiệp phải bảo đảm đủ các điều kiện : thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật; lợi nhuận thực hiện không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề (trừ trường hợp đặc biệt Nhà nước cho phép) và phải bảo đảm tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động.
Đối với các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định nói trên, do yêu cầu công việc thường xuyên phải sử dụng số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trên 50% tổng số lao động trong doanh nghiệp và kế hoạch lợi nhuận xây dựng cao hơn từ 5% trở lên so với lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề thì được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương''.
2. Bổ sung vào cuối Điều 1 một đoạn như sau :
''Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng Quản trị Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh năm trước, đề nghị của doanh nghiệp để thẩm định chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận, làm cơ sở xác định đơn giá tiền lương và quyết toán quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này''.
3. Sửa đổi khoản 2, Điều 5 như sau :
''Bảo đảm quan hệ tiền lương bình quân hợp lý giữa các doanh nghiệp nhà nước''.
4. Bổ sung khoản 4 vào Điều 5 như sau :
''4. Các doanh nghiệp nhà nước có điều kiện sản xuất, kinh doanh tương đối ổn định thì được xem xét và giao đơn giá tiền lương ổn định trong thời hạn từ 2 đến 3 năm trên cơ sở bảo đảm đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này''.
5. Bổ sung khoản 5 vào Điều 5 như sau :
''5. Các doanh nghiệp khi quyết toán quỹ tiền lương thực hiện, nếu bảo đảm đầy đủ các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này mà lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch lợi nhuận được giao thì doanh nghiệp được trích một phần lợi nhuận tăng thêm để bổ sung vào quỹ tiền lương, nhưng tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện bình quân của doanh nghiệp để phân phối trực tiếp cho người lao động và dự phòng quỹ tiền lương cho năm sau''.
6. Sửa đổi khoản 1, Điều 6 như sau :
''1. Chấn chỉnh công tác quản lý lao động :
Hàng năm, căn cứ vào thiết bị kỹ thuật công nghệ và quy trình sản xuất, khối lượng và chất lượng công việc theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp lập kế hoạch sử dụng lao động, trong đó đặc biệt coi trọng tinh giản lao động gián tiếp. Kế hoạch này phải được Hội đồng Quản trị doanh nghiệp thông qua hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp thẩm định trước khi doanh nghiệp tuyển dụng lao động.
Hội đồng Quản trị, Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm giải quyết mọi chế độ đối với người lao động không có việc làm do tuyển dụng vượt quá yêu cầu sản xuất, kinh doanh từ các nguồn kinh phí của doanh nghiệp''.
7. Bỏ nội dung của gạch đầu dòng thứ 4, khoản 1, Điều 7.
''Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các doanh nghiệp nhà nước, có trách nhiệm củng cố bộ phận chuyên trách làm công tác lao động, tiền lương và tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác này theo quy định của Bộ Luật Lao động và Luật Doanh nghiệp nhà nước, trong đó coi trọng việc chấn chỉnh công tác xây dựng định mức lao động, tuyển dụng lao động, xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh; thực hiện quản lý chặt chẽ lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, khắc phục tình trạng tuyển dụng lao động nhiều hơn yêu cầu sử dụng''.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản, Bộ Thương mại và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và thương mại thực hiện cơ chế khoán chi phí; khoán nộp ngân sách, khoán doanh thu.
Điều 4. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001.
|
Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.