CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 1996 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông ngày 2 tháng 12 năm 1994;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Để thực hiện các Nghị định của Chính phủ số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 về
bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị,
số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm
trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, số
39/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt,
số 40/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường
thuỷ nội địa;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ
chức - Cán bộ Chính phủ;
NGHỊ ĐỊNH:
Kinh phí hoạt động của Thanh tra giao thông do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định của Chính phủ.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA GIAO THÔNG
Điều 6.- Hệ thống tổ chức Thanh tra giao thông.
1. Thanh tra giao thông trực thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa bao gồm:
a) Ban Thanh tra giao thông đường bộ;
b) Ban Thanh tra giao thông đường sắt;
c) Ban Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Ban Thanh tra giao thông trực thuộc các Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập theo hướng dẫn của bộ Giao thông vận tải.
Bộ Giao thông vận tải và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ thống nhất hướng dẫn về tổ chức và biên chế Thanh tra giao thông các cấp.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng ban Thành tra giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính).
Điều 8.- Thanh tra giao thông có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và an toàn giao thông vận tải, phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan để thực hiện nhiệm vụ đó.
2. Kiểm tra, thanh tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm hành chính về bảo vệ công trình giao thông và vi phạm trật tự an toàn giao thông vận tải.
3. Thanh tra, xử lý việc cấp phép, đưa ra sử dụng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa.
4. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm thể lệ vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa.
5. Lập biên bản các vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và trật tự an toàn giao thông vận tải, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ các hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và trật tự an toàn giao thông vận tải theo thẩm quyền.
6. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và chức danh của Thanh tra giao thông chuyên ngành đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa.
Điều 9.- Tiêu chuẩn của Thanh tra viên giao thông:
1. Có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh, khách quan, có sức khoẻ tốt;
2. Có trình độ kỹ thuật chuyên ngành, có kiến thức về luật lệ giao thông vận tải và kiến thức pháp lý.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, màu sắc trang phục của Thanh tra giao thông theo từng chuyên ngành và chế độ sử dụng trang phục.
Điều 15.- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.