CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2015 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 14/2013/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 02 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 07/2007/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 01 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý như sau:
1. Khoản 7 Điều 1 được sửa đổi như sau:
“1. Người có bằng cử nhân luật, đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư, đang làm việc tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được cử tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; nếu đạt yêu cầu kiểm tra khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý thì được Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Người đã từng là luật sư theo quy định của Luật Luật sư hoặc được miễn khóa đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư, đang làm việc tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được cử tham dự kiểm tra bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; nếu đạt yêu cầu kiểm tra khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý thì được Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình, thời gian các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho các chức danh nghề nghiệp Trợ giúp viên pháp lý; ban hành Quy chế tổ chức, kiểm tra và cấp chứng chỉ các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.”
2. Khoản 8 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 25. Chức danh nghề nghiệp Trợ giúp viên pháp lý
1. Trợ giúp viên pháp lý có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành danh mục, mã số và phân hạng các chức danh nghề nghiệp Trợ giúp viên pháp lý.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh nghề nghiệp Trợ giúp viên pháp lý sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.”
3. Khoản 9 Điều 1 được sửa đổi như sau:
“1. Trợ giúp viên pháp lý được xếp lương và trả lương theo bảng lương các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.
3. Trợ giúp viên pháp lý được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có). Khi tham gia tố tụng Trợ giúp viên pháp lý được hưởng chế độ bồi dưỡng vụ việc bằng 40% mức bồi dưỡng áp dụng đối với luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước quy định tại Khoản 4 Điều này. Khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng, hòa giải, Trợ giúp viên pháp lý được hưởng chế độ bồi dưỡng vụ việc bằng 20% mức bồi dưỡng áp dụng đối với luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước.”
4. Khoản 12 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Cộng tác viên được hưởng chế độ bồi dưỡng theo vụ việc trợ giúp pháp lý đã thực hiện căn cứ vào số giờ tư vấn pháp luật và các hình thức trợ giúp pháp lý khác. Chế độ bồi dưỡng theo buổi làm việc (1/2 ngày làm việc) được áp dụng đối với các vụ việc trợ giúp pháp lý do cộng tác viên thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng.
Mức bồi dưỡng theo vụ việc trợ giúp pháp lý cho cộng tác viên, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước được xây dựng căn cứ vào chất lượng nội dung trợ giúp pháp lý, thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý, tính chất phức tạp của vụ việc trợ giúp pháp lý, hình thức thể hiện kết quả trợ giúp pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý.
Trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng thì mức bồi dưỡng được trả cho luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước là 500.000 đồng/01 buổi làm việc hoặc khoán chi theo vụ việc với mức tối thiểu bằng 03 tháng lương cơ sở và mức tối đa là 10 tháng lương cơ sở (tùy tính chất, nội dung vụ việc). Bộ Tư pháp quy định cụ thể về tính chất, nội dung vụ việc, cách tính buổi, tính thời gian để làm căn cứ khoán chi hoặc chi trả mức bồi dưỡng cho luật sư theo buổi hoặc theo thời gian làm việc.
Thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ việc và chuẩn bị tài liệu phục vụ cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý, thời gian gặp gỡ, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý hoặc thân nhân của họ, thời gian xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý, thời gian làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý. Căn cứ để xác định thời gian làm việc của cộng tác viên, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Nhà nước là thời gian làm việc có xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.”
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2015.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.