CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65-CP |
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 1995 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 65-CP NGÀY 13-10-1995 BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC ĐÁ QUÝ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngàgy 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh về Tài nguyên khoáng sản ngày 28 tháng 7 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng
Bộ Nội vụ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và ý kiến của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa
phương có liên quan,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế Quản lý các hoạt động trong lĩnh vực đá quý.
2- Khoản b Điều 3 của Điều lệ Quản lý ngoại hối ban hành kèm theo Nghị định số 161-HĐBT ngày 18-10-1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) được sửa lại: "Các kim loại quý (vàng, bạc và kim loai thuộc nhóm bạch kim) khi chuyển ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam". Quy định đá quý (kim cương, nhóm ruby và saphia) là ngoại hối bị bãi bỏ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC ĐÁ QUÝ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 65-CP ngày 13-10-1995)
- Nhóm 1: Gồm kim cương, ruby, saphia và êmơrốt
- Nhóm 2: Gồm các loại đá quý khác.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài nguyên đá quý được lập quỹ hỗ trợ bảo vệ tài nguyên đá quý. Các đơn vị khai thác đá quý trích nộp 1% (một phần trăm) doanh thu từ đá quý khai thác được cho Uỷ ban nhân dân tỉnh để lập quỹ đó.
Ngoài cân đối chung ngân sách hàng năm được duyệt, Nhà nước để lại cho ngân sách tỉnh 50% (năm mươi phần trăm) số thu từ khoản thuế đánh vào giá trị sản phẩm đá quý khai thác được của các đơn vị khai thác và 50% (năm mươi phần trăm) số thu của tổng công ty theo quy định tại Điều 16 của quy chế này để tỉnh đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, xây dựng các công trình y tế, giáo dục và văn hoá ở các địa phương có mỏ.
Các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài được phép đầu tư vào lĩnh vực đá quý theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các Viện nghiên cứu, Trường đại học, đơn vị kinh tế và cá nhân trong nước đầu tư nghiên cứu, sản xuất thiết bị khai thác, chế tác đá quý; xây dựng cơ sở nghiên cứu về đá quý; đào tạo cán bộ ngọc học và công nhân kỹ thuật gia công chế tác; ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị đá quý của Việt Nam, theo nội dung Nghị định số 35-HĐBT ngày 28-1-1992 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về công tác quản lý khoa học và công nghệ.
Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực đá quý theo quy định của Quy chế này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Tổng công ty được quy định tại Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty do Chính phủ phê chuẩn.
ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT, KHẢO SÁT, THĂM DÒ MỎ ĐÁ QUÝ
Trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên đá quý do Bộ Công nghiệp nặng thực hiện, Thủ tướng Chính phủ xét giao cho Tổng công ty những vùng có triển vọng đá quý thuộc nhóm 1 để Tổng công ty tổ chức khảo sát, thăm dò và khai thác.
Tổng công ty tổ chức khảo sát, tìm kiếm đá quý trong các vùng mỏ được giao, theo các quy định của pháp luật, bằng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp. Công tác thăm dò mỏ do Tổng công ty thực hiện bằng vốn đầu tư của Tổng công ty.
Việc điều tra, khảo sát, thăm dò và khai thác đá quý thuộc nhóm 2 được thực hiện theo các quy định hiện hành đối với khoáng sản rắn.
Các tích tụ đá quý quy mô nhỏ, phân tán, không tập trung thành mỏ, tổ chức khai thác quy mô công nghiệp hoặc bán thầu không có hiệu quả, được khoanh định ranh giới và giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh sở tại quản lý, tổ chức cho nhân dân địa phương khai thác. Việc khai thác phải bảo đảm an toàn, trật tự, an ninh xã hội và bảo vệ môi trường, môi sinh.
Các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài muốn khai thác đá quý thuộc nhóm 1 phải liên doanh với Tổng công ty theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và phải được phép của Thủ tướng Chính phủ.
1- Năng lực pháp lý của tổ chức, cá nhân tham gia ký hợp đồng;
2- Đối tượng của hợp đồng;
3- Thời hạn hợp đồng;
4- Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc kéo dài thời hạn của hợp đồng;
5- Quyền nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng;
6- Điều kiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng;
7- Trách nhiệm bảo vệ môi trường và trật tự, an toàn xã hội trong khi tiến hành khai thác;
8- Thể thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.
Ngoài ra, các bên ký kết được thoả thuận các điều kiện khác trong hợp đồng, nhưng không trái với Quy chế này và pháp luật hiện hành.
Đơn giá đặt thầu được cấu thành bởi các yếu tố: Chi phí điều tra địa chất, khảo sát, thăm dò mỏ; chi phí sử dụng kết cấu hạ tầng phục vụ cho công việc khai thác trong vùng mỏ; tiền thuê đất, thuế tài nguyên khoáng sản tối thiểu và tiền phục hồi môi trường, tiền đền bù hoa màu và các khoản đền bù khác do đơn vị khai thác trả.
Hội đồng đấu thầu có nhiệm vụ xét duyệt giá đặt thầu do Tổng công ty đề xuất, tiếp nhận hồ sơ dự thầu, mở thầu, công bố kết quả đấu thầu và đơn vị trúng thầu.
Quy chế đấu thầu mỏ đá quý do Tổng công ty lập, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng phê duyệt.
Nhưng viên đá quý có giá bán đạt từ 1 tỷ đồng 1 viên trở lên, thì tỷ lệ phân chia là: Đơn vị khai thác 75% (bẩy mươi lăm phần trăm), Tổng công ty: 25% (hai mươi lăm phần trăm).
Bộ Tài chính ban hành chế độ thu, nộp ngân sách Nhà nước các nguồn thu của Tổng công ty sau khi có ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
Việc nghiệm thu, phân loại, định giá sản phẩm trong quá trình khai thác do Ban nghiệm thu thực hiện. Ban Nghiệm thu do Tổng công ty thành lập, có thành phần gồm đại diện cho Tổng công ty và đại diện cho đơn vị khai thác, với số người tham gia của các bên ngang nhau, mỗi bên không ít hơn 2 người.
GIA CÔNG CHẾ TÁC VÀ MUA BÁN ĐÁ QUÍ
Tổng công ty tổ chức định kỳ các phiên bán đấu giá đá quý trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.
Nhà nước khuyến khích xuất khẩu đá quý đã gia công chế tác, hàng trang sức gắn đá quý và nhập khẩu các loại nguyên liệu đá quý để gia công chế tác nhằm mục đích tái xuất khẩu.
Bộ Tài chính ban hành mẫu biểu hợp đồng và hoá đơn mua bán trong kinh doanh đá quý theo thẩm quyền của mình.
Trong mọi trường hợp, số đá quý buôn lậu, đào đãi trái phép đều bị tịch thu và nộp vào Kho bạc Nhà nước.
Cá nhân, tổ chức có công phát hiện, tố giác và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác trái phép và buôn lậu đá quý được khen thưởng theo quy định chung.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.