CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2008/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2008 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định về tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trong và ngoài nước, khắc phục hậu quả do hỏa hoạn; sự cố nghiêm trọng; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
2. Các khoản hỗ trợ từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng; các khoản hỗ trợ từ ngân sách của các địa phương khác ủng hộ các địa phương bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng không thuộc phạm vi Điều chỉnh của Nghị định này. Việc tiếp nhận, phân phối và sử dụng các khoản kinh phí hỗ trợ từ ngân sách thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện
1. Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo Điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách trong việc đóng góp và tổ chức vận động đóng góp để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất; giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
2. Việc tổ chức vận động đóng góp ủng hộ khắc phục khó khăn chỉ thực hiện khi thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra làm thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân.
Việc vận động đóng góp giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể thông qua việc tuyên truyền, kêu gọi ủng hộ của các cơ quan thông tin đại chúng.
3. Việc đóng góp tiền, hàng khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng; giúp đỡ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện với lòng hảo tâm; các cơ quan, tổ chức không tự đặt ra mức huy động đóng góp tối thiểu để ép buộc người dân thực hiện.
4. Công tác tổ chức vận động, tiếp nhận, phân bổ và sử dụng tiền, hàng đóng góp trong mỗi cuộc vận động khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng phải được thực hiện tập trung, kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai và chỉ đạo thống nhất, đảm bảo tất cả nguồn tiền, hàng đều được chuyển đến cho các cá nhân, hộ gia đình và các địa phương bị thiệt hại và các quốc gia khác bị thiên tai.
5. Việc sử dụng tiền, hàng ủng hộ theo đúng mục đích huy động để khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng; giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; nghiêm cấm sử dụng sai mục đích dưới bất kỳ hình thức nào.
6. Đối với khoản đóng góp, giúp đỡ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo phải được chuyển đến đúng đối tượng cần được giúp đỡ.
7. Nguồn kinh phí phục vụ cho việc vận động, tiếp nhận, vận chuyển tiền, hàng cứu trợ; chi phí cho việc vận động, đóng góp, giúp đỡ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu trợ nhân đạo.
2. Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp.
3. Lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi.
Điều 4. Tổ chức kêu gọi, vận động đóp góp tiền, hàng cứu trợ
1. Khi thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra gây thiệt hại lớn về người, tài sản và phương tiện sản xuất của nhân dân thì tùy theo mức độ, phạm vi thiệt hại, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện tổ chức kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, hàng cứu trợ nhân dân và các địa phương bị thiệt hại.
2. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ra lời kêu gọi ủng hộ theo hệ thống Chữ thập đỏ trong nước và ngoài nước.
3. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi chung là quỹ xã hội, quỹ từ thiện) được phép vận động đóng góp hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
4. Các cơ quan thông tin đại chúng (Báo, Đài); các tổ chức đơn vị quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp được phép vận động đóng góp hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ
1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.
2. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
3. Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.
Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.
4. Đối với các cơ quan, tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ của tập thể, cá nhân thuộc đơn vị mình đóng góp để cứu trợ đồng bào, các địa phương bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
Điều 6. Thành lập Ban Vận động và tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ
1. Quyết định thành lập Ban Vận động và tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ (sau đây gọi tắt là Ban Cứu trợ)
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định thành lập Ban Cứu trợ ở Trung ương; Ban Cứu trợ ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từng cấp ở địa phương quyết định.
2. Ban Cứu trợ của từng cấp do lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp là Trưởng ban.
a) Thành phần Ban Cứu trợ do Trưởng ban quyết định nhưng phải có đại diện các cơ quan: Hội Chữ thập đỏ; cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội; Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão; cơ quan Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; cơ quan Y tế; cơ quan Tài chính cùng cấp. Đối với Ban Cứu trợ các cấp ở địa phương có thêm đại diện Văn phòng Ủy ban nhân dân;
b) Trường hợp cần thiết, Trưởng ban Cứu trợ có thể thành lập tổ chuyên viên giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên viên do Trưởng ban quy định.
3. Việc vận động tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hàng cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng của Hội Chữ thập đỏ từ Trung ương đến địa phương thực hiện theo quy định của Điều lệ Hội.
4. Việc vận động tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hàng cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng của quỹ xã hội, quỹ từ thiện thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Thời gian vận động đóng góp, tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ.
1. Thời gian phát động cuộc vận động chậm nhất sau 3 ngày, kể từ ngày thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra.
2. Thời gian vận động đóng góp:
a) Thời gian vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ ở cấp trung ương, cấp tỉnh kéo dài không quá 60 ngày, kể từ ngày bắt đầu phát động cuộc vận động đóng góp.
b) Thời gian vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ ở cấp huyện và các tổ chức, đơn vị khác được cơ quan có thẩm quyền cho phép, kéo dài không quá 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu cuộc vận động đóng góp.
3. Thời gian phân phối tiền, hàng cứu trợ được thực hiện ngay trong quá trình vận động đóng góp và kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày, kể từ ngày kết thúc thời gian vận động đóng góp được quy định tại khoản 2 Điều này.
Riêng cứu trợ phục hồi và tái thiết được hỗ trợ từ nguồn vận động đóng góp của Hội Chữ thập đỏ thì thời gian thực hiện có thể kéo dài đến một năm.
Điều 8. Nhiệm vụ của Ban Vận động và tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.
1. Ban Cứu trợ của từng cấp phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng cùng cấp phổ biến, thông tin rộng rãi ý nghĩa của cuộc vận động, thời gian, địa chỉ, số hiệu tài khoản tiếp nhận tiền cứu trợ trong phạm vi địa bàn, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp ủng hộ nhân dân, địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng.
Điều 9. Tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ, cung cấp các dịch vụ cứu trợ
- Ban Cứu trợ các cấp (trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để thống nhất quản lý tiền cứu trợ, mở đầy đủ sổ, chứng từ thu, chi để theo dõi và báo cáo quyết toán kinh phí cứu trợ theo quy định;
- Đối với các cơ quan thông tin đại chúng, Hội Chữ thập đỏ, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các cơ quan khác được phép tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ được mở tài khoản tại Ngân hàng Thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước;
- Các cơ quan, đơn vị là đầu mối tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ của các tập thể, cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị mình đóng góp để ủng hộ các địa phương bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng thì không phải mở tài khoản. Toàn bộ số tiền huy động được, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nộp trực tiếp vào tài khoản của Ban Cứu trợ cùng cấp theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Quy định về kho tàng, bến bãi tiếp nhận hàng cứu trợ
Căn cứ tình hình thực tế, các đơn vị tiếp nhận hàng cứu trợ có thể sử dụng tạm thời kho chứa hàng hóa, trụ sở của cơ quan mình hoặc thuê kho tàng bến bãi làm nơi tập kết hàng cứu trợ.
a) Toàn bộ số tiền cứu trợ do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp cho địa phương bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng đều phải tập trung vào tài khoản tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện, do Ban Cứu trợ cùng cấp là chủ tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước; theo nguyên tắc:
- Số tiền do các tổ chức, cá nhân ủng hộ chung cho nhân dân và các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng không có địa chỉ cụ thể thì chuyển về tài khoản của Ban Cứu trợ cùng cấp (ở trung ương chuyển về tài khoản của Ban Cứu trợ do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm chủ tài khoản; ở địa phương chuyển về tài khoản của Ban Cứu trợ do Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã làm chủ tài khoản);
- Số tiền cứu trợ do các tổ chức, cá nhân ủng hộ nhân dân và các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng có địa chỉ cụ thể theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân thì các Ban Cứu trợ có trách nhiệm chuyển đến đúng địa chỉ theo yêu cầu.
c) Đối với số tiền ủng hộ các địa phương thông qua hệ thống Chữ thập đỏ các cấp: các cấp Hội có trách nhiệm quản lý, phân phối và báo cáo với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và nhà tài trợ theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
d) Đối với số tiền ủng hộ các địa phương do các quỹ xã hội, quỹ từ thiện vận động đóng góp, vận động tài trợ; các quỹ xã hội, quỹ từ thiện có trách nhiệm quản lý, phân phối và báo cáo với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và nhà tài trợ theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Trường hợp các tổ chức, cá nhân ủng hộ bằng ngoại tệ, Ban Cứu trợ bán số ngoại tệ cho Ngân hàng Thương mại và nộp số tiền thu được vào tài khoản của Ban;
e) Về phương thức chuyển tiền: đối với số tiền thu được qua đợt vận động ủng hộ cho các nạn nhân, các địa phương bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng được xử lý như sau:
- Toàn bộ số tiền thu được của các tập thể, cá nhân, thuộc các cơ quan trung ương, các tổ chức quốc tế và các đơn vị, cá nhân khác (không thuộc quản lý của địa phương) đóng góp đều phải nộp vào tài khoản của Ban Cứu trợ do Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm chủ tài khoản và mở tại Kho bạc Nhà nước (trừ những khoản tiền ủng hộ có địa chỉ thì Ban Cứu trợ chuyển trực tiếp cho các địa phương theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này);
- Đối với các địa phương: Ban Cứu trợ cấp xã chuyển tiền vào tài khoản của Ban Cứu trợ cấp huyện hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Ban Cứu trợ cấp tỉnh: Ban Cứu trợ cấp huyện chuyển tiền vào tài khoản của Ban Cứu trợ cấp tỉnh để tổng hợp, cân đối nguồn hỗ trợ (trừ những khoản tiền ủng hộ có địa chỉ thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này).
Trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra cục bộ trong phạm vi đơn vị cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện tổ chức kêu gọi, vận động cứu trợ thì số tiền, hàng cứu trợ thu được, chuyển trực tiếp đến Ban Cứu trợ cấp huyện để phân phối cho các đối tượng (không chuyển qua Ban Cứu trợ cấp tỉnh).
4. Tiếp nhận và quản lý nguồn cứu trợ bằng hiện vật.
a) Căn cứ tình hình và Điều kiện cụ thể, Ban Cứu trợ các cấp quy định và có văn bản hướng dẫn các ngành, các cấp của địa phương thành lập các điểm tiếp nhận hàng cứu trợ; toàn bộ hàng cứu trợ phải được giao, nhận đầy đủ về số lượng, chất lượng tại các điểm tiếp nhận hoặc kho tiếp nhận theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp cần phải cứu trợ khẩn cấp và để giải phóng nhanh hàng hóa tại điểm tiếp nhận, Ban Cứu trợ quyết định phân phối ngay hàng hóa thiết yếu (quần áo, gạo, mì ăn liền, thực phẩm khác…) cho các đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
b) Trường hợp hàng hóa cứu trợ qua Ban Cứu trợ thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ban Cứu trợ có trách nhiệm làm các thủ tục giao nhận hàng hóa đầy đủ theo quy định và chuyển vào địa điểm tập kết theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này để phân phối cho các địa phương;
c) Trường hợp cứu trợ bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý thì Ban Cứu trợ bán số vàng, bạc, kim khí, đá quý đó cho Ngân hàng Thương mại hoặc tổ chức bán đấu giá và nộp tiền thu được vào tài khoản của Ban Cứu trợ cùng cấp.
5. Các tổ chức, cá nhân khi hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân bị nạn cần phối hợp với chính quyền địa phương hoặc thông báo cho chính quyền địa phương biết các khoản đã hỗ trợ cho từng hộ gia đình, cá nhân để địa phương có chính sách, phương án cân đối mức hỗ trợ hợp lý cho các hộ gia đình, cá nhân bị nạn trên địa bàn từ nguồn tiền, hàng cứu trợ của địa phương cho phù hợp.
6. Ngoài các hình thức huy động đóng góp bằng tiền, hàng; các tổ chức, cá nhân được thực hiện cứu trợ nhân đạo bằng hình thức cung cấp dịch vụ (miễn phí hoặc giảm giá một số dịch vụ) để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Điều 10. Tổ chức phân phối tiền, hàng cứu trợ cho các địa phương
1. Căn cứ số tiền, hàng cứu trợ nhận được và mức độ thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng gây ra, Trưởng Ban Cứu trợ ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã chủ động phối hợp với chính quyền tổ chức cuộc họp phân phối tiền, hàng cứu trợ đầu tiên chuyển về cho các địa phương, gia đình bị nạn để cứu trợ kịp thời cho nhân dân và địa phương bị thiệt hại. Trong quá trình vận động tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ, căn cứ vào số tiền, hàng cứu trợ nhận được mà Trưởng ban quyết định các cuộc họp tiếp theo để phân phối tiền, hàng cứu trợ cho phù hợp.
2. Thành phần tham gia cuộc họp do Trưởng ban quyết định triệu tập, nhưng phải gồm đại diện các cơ quan sau:
a) Ở cấp trung ương: lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (chủ trì); các thành viên là đại diện: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương; Bộ Y tế; cơ quan thông tin đại chúng; các đơn vị, tổ chức ở Trung ương được phép vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
b) Ở địa phương:
- Cấp tỉnh: lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh (chủ trì); các thành viên là đại diện: Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão tỉnh; Sở Y tế; Sở Tài chính; cơ quan thông tin đại chúng: các đơn vị, tổ chức ở tỉnh được phép vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
- Cấp huyện: lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện (chủ trì); các thành viên là đại diện: Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện; Hội Chữ thập đỏ cấp huyện: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Phòng Nông nghiệp; Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão huyện; Phòng Y tế; Phòng Tài chính; cơ quan thông tin đại chúng; các đơn vị, tổ chức ở huyện được phép vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
- Cấp xã, phường: lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc (chủ trì); các thành viên là đại diện: Ủy ban nhân dân cấp xã; Hội Chữ thập đỏ cấp xã; cán bộ lao động – thương binh và xã hội, cán bộ kế hoạch – giao thông – thủy lợi – nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.
1. Nguyên tắc phân phối, sử dụng;
a) Căn cứ mức độ thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng gây ra;
b) Căn cứ các nguồn đóng góp tự nguyện và kết hợp với nguồn của các tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ trực tiếp cho các cá nhân và hộ gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng (không qua tiếp nhận của Ban Cứu trợ);
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp (chủ trì) phối hợp với các cơ quan liên quan quy định tại khoản 2 Điều 9 tiến hành cuộc họp, phân phối sử dụng tiền, hàng cứu trợ theo nguyên tắc thống nhất; đảm bảo mức hỗ trợ hợp lý giữa các tỉnh, giữa các huyện trong tỉnh; giữa các xã trong huyện; giữa các ngành bị thiệt hại trong từng đợt bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng; giữa các đợt bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng; giữa cá nhân, hộ gia đình bị nạn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng với các đối tượng chính sách xã hội.
2. Đối tượng được hỗ trợ
Nạn nhân, thân nhân của nạn nhân (ông, bà, cha, mẹ, vợ chồng, con) bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng trong các trường hợp như: ngư dân trên biển gặp bão, áp thấp nhiệt đới; nạn nhân bị bão, động đất, lở đất, lở núi, lũ cuốn, lũ quét, lốc cuốn, mưa đá, hỏa hoạn, tai nạn lao động do khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng….
3. Nội dung chi cho công tác cứu trợ
a) Hỗ trợ khẩn cấp: cứu đói, cứu rét (lương thực, thực phẩm, chăn màn, quần áo, thuốc chữa bệnh…), cấp cứu người bị thương, hỗ trợ tiền mai táng đối với gia đình có người chết; thăm hỏi gia đình có người bị nạn; hỗ trợ xây dựng nhà bị đổ, bị trôi, bị hư hỏng nặng do ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng nhằm ổn định cuộc sống trước mắt đối với nạn nhân, thân nhân của nạn nhân;
b) Hỗ trợ có tính chất lâu dài: sau khi đã sử dụng nguồn cứu trợ để chi hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này mà kinh phí còn dư, Ban Cứu trợ các cấp quyết định sử dụng kinh phí để thực hiện các chính sách, chế độ hỗ trợ có tính lâu dài phù hợp với khả năng nguồn cứu trợ của địa phương, cụ thể:
- Hỗ trợ kinh phí cho các nạn nhân, gia đình nạn nhân có lao động chính bị chết để mua hoặc sửa chữa công cụ, phương tiện sản xuất chủ yếu bị mất, hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng gây ra để tiếp tục sản xuất;
- Hỗ trợ giống, phân bón phục vụ cho sản xuất;
- Hỗ trợ kinh phí để xóa nhà tạm (nếu còn) cho những gia đình bị nạn; có chính sách ưu tiên trợ cấp xã hội hàng tháng cũng như lâu dài đối với những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là các nạn nhân, thân nhân của người bị nạn không còn nơi nương tựa, không còn khả năng lao động.
4. Nguồn cứu trợ tiếp nhận được qua từng đợt huy động chưa sử dụng hết được sử dụng cho các nhiệm vụ khắc phục hậu thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng của đợt sau. Trường hợp cuối năm kinh phí cứu trợ còn số dư trên tài khoản đóng góp được chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện.
2. Các khoản công tác phí phát sinh (tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ, tiền mua vé phương tiện đi lại) đối với cán bộ, công chức được cử đi làm nhiệm vụ vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hàng cứu trợ; các khoản kinh phí khác liên quan được sử dụng từ nguồn kinh phí của đơn vị. Trường hợp chi phí cho công tác phí phát sinh lớn ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, đề nghị báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp để giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Các đơn vị thực hiện nhiệm vụ vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hàng cứu trợ không sử dụng nguồn tiền, hàng cứu trợ tiếp nhận được để chi trả khoản chi phát sinh trong quá trình vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hàng cứu trợ.
Điều 13. Quản lý tài chính, chế độ báo cáo
1. Chậm nhất 90 ngày sau khi thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra, Ban Cứu trợ cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương về số tiền, hàng đã huy động được và số tiền, hàng đã sử dụng, chi cho từng mục tiêu (cứu trợ dân sinh, xử lý môi trường…); số tiền, hàng còn dư (nếu có). Ban Cứu trợ cấp tỉnh quy định thời gian báo cáo đối với cấp huyện và cấp xã.
2. Kết thúc năm ngân sách, các đơn vị được hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng có trách nhiệm báo cáo quyết toán kinh phí đã sử dụng theo chế độ tài chính hiện hành cho cơ quan tài chính cùng cấp. Các khoản thu, chi khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng từ nguồn đóng góp được thực hiện ghi thu, ghi chi quản lý qua ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Điều 14. Công khai tiền, hàng cứu trợ
1. Đối với các tổ chức, đơn vị trực tiếp vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ phải công khai số tiền, hàng nhận được; số tiền, hàng đã phân phối, chuyển cho các địa phương.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương thực hiện công khai đối tượng hỗ trợ, chính sách hỗ trợ, mức hỗ trợ cho các đối tượng.
3. Kết thúc cuộc vận động, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lập báo cáo kết quả cuộc vận động (tổng hợp số tiền, hàng đóng góp tự nguyện, số tiền đã phân phối cho các địa phương bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng) gửi Thủ tướng Chính phủ đồng gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Bộ Tài chính và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VẬN ĐỘNG, TIẾP NHẬN CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP GIÚP ĐỠ CÁC QUỐC GIA KHÁC BỊ THIÊN TAI
Điều 15. Tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp
1. Thủ tướng Chính phủ ra lời kêu gọi ủng hộ đồng bào các quốc gia khác khi bị thiên tai nghiêm trọng cần sự giúp đỡ của nhân dân Việt Nam.
2. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ra lời kêu gọi ủng hộ khi được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ.
Thời gian vận động đóng góp do Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc ủy quyền cho Hội chữ thập đỏ Việt Nam quy định.
Điều 16. Tiếp nhận, phân phối tiền, hàng cứu trợ.
1. Ban Cứu trợ của Hội Chữ thập đỏ các cấp mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận các khoản đóng góp từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ đồng bào các quốc gia khác khi bị thiên tai theo lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ.
2. Toàn bộ số tiền thu được qua cuộc vận động được nộp vào tài khoản của Ban Cứu trợ của Hội Chữ thập đỏ các cấp và chuyển về tài khoản của Ban Cứu trợ của Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
3. Chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc vận động, căn cứ số tiền, hàng cứu trợ thu được, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện chuyển tiền, hàng cho quốc gia khác bị thiên tai; trường hợp cuộc vận động để hỗ trợ nhiều quốc gia bị thiên tai, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (chủ trì), phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành cuộc họp phân bổ tiền, hàng cứu trợ; đồng thời tổng hợp kết quả phân bổ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng quốc gia bị thiên tai.
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VẬN ĐỘNG, TIẾP NHẬN CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP GIÚP ĐỠ BỆNH NHÂN MẮC BỆNH HIỂM NGHÈO
Điều 17. Tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp
1. Các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương được phép vận động, kêu gọi bạn đọc báo, bạn nghe đài, bạn xem truyền hình đóng góp để thực hiện các hoạt động từ thiện, trợ giúp những người mắc bệnh hiểm nghèo theo từng trường hợp cụ thể.
2. Nghiêm cấm các cơ quan thông tin đại chúng lợi dụng các hoạt động từ thiện để huy động tiền đóng góp và sử dụng sai mục đích.
Điều 18. Tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền đóng góp.
Toàn bộ khoản tiền do các cơ quan thông tin đại chúng tiếp nhận được thông qua việc tuyên truyền, kêu gọi ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động từ thiện, giúp đỡ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được chuyển vào tài khoản riêng của đơn vị để hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng theo địa chỉ: thực hiện thông báo công khai số tiền huy động được, số tiền đã hỗ trợ các bệnh nhân, số tiền còn chưa sử dụng (nếu có) trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo, Đài); đồng thời có văn bản thông báo cho chính quyền địa phương nới có bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo biết.
Điều 19. Chi phí cho các hoạt động, vận động đóng góp
Chi phí phát sinh trong việc vận động đóng góp, tiếp nhận, vận chuyển hàng cứu trợ, chuyển tiền giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sử dụng bằng nguồn kinh phí của đơn vị, ngân sách nhà nước không chi trả.
Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương
1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ hỗ trợ nhân dân và các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, giám sát việc tổ chức thực hiện theo hệ thống từ trung ương đến địa phương.
2. Các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với các cơ quan liên quan: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão, cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan Tài chính cùng cấp để đưa tin trong quá trình vận động đóng góp, tiếp nhận, phân phối, sử dụng tiền, hàng cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng và giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện cứu trợ đồng bào và các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng đảm bảo đúng chế độ, chính sách.
5. Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn các địa phương trong việc xử lý các vấn đề liên quan về ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt, dịch bệnh do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng gây ra.
Điều 21. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Khen thưởng: tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước có thành tích trong việc vận động đóng góp; ủng hộ, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn cứu trợ hỗ trợ nhân dân trong và ngoài nước và các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng gây ra, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
2. Xử lý vi phạm: các tổ chức, cá nhân huy động, quản lý và phân phối sử dụng tiền, hàng cứu trợ trái với quy định tại Nghị định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Những quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trái với nội dung Nghị định này đều bãi bỏ.
Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định này.
Điều 23. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ tưởng cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.