CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2009/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2009 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4
năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.
2. Vi phạm hành chính về bình đẳng giới quy định tại Chương II của Nghị định này là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về bình đẳng giới mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác về bình đẳng giới không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).
2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới thì bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 và Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới là một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn này thì không xử phạt nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính về bình đẳng giới thì bị xử phạt vi phạm hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án phải gửi quyết định và hồ sơ vụ vi phạm cho người có thẩm quyền xử phạt. Trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính mới về bình đẳng giới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Trong trường hợp đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 5. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tối thiểu là 200.000 đồng, mức phạt tối đa là 40.000.000 đồng. Mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm được quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
b) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại do hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới gây ra;
c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần;
d) Buộc sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hoặc tiêu hủy các vật phẩm, văn hóa phẩm có nội dung cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến về bất bình đẳng giới, định kiến giới;
đ) Buộc tháo dỡ hoặc xóa sản phẩm quảng cáo có nội dung cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến về bất bình đẳng giới, định kiến giới;
e) Yêu cầu tổ chức, cá nhân đã ban hành các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới sửa đổi, hủy bỏ các văn bản đó hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ các văn bản đó.
4. Người có hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
5. Người nước ngoài vi phạm hành chính về bình đẳng giới trên lãnh thổ Việt Nam còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 6. Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 7. Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Tước quyền sử dụng giấy phép từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc tháo dỡ hoặc xóa bỏ sản phẩm quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 8. Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 9. Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lý do giới tính;
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 10. Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực cản trở nam hoặc nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì định kiến giới;
b) Không cho nam hoặc nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì định kiến giới.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này;
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Tước quyền sử dụng giấy phép từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi sáng tác, lưu hành, xuất bản các tác phẩm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này;
Điều 12. Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
b) Xúi giục người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ngăn cản, không cho người khác tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực cản trở người khác tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
b) Xúi giục người khác phá thai vì giới tính của thai nhi
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này;
Điều 13. Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong gia đình
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không cho nam hoặc nữ trong gia đình tham gia công tác xã hội vì định kiến giới;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này;
Điều 14. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Thanh tra viên Lao động – Thương binh và Xã hội đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 15. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành khác
Trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, Thanh tra viên đang thi hành công vụ, Chánh Thanh tra cấp Sở, Chánh thanh tra cấp Bộ của các ngành khác mà phát hiện hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt như Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Nghị định này.
Điều 16. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 17. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng
Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 31, Điều 32 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý.
Điều 18. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Trong trường hợp vi phạm hành chính về bình đẳng giới quy định tại Nghị định này thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
2. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các Điều 14, 15, 16 và 17 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền thì thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt được quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều 42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 19. Thủ tục áp dụng hình thức xử phạt chính
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 53 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc lập biên bản về vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 55 và các điều khác có liên quan của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Việc tiến hành xử phạt theo thủ tục đơn giản thực hiện theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4. Quyết định xử phạt, thủ tục phạt tiền thực hiện theo quy định tại Điều 56 và Điều 57 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
5. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt tại nơi theo quy định tại Điều 58 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 20. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 59 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 21. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
1. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về bình đẳng giới thực hiện theo quy định tại Điều 60 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc xử lý tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về bình đẳng giới thực hiện theo quy định tại Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 22. Chấp hành quyết định xử phạt
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thời hạn này được ghi rõ trong quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên, tổ chức, cá nhân bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành.
2. Việc hoãn chấp hành quyết định phạt tiền được thực hiện theo quy định tại Điều 65 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 69 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được giao cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt hoặc thông báo cho họ đến nhận.
5. Các thủ tục khác liên quan đến việc chấp hành quyết định xử phạt thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 23. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt
Thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới thực hiện theo quy định tại Chương V Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 24. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới thực hiện theo quy định tại Điều 66 và các điều khác có liên quan của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 67 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 25. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định tại Điều 62 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 26. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện vụ án hành chính
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định xử phạt hành chính về bình đẳng giới, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính về bình đẳng giới.
2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những vi phạm hành chính về bình đẳng giới và hành vi trái pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.
3. Thẩm quyền, thủ tục, trình tự, thời hạn khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Thẩm quyền, thủ tục, trình tự, thời hạn khởi kiện vụ án hành chính thực hiện theo các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người bị xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới nếu có hành vi cản trở, chống đối người đang thi hành công vụ hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2009.
1. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.