CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 172/2007/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2007 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng ngày 24 tháng 03 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 01 tháng 07 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH :
1. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 14. Vi phạm các quy định về xác lập quyền đối với giống cây trồng.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về việc giữ bí mật các thông tin liên quan đến đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng của người nộp đơn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Làm sai lệch kết quả thẩm định dẫn đến việc cấp, từ chối cấp, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng;
b) Công bố kết quả khảo nghiệm DUS về tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định không đúng sự thật;
c) Không thực hiện đúng quy phạm khảo nghiệm DUS đối với giống đăng ký khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc chấp nhận.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng sau:
a) Sản xuất hoặc nhân giống;
b) Chế biến nhằm mục đích nhân giống;
c) Chào hàng;
d) Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường;
đ) Xuất khẩu;
e) Nhập khẩu;
g) Lưu giữ để thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này;
h) Thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này đối với giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ;
i) Thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này đối với giống cây trồng không có sự khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã được bảo hộ;
k) Thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này đối với giống cây trồng có nguồn gốc từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác.
4. Hình thức phạt bổ sung
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc công bố chính xác kết quả khảo nghiệm đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này”.
2. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 15. Vi phạm các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng giống cây trồng có tên trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ;
b) Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 của Luật Sở hữu trí tuệ;
c) Sửa chữa, tẩy xoá một trong các loại giấy tờ sau: Bằng bảo hộ giống cây trồng; hợp đồng chuyển giao, chuyển nhượng và các quyết định liên quan đến quyền đối với giống cây trồng;
d) Sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng giả; Bằng đã hết hiệu lực; Bằng bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực để thực hiện quyền đối với giống cây trồng;
đ) Tác giả giống cây trồng không thực hiện đúng nghĩa vụ giúp chủ Bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo thoả thuận; không nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định;
c) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ; không cung cấp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng và không duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cung cấp tài liệu, thông tin, chứng cứ sai sự thật khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp đình chỉ, huỷ bỏ hoặc xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng;
b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng sau khi chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng đã thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó.
4. Hình thức phạt bổ sung
Tịch thu tang vật và các loại giấy tờ vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, c, d khoản 1; điểm a khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục
Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2; điểm b khoản 3 Điều này".
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ các Điều 14 và 15 Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.