CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2020/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2020 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 31/2016/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 5 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIỐNG CÂY TRỒNG, BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT; NGHỊ ĐỊNH SỐ 90/2017/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THÚ Y
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật:
1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
e) Đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.”
2. Một số khoản, điểm của Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Bổ sung điểm d khoản 4 Điều 19 như sau:
“4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Bổ sung khoản 5a Điều 19 như sau:
“5a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối hành vi đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại từ vùng công bố dịch sang vùng khác làm lây lan dịch hại gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”
c) Điểm b, điểm c khoản 6 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả
3. Một số khoản, điểm của Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Bổ sung điểm d, điểm đ khoản 4 Điều 20 như sau:
“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Bổ sung điểm e khoản 5 Điều 20 như sau:
“5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Đưa vào lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch làm lây lan dịch hại gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”
c) Điểm a, điểm b, điểm đ khoản 6 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả
4. Một số khoản, điểm của Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và điểm c khoản 8 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
7. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án;
b) Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật khi cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
8. Hình thức xử phạt bổ sung
b) Bổ sung điểm d khoản 9 Điều 24 như sau:
“9. Biện pháp khắc phục hậu quả
5. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 25. Vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
d) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong quá trình hoạt động kinh doanh.
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh;
8. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật khi cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
6. Một số khoản của Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Tiêu đề khoản 3 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
b) Tiêu đề khoản 4 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”
7. Khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 39. Phân định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng và Cảnh sát biển
2. Những người có thẩm quyền của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8; điểm d, đ khoản 2 Điều 12; Điều 17; điểm b khoản 4 Điều 19; Điều 20; Điều 22; Điều 28 và Điều 30 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Những người có thẩm quyền của lực lượng bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 17; khoản 1 Điều 18; khoản 4, khoản 5, khoản 5a Điều 19; Điều 20; Điều 27; khoản 6 Điều 28 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Những người có thẩm quyền của lực lượng cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 17; khoản 1 Điều 18; khoản 4, khoản 5, khoản 5a Điều 19; Điều 20; Điều 27; khoản 6 Điều 28 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y:
1. Bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 2 như sau:
“3. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nhiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
e) Đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.”
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của Điều 6 như sau:
a) Bổ sung khoản 5a và khoản 5b Điều 6 như sau:
b) Điểm b khoản 6 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả
3. Tiêu đề khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:”
4. Một số khoản, điểm của Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Bổ sung khoản 5a và khoản 5b Điều 8 như sau:
b) Bổ sung khoản 6a và khoản 6b Điều 8 như sau:
c) Bổ sung khoản 7a, khoản 7b Điều 8 như sau:
d) Điểm b khoản 8 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
5. Một số điểm của khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Điểm a khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
b) Bổ sung điểm c khoản 3 Điều 12 như sau:
6. Một số khoản, điểm của Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Bổ sung khoản 6a Điều 15 như sau:
c) Bổ sung điểm c khoản 7 Điều 15 như sau:
“7. Phạt tiền từ 10% đến 15% trị giá lô hàng nhưng không vượt quá 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Khoản 10 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
đ) Điểm b, điểm c và điểm e khoản 11 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
7. Khoản 5 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
8. Một số khoản, điểm của Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 10 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
b) Điểm b khoản 12 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“12. Hình thức xử phạt bổ sung:
c) Điểm c khoản 13 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
9. Một số khoản của Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 7 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
b) Khoản 8 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
c) Bổ sung điểm c khoản 10 Điều 33 như sau:
“10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
10. Một số khoản của Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 3 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
b) Khoản 5 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán mỗi loại thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam như sau:
c) Bổ sung điểm d khoản 7 Điều 36 như sau:
“10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
11. Một số khoản của Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Tiêu đề khoản 3 Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”
b) Tiêu đề khoản 4 Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”
12. Điều 50 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 50. Phân định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và Quản lý thị trường
1. Những người có thẩm quyền của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 5; khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b Điều 6; điểm b khoản 2, điểm a khoản 7 Điều 7; khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b, khoản 6, khoản 6a, khoản 6b, khoản 7, khoản 7a, khoản 7b Điều 8; điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 11; khoản 2 Điều 12; Điều 17; khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 27; khoản 7, khoản 8 Điều 33; khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 36 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
2. Những người có thẩm quyền của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại khoản 6 Điều 5; khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b Điều 6; điểm b khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b, khoản 6, khoản 6a, khoản 6b, khoản 7, khoản 7a, khoản 7b Điều 8; Điều 14; khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 6a, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 15; Điều 16; Điều 18; Điều 19; khoản 2 Điều 37; khoản 3 Điều 38 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
3. Những người có thẩm quyền của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại khoản 6 Điều 5; khoản 3, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b Điều 6; khoản 5, khoản 5a, khoản 5b, khoản 6, khoản 6a, khoản 7, khoản 7a, khoản 7b Điều 8; khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; điểm a khoản 1, điểm a, điểm b khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 6a, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 2 Điều 37; khoản 3 Điều 38 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
5. Những người có thẩm quyền của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 5; khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b Điều 6; khoản 5, khoản 7 Điều 7; Điều 8; Điều 11; Điều 12; Điều 17; khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 40; khoản 2, khoản 3 Điều 42 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.”
1. Bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 19, điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Bãi bỏ điểm d khoản 13 Điều 20 Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
3. Thay đổi từ “thức ăn chăn nuôi” thành từ “thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản” tại khoản 6 Điều 15; từ “chăn nuôi” thành từ “chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản” tại điểm a khoản 9, khoản 11 Điều 20 Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 02 năm 2020.
Đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.