CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2022/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2022 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI; THỦY LỢI; ĐÊ ĐIỀU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều mà không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
3. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
4. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Thủy lợi, Luật Hợp tác xã;
c) Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Thương mại;
d) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
đ) Tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội;
e) Các đơn vị sự nghiệp;
g) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
h) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
5. Hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính.
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác, gồm:
a) Buộc tiếp tục thực hiện hoạt động cứu trợ;
b) Buộc đóng Quỹ phòng, chống thiên tai;
c) Buộc trồng lại cây chắn sóng đã phá hoại; cỏ đã bị cuốc, xới, rẫy;
d) Buộc sửa chữa, khắc phục những hư hỏng công trình đê điều;
đ) Buộc nộp lại vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
a) Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi là 01 năm;
b) Đối với lĩnh vực đê điều là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 9; điểm a khoản 7, khoản 8 Điều 24; các khoản 7, 8, 9 Điều 27 của Nghị định này là hành vi vi phạm đang được thực hiện.
4. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 36 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Thời điểm chấm dứt đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng, phê duyệt và thực hiện phương án ứng phó thiên tai quy định tại Điều 16 của Nghị định này là hết ngày 31 tháng 12 hằng năm;
b) Thời điểm chấm dứt đối với hành vi vi phạm về đóng Quỹ phòng, chống thiên tai quy định tại Điều 17 Nghị định này xác định như sau:
Đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 là ngày hết thời hạn nộp Quỹ hoặc ngày hết thời hạn được tạm hoãn đóng Quỹ theo quy định tại Nghị định 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2021 về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai.
Đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 17 là ngày hết hạn nộp danh sách kế hoạch thu, nộp Quỹ theo văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Thời điểm chấm dứt đối với hành vi vi phạm quy định trong việc huy động nguồn lực để hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều quy định tại Điều 36 Nghị định này là thời điểm kết thúc việc hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều.
5. Các hành vi vi phạm hành chính khác quy định tại Nghị định này trừ các hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này nếu không xác định được thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm thì được xác định là hành vi đang thực hiện.
Điều 6. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
a) Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai là 50.000.000 đồng;
b) Đối với lĩnh vực đê điều là 100.000.000 đồng;
c) Đối với lĩnh vực thủy lợi là 250.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại Điều 16 và khoản 2 Điều 17 Nghị định này thì áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
5. Đối với hành vi khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 11, điểm đ khoản 6 Điều 24, điểm a khoản 2 Điều 26 và khoản 6 Điều 27, ngoài bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này thì còn xem xét xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
6. Đối với hành vi lấn chiếm bãi sông, lòng sông, suối, kênh, rạch, bờ biển quy định tại khoản 1 Điều 11, ngoài bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này thì còn xem xét xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
7. Đối với hành vi đổ chất thải quy định tại Điều 10, Điều 20, Điều 29 ngoài bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này thì còn xem xét xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Điều 7. Thủ tục xử phạt đối với những hành vi đồng thời được quy định trong Bộ luật Hình sự
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 14, Điều 36 Nghị định này thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra bị can; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Điều 8. Vi phạm về vận hành, sử dụng công trình phòng, chống thiên tai
Điều 9. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình phòng, chống thiên tai
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với khối lượng dưới 03 m3;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với khối lượng từ 03 m3 đến dưới 05 m3;
c) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khối lượng từ 05 m3 đến dưới 10 m3;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khối lượng từ 10 m3 đến dưới 50 m3;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khối lượng từ 50 m3 đến dưới 200 m3;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với khối lượng từ 200 m3 đến dưới 500 m3;
g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khối lượng từ 500 m3 trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 11. Các hành vi vi phạm làm gia tăng rủi ro thiên tai
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Điều 12. Vi phạm quy định trong triển khai ứng phó với thiên tai
Điều 13. Vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống thiên tai
Điều 14. Vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả thiên tai
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Chiếm đoạt hàng cứu trợ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Thực hiện nhiệm vụ cứu trợ không kịp thời.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 16. Vi phạm về xây dựng, phê duyệt và thực hiện phương án ứng phó thiên tai
Điều 17. Vi phạm về đóng Quỹ phòng, chống thiên tai
1. Phạt tiền đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai như sau:
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đóng Quỹ phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
Điều 19. Vi phạm gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi trồng rau, cắm đăng đó, chất chà và các hình thức đánh bắt khác gây cản trở dòng chảy.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, bị xử phạt như sau:
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về vận hành công trình thủy lợi
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không có nhiệm vụ mà tự ý vận hành công trình thủy lợi.
Điều 23. Vi phạm quy định về sử dụng máy móc, thiết bị thuộc công trình thủy lợi
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng máy móc, thiết bị thuộc công trình thủy lợi sai mục đích sử dụng.
Điều 24. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm lều, quán, tường; xây dựng các công trình tạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Đào, cuốc, xới, đánh vầng cỏ, gieo trồng các loại cây hoa màu trên bờ, mái kênh, mái đập đất.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Nuôi trồng thủy sản không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
đ) Đào đắp ao, hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
e) Neo, đậu tàu, thuyền vào công trình thủy lợi khi có biển cấm;
a) Không gửi báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo nội dung và thời gian quy định;
b) Không thực hiện kiểm tra đập, hồ chứa thủy lợi theo nội dung và chế độ quy định;
d) Không thực hiện kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo quy định;
đ) Không thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi;
e) Không có hoặc không thực hiện phương án bảo vệ đã được phê duyệt;
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Khai thác nước trái phép từ công trình thủy lợi;
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi;
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 25. Vi phạm quy định về sử dụng phương tiện giao thông đi trên công trình thủy lợi
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu nếu làm hư hỏng công trình đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này.
Điều 26. Vi phạm quy định của giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
d) Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới.
b) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
d) Hoạt động du lịch, thể thao, kinh doanh, dịch vụ.
a) Xây dựng công trình mới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; khoản 2; khoản 3 Điều này.
Điều 27. Hành vi vi phạm phá hoại đê điều
1. Phạt tiền đối với hành vi phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê như sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với số lượng dưới 05 cây;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với số lượng từ 05 cây đến dưới 10 cây;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với số lượng từ 10 cây đến dưới 30 cây;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với số lượng từ 30 cây đến dưới 50 cây;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với số lượng từ 50 cây đến dưới 100 cây;
e) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với số lượng từ 100 cây trở lên.
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với diện tích dưới 01 m2 hoặc dưới 03 cây lâu năm;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích từ 01 m2 đến dưới 05 m2 hoặc từ 03 cây đến dưới 10 cây lâu năm;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích từ 10 m2 đến dưới 50 m2 hoặc từ 30 cây đến dưới 50 cây lâu năm;
5. Phạt tiền đối với hành vi đào, bạt, xẻ mặt đê, mái đê, cơ đê và chân đê như sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với khối lượng dưới 0,3 m3;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khối lượng từ 0,3 m3 đến dưới 01 m3;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khối lượng từ 01 m3 đến dưới 02 m3;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khối lượng từ 02 m3 đến dưới 03 m3;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với khối lượng từ 03 m3 đến dưới 05 m3;
e) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với khối lượng từ 05 m3 đến dưới 10 m3;
g) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với khối lượng từ 10 m3 đến dưới 15m3;
h) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khối lượng từ 15 m3 trở lên.
6. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ đê điều như sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khối lượng dưới 01 m3;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khối lượng từ 01 m3 đến dưới 03 m3;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khối lượng từ 03 m3 đến dưới 05 m3;
d) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với khối lượng từ 05 m3 đến dưới 10 m3.
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với khối lượng từ 10 m3 đến dưới 20 m3;
e) Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khối lượng từ 20 m3 trở lên.
9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây nổ làm nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 Luật Đê điều quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 28. Vi phạm vận hành trái quy định công trình đê điều
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 29. Vi phạm về đổ chất thải, để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với khối lượng dưới 01 m3;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khối lượng từ 01 m3 đến dưới 03 m3;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khối lượng từ 03 m3 đến dưới 10 m3;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khối lượng từ 10 m2 đến dưới 20 m3;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với khối lượng từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
e) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khối lượng từ 30 m3 đến dưới 50 m3;
g) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với khối lượng từ 50 m3 đến dưới 100 m3;
h) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khối lượng từ 100 m3 trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều như sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với khối lượng dưới 01 m3;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với khối lượng từ 01 m3 đến dưới 05 m3;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khối lượng từ 05 m3 đến dưới 10 m3;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khối lượng từ 10 m3 đến dưới 15 m3;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khối lượng từ 15 m3 đến dưới 30 m3;
e) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với khối lượng từ 30 m3 đến dưới 50 m3;
g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khối lượng từ 50 m3 đến dưới 100 m3;
h) Từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khối lượng từ 100 m3 trở lên.
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với khối lượng dưới 02 m3;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với khối lượng từ 02 m3 đến dưới 05 m3;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khối lượng từ 05 m3 đến dưới 10 m3;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khối lượng từ 10 m3 đến dưới 30 m3;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khối lượng từ 30 m3 đến dưới 100 m3;
e) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với khối lượng từ 100 m3 đến dưới 300 m3;
g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khối lượng từ 300 m3 đến dưới 500 m3;
h) Từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khối lượng từ 500 m3 trở lên.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với khối lượng dưới 0,5 m3;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khối lượng từ 0,5 m3 đến dưới 02 m3;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khối lượng từ 02 m3 đến dưới 05 m3;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khối lượng từ 05 m3 đến dưới 10 m3;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với khối lượng từ 10 m3 đến dưới 20 m3;
e) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khối lượng từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
g) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với khối lượng từ 30 m3 trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 31. Vi phạm quy định về sử dụng xe đi trên đê
Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu nếu làm hư hỏng đê điều đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 33. Vi phạm quy định tại Điều 26 Luật Đê điều về xây dựng nhà, công trình tại bãi sông, bãi nổi, cù lao nơi chưa có công trình xây dựng
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 34. Vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật Đê điều về mở rộng diện tích mặt bằng xây dựng khi sửa chữa cải tạo công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông, bãi nổi hoặc cù lao
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động không đúng quy định trong giấy phép quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, h khoản 1 Điều 25 và văn bản chấp thuận quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Đê điều.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện các hoạt động quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, h khoản 1 Điều 25 Luật Đê điều mà không có giấy phép; thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 2, Điều 28 Luật Đê điều mà không có văn bản chấp thuận.
Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định của người có thẩm quyền trong việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN, XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH, THI HÀNH BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 37. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này gồm:
a) Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định từ Điều 38 đến Điều 46 Nghị định này khi đang thi hành công vụ;
b) Công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều;
c) Công chức, viên chức thuộc cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
d) Người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân đang thi hành công vụ.
3. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.
Điều 38.Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 250.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi, đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi, đê điều;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 175.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 70.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 350.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 140.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 250.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 40. Thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư
1. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
2. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Điều 41. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 20.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 40.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
3. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến: 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến: 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 250.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 42. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 10.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi và lĩnh vực đê điều;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 20.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi và lĩnh vực đê điều;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 20.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 40.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 50.000.000 đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 200.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 250.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 43. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
2. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
5. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Điều 44. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi, đê điều;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi, đê điều;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 175.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 70.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 350.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 140.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 250.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Điều 45. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi, đê điều;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi, đê điều;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, điểm d khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 175.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 70.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 350.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 140.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, điểm d khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 250.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, điểm d khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Điều 46. Thẩm quyền xử phạt của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa
1. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Điều 47. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra và Thủ trưởng cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều
Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra và Thủ trưởng cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV theo thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư
Người có thẩm quyền xử phạt của lực lượng Kiểm ngư xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 16 theo thẩm quyền quy định tại Điều 40 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trên vùng biển được giao.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nhân dân xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 18, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36 theo thẩm quyền quy định tại Điều 41 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý.
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng
Người có thẩm quyền xử phạt của lực lượng Bộ đội Biên phòng xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 18, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36 theo thẩm quyền quy định tại Điều 42 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tại khu vực biên giới.
6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
Người có thẩm quyền xử phạt của lực lượng Cảnh sát biển xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 9, Điều 12, Điều 13, khoản 2 Điều 14, Điều 16 theo thẩm quyền quy định tại Điều 43 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, địa bàn trên vùng biển được giao.
7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải
Người có thẩm quyền xử phạt của lực lượng Thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 15, Điều 16, điểm g và điểm h khoản 2 Điều 24, Điều 25, Điều 30, Điều 31 theo thẩm quyền quy định tại Điều 44 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
8. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
Người có thẩm quyền xử phạt của lực lượng Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 10, Điều 11, điểm đ khoản 6 Điều 24, điểm a khoản 2 Điều 26, khoản 6 Điều 27, khoản 1 Điều 29 theo thẩm quyền quy định tại Điều 45 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
9. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa
Người có thẩm quyền xử phạt của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 9, Điều 12, Điều 13, khoản 2 Điều 14, Điều 16 theo thẩm quyền quy định tại Điều 46 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 48. Thi hành một số biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc đóng Quỹ phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 3 Điều 17 thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện nộp quỹ cho cơ quan có thẩm quyền thu Quỹ;
b) Cơ quan có thẩm quyền thu Quỹ có trách nhiệm thu, quản lý tiền nộp Quỹ của tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định; thông báo kết quả việc thực hiện nộp Quỹ của tổ chức, cá nhân vi phạm cho người ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
c) Cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện nộp Quỹ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc trồng lại cây chắn sóng đã bị chặt, phá hoại; cỏ đã bị cuốc, xới, rẫy quy định tại điểm a khoản 11 Điều 27 thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân vi phạm trồng lại cây chắn sóng, cỏ phải đúng chủng loại, đủ số lượng đã bị chặt, phá hoại, cuốc, xới, rẫy; phải bảo vệ, chăm sóc tối thiểu 01 năm đảm bảo cây chắn sóng và cỏ còn sống, phát huy tác dụng bảo vệ đê; việc trồng, chăm sóc cây chắn sóng, cỏ thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức chuyên ngành;
b) Hạt Quản lý đê giám sát, hướng dẫn quá trình thực hiện và có biên bản xác nhận khi hoàn thành, báo cáo người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão đã chiếm dụng, sử dụng trái phép quy định tại khoản 2 Điều 30 thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp lại đủ số lượng vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão đã chiếm dụng, sử dụng trái phép; sắp xếp đúng hiện trạng ban đầu. Vật tư nộp lại phải đúng chủng loại, niên hạn sử dụng của vật tư đã chiếm dụng, sử dụng trái phép hoặc loại vật tư có cùng tính năng; có chỉ tiêu kỹ thuật, niên hạn sử dụng và tổng giá trị không thấp hơn vật tư đã chiếm dụng, sử dụng trái phép;
b) Đơn vị được giao quản lý trực tiếp vật tư giám sát, hướng dẫn quá trình thực hiện và có biên bản xác nhận khi hoàn thành, báo cáo người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc sửa chữa, khắc phục những hư hỏng công trình đê điều quy định tại khoản 6 Điều 31 thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân vi phạm buộc phải sửa chữa, khắc phục những hư hỏng công trình đê điều và chi trả kinh phí thực hiện giám định, kiểm định, đánh giá, khảo sát, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát (nếu có). Việc sửa chữa, khắc phục phải thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức chuyên ngành, tối thiểu bằng với hiện trạng trước khi vi phạm;
b) Trường hợp hành vi vi phạm làm công trình đê điều hư hỏng cần phải xử lý khẩn cấp để bảo an toàn đê điều, đối tượng vi phạm phải thực hiện hoặc hoàn trả kinh phí thực hiện xử lý khẩn cấp theo phương án do cấp thẩm quyền phê duyệt. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý khẩn cấp trong trường hợp trên theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đôn đốc, giám sát, hướng dẫn trong quá trình thực hiện; có biên bản xác nhận khi hoàn thành gửi người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều và Nghị định số 65/2019/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
Điều 50. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành quyết định xử phạt để giải quyết.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
TM.
CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.