BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/BC-BYT | Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2006 |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH BỆNH CÚM A (H5N1) VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH (Báo cáo số 61)
Tiếp theo báo cáo số 60 ngày 27/01/2006, Bộ Y tế xin báo cáo tình hình bệnh cúm A(H5N1) và một số biện pháp phòng, chống dịch đã triển khai trong tuần như sau:
I. Tình hình bệnh cúm A (H5N1) ở người:
1. Tình hình trên Thế giới:
a/- Tại Thổ Nhĩ Kỳ: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 02/02/2006 thông báo xác nhận thêm 08 trường hợp dương tính với cúm A (H5N1) tại Thổ Nhĩ Kỳ trong số 21 trường hợp nghi ngờ, có 2 trường hợp đã tử vong. Đến nay WHO đã ghi nhận 12 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có 4 trường hợp tử vong.
b/- Tại Iraq: Cũng theo WHO ngày 02/2/2006, Bộ Y tế Iraq thông báo đã ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H5N1) đầu tiên tại Iraq:
- Trường hợp thứ nhất: bệnh nhân nữ 15 tuổi, sống tại tỉnh Raniya, đã tử vong ngày 17/01/2006 với bệnh cảnh viêm phổi nặng. Đã được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận dương tính với cúm A(H5N1).
- Trường hợp thứ hai: Bệnh nhân nữ 39 tuổi (là bác của bệnh nhân trên), sống tại thị xã tỉnh Raniya, người đã trực tiếp chăm sóc bệnh nhân trên trong quá trình nằm viện. Khởi bệnh ngày 22/01/2006 và tử vong ngày 27/01/2006 do viêm phổi nặng. Đang chờ kết quả xét nghiệm.
- Điều tra dịch tễ cho thấy cả 2 bệnh nhân trên đều sống ở vùng gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, gia đình hàng xóm có gia cầm bị chết, Trường hợp thứ nhất xác định có tiếp xúc với gia cầm bị bệnh, trường hợp thứ hai chưa xác định.
- Trường hợp nghi ngờ thứ ba: Bệnh nhân nữ 54 tuổi, sống tại thị xã Raniya, nhập viện ngày 18/01/2006. Đang chờ kết quả xét nghiệm.
c/- Tại Indonesia: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ngày 06/02/2006, Bộ Y tế Indonesia đã ghi nhận thêm 04 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1):
- Trường hợp thứ nhất: Nam 22 tuổi, tử vong ngày 26/01/2006, là người bán chuối ở Siêu thị Đông Jakarta, nơi có bán thịt gia cầm.
- Trường hợp thứ hai: Nam 15 tuổi, tử vong ngày 01/02/2006.
- Trường hợp thứ ba: Nữ 09 tuổi, nhập viện ngay khi phát hiện bệnh ngày 19/01/2006.
- Cả 03 trường hợp trên đều sống tại Tây Java là vùng đã ghi nhận những vụ dịch lớn về cúm A(H5N1) ở gia cầm. Các bệnh nhân đều có tiền sử liên quan đến gia cầm, người mắc và chết do cúm A(H5N1) tại các gia đình hàng xóm trong làng.
- Trường hợp thứ tư: Nam 5 tuổi sống tại tỉnh Lampung, khở bệnh vào tháng 10/2005 và đã được điều trị khỏi bệnh. Anh trai 20 tuổi của bệnh nhân cũng mắc bệnh vào tháng 9/2005 và cũng được điều trị khỏi hẳn. Cả hai anh em đều có tiền sử tiếp xúc với gà ốm trong quá trình giết mổ
Đến nay tại Indonesia đã ghi nhận 23 trường hợp nhiễm cúm A (H5N1), trong đó 16 trường hợp tử vong.
Kể từ tháng 12/2003 đến nay, trên thế giới đã ghi nhận 165 trường hợp mắc cúm A(H5N1), trong đó có 88 trường hợp tử vong tại 6 quốc gia: Thái Lan (mắc 22, chết 14), Indonesia (mắc 23, chết 16), Campuchia (mắc 4, chết 4), Trung Quốc (mắc 10, chết 7), Việt Nam (mắc 93, chết 42), Thổ Nhĩ Kỳ (mắc 12, chết 4).
2. Tình hình trong nước:
- Trong ngày 28/01 – 07/2/2006, không ghi nhận trường hợp nào dương tính với cúm A(H5N1).
- Tính từ ngày 14/11/2005 đến nay, đã gần 3 tháng không ghi nhận trường hợp mắc mới.
- Kể từ trường hợp mắc cúm A(H5N1) đầu tiên tại Việt Nam (26/12/2003) đến nay đã ghi nhận 93 trường hợp mắc tại 32 tỉnh/thành phố, trong đó có 42 trường hợp tử vong.
II. Các hoạt động phòng chống dịch đã triển khai:
1. Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh hàng ngày trong nước và trên thế giới, các hoạt động phòng, chống dịch, triển khai trực dịch nghiêm túc trong dịp Tết nguyên đán Bính Tuất
2. Chỉ đạo các Viện VSDT/Pasteur và Sở Y tế các tỉnh/thành phố tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm, tích cực điều trị các trường hợp nghi nhiễm cúm A (H5N1) ở người, triển khai các phòng chống dịch trong dịp Tết.
3. Tổng hợp báo cáo tình hình và các hoạt động phòng chống dịch trong dịp Tết trình Thủ tướng Chính phủ.
4. Chuẩn bị báo cáo tình hình các bệnh dịch khu vực Tây Nguyên năm 2005, phục vụ cho đoàn cán bộ của Bộ Y tế đi kiểm tra công tác y tế và công tác phòng chống dịch bệnh tại các tỉnh Tây Nguyên từ ngày 06/2 – 11/2/2006.
5. Họp triển khai mua sắm trang thiết bị, vật tư hoá chất, phương tiện phòng hộ phòng chống đại dịch cúm A (H5N1) đợt 2.
6. Họp đánh giá tiến độ triển khai hoạt động của dự án WHO/FAO/UNDP tài trợ về việc phòng chống các bệnh dịch tiềm ẩn, bao gồm cúm gia cầm độc lực cao (HPAI).
Bộ Y tế báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ để tiếp tục thực hiện.
Xin trân trọng cảm ơn.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.