BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/BNN-BVTV-BCĐ-TB | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 6 năm 2008 |
Kính gửi: | - Bộ Nông nghiệp và PTNT |
1- TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
Theo báo cáo của Chi Cục Bảo vệ thực vật các tỉnh phía Nam, đến ngày 05/06/2008 lúa Hè Thu 2008 đã xuống giống khoảng 1.586.995ha (Trong đó vùng ĐNB: 121.877 ha; vùng TNB: 1.465.118ha), ở các giai đoạn mạ: 296.506ha; đẻ nhánh: 493.843 ha; đòng trổ: 513.554 ha; chín: 197.537 ha; thu hoạch: 85.555 ha.
Lúa Thu Đông đã xuống giống 15.408 ha ở Đồng Tháp.
2- TÌNH HÌNH RẦY NÂU - BỆNH VL&LXL
2.1. Rầy nâu
Diện tích nhiễm rầy nâu trên lúa Hè Thu trong tuần 47.092 ha , tăng 37.637 ha so với tuần trước. Rầy nâu xuất hiện trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ, mật số rầy nâu thấp phổ biến từ 750-2.000 con/m2, có 6.819 ha mật số rầy nâu cao từ 3.500- 7.000 con/m2. Rầy nâu nâu trên đồng ruộng phổ biến tuổi 2-4 và rải rác còn rầy nâu tuổi 1. Diện tích phun trừ rầy nâu trong tuần là 7.565 ha.
Lúa Thu Đông ở huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp có 450 ha lúa nhiễm rầy nâu, mật số phổ biến 800-1.500 con/m2 trên lúa giai đoạn đẻ nhánh.
2.2. Bệnh vàng lùn & lùn xoắn lá
Tổng diện tích nhiễm là 1.083,2 ha, tăng 402,7 ha so với tuần trước. Diện tích nhiễm tăng chủ yếu ở tỉnh Bình Thuận, tập trung trên lúa Hè Thu giai đoạn trổ- chín, trong đó diện tích nhiễm nhẹ: 459,2 ha (tỷ lệ bệnh từ 5-10%); nhiễm trung bình: 22,6 ha (tỷ lệ bệnh >10-20%); nhiễm nặng: 601,4 ha (tỷ lệ bệnh >20-80%). Diện tích nhiễm bệnh xuất hiện ở các tỉnh Đồng Tháp (419,7 ha); Bình Thuận (612 ha), Đồng Nai (6 ha) và Sóc Trăng (45,5 ha).
Tại Bình Thuận, diện tích lúa nhiễm bệnh VL, LXL tăng là do tăng cường công tác điều tra phát hiện thêm, không phải là do bệnh phát triễn. Toàn bộ diện tích nhiễm bệnh sẽ thu hoạch dứt điểm truớc ngày 10/6/2008. Do vậy, ngăn chặn được nguy cơ lây lan từ diện tích lúa nhiễm bệnh sang lúa Hè thu chính vụ. Tại Tây Ninh và Đồng Nai, diện tích lúa bị nhiễm bệnh VL, LXL trên trà lúa sớm đã và đang thu hoạch, mật độ rầy nâu tuổi 1-2 thấp, nguy cơ lây lan sẽ giảm sau khi thu hoạch. Tuy nhiên nguồn bệnh vẫn còn rất phổ biến trên lúa chét.
3. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG
- Theo dõi tình hình rầy nâu vào đèn, mật độ rầy nâu ngoài đồng, vận động nông dân trừ rầy tại các nơi có mật số rầy nâu cao, nhổ bỏ cây lúa bệnh.
- Thông tin truyên truyền trên đài phát thanh truyền hình.
- Đi kiểm tra tình hình dịch hại lúa tại Đồng Nai, Bình Thuận.
- Cục Bảo vệ thực vật đã có 2 văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thụân cùng UBND huyện Đức Linh thực hiện ngay các biện pháp cấp bách để tiêu diệt nguồn rầy nâu tại các ruộng bị nhiễm bệnh.
- Cục Bảo vệ thực vật cũng đã kiến nghị với Sở NN-PTNT Tây Ninh, Bình Thuận và Đồng Nai triển khai cày lật gốc rạ trên toàn bộ diện tích ruộng nhiễm bệnh VL, LXL đã thu hoạch nhưng còn mầm bệnh ở gốc rạ; trình UBND tỉnh tiếp tục bổ xung nguồn thuốc dự trữ của địa phương để phòng trừ rầy nâu trong vụ lúa Hè Thu, Mùa 2008.
4. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI
- Ban Chỉ đạo các tỉnh: Đồng Tháp, Bình Thuận, Đồng Nai và Sóc Trăng tích cực chỉ đạo, giám sát kỹ diễn biến rầy nâu tại ruộng đang bị bệnh VL, LXL, phòng trừ rầy ngay, nếu phát hiện mật độ gia tăng, hạn chế tối đa rầy nâu di trú từ ruộng bệnh sang nơi khác. Đảm bảo không để dịch bệnh VL, LXL lây lan sang lúa Mùa ở vùng Đông Nam bộ, tránh để diễn ra tình trạng tương tự như vụ Hè Thu, Mùa năm 2006.
- Duy trì chế độ báo cáo trước 17 giờ hàng ngày về Trung Tâm BVTV Phía Nam để tổng hợp và báo cáo Bộ kịp thời.
Nơi nhận: | KT. TRƯỞNG BAN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.