VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2004 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TẠI CUỘC HỌP
Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ ngày 30 tháng 01 năm 2004.
Ngày 30 tháng 01 năm 2004, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã làm việc với Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. Sau khi nghe đồng chí Đoàn Mạnh Giao, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thay mặt Đoàn công tác báo cáo kết quả khảo sát cải cách hành chính tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Tổng Thư ký Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ Thang Văn Phúc báo cáo công tác cải cách hành chính năm 2003 và nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2004, ý kiến phát biểu của các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến kết luận như sau:
1. Về công tác cải cách hành chính năm 2003
Tán thành những đánh giá nêu trong báo cáo về những kết quả cải cách hành chính đã làm được trong năm 2003. Trong điều kiện các thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và Ban Thư ký của Ban Chỉ đạo hoạt động kiêm nhiệm, không có nhiều thời gian cho công tác cải cách hành chính của Chính phủ, Ban Chỉ đạo đã làm được nhiều việc có kết quả. Tuy nhiên, tiến trình cải cách hành chính vẫn chậm, hiệu quả thấp, sự chỉ đạo không tập trung và thiếu đồng bộ. Cải cách hành chính chưa gắn với chống quan liêu, tham nhũng làm trong sạch bộ máy hành chính nhà nước. Báo cáo chưa làm rõ được nguyên nhân của những hạn chế, những việc làm chưa tốt. Đáng lưu ý là nhận thức chung của cán bộ lãnh đạo các ngành, các cấp về cải cách hành chính chưa thống nhất; hoạt động của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Ban Thư ký của Ban Chỉ đạo không đều và không chặt chẽ. Đây là chỗ yếu cần sớm được khắc phục.
2. Về nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2004
Thực trạng đất nước cũng như yêu cầu khách quan đặt ra nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách hành chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, làm trong sạch bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý hành chính. Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP của Chính phủ xác định một số vấn đề cấp bách về cải cách hành chính cần tập trung giải quyết nằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững và đẩy lùi tham nhũng, tiêu cục. Vì vậy, cải cách hành chính là một trong tâm chỉ đạo của Chính phủ năm 2004.
Tán thành những đề xuất về nhiệm vụ chủ yếu nêu trong báo cáo. Cần thực hiện ráo riết, đồng bộ ở tất cả các bộ, ngành và địa phương các chương trình hành động thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính 10 năm (2001 - 2010) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính phải giúp Chính phủ chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
1). Nghiên cứu đề xuất và giúp Chính phủ chỉ đạo thựchiện những giải pháp cần thiết để gắn chặt cải cách hành chính với đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, làm trong sạch bộ máy hành chính; xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính.
2). Trong năm 2004, phải chỉ đạo một cách tập trung, ráo riết để thực hiện 2 nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa cải cách sâu sắc là:xây dựng và ban hành cơ chế quản lý mới đối với các đơn vị sự nghiệp, thực hiện xã hội hoá các hoạt động dịch vụ công; sửa đổi, bổ sung các quy định cần thiết để đẩy mạnh việc sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
3). Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng đỗi ngũ cán bộ, công chức hànhchính nhà nước từ nay đến năm 2010. Học viện Hành chính Quốc gia phải tập trung công sức vào nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đăng làm việc trong bộ máy hành chính theo chức anh và trình độ của từng đối tượng, không thiên về đào tạo theo bằng cấp, học vị.
4) Khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về phân cấp quản lý hành chính nhà nước, thể hiện rõ chủ trương tăng thêm quyền hạn và trách nhiệm cho các địa phương (cả 3 cấp tỉnh, thành phố; quận, huyện và xã, phường, thị trấn); làm rõ thẩm quyền và trách nhiệm mỗi cấp và trách nhiệm người đứng đầu cơ quan nhà nước.
5) Tiếp tục rà soát để sửa đổi, loại bỏ các thủ tục hành chính vấn đang gây phiền hà, cản trở công việc làm ăn của dân và doanh nghiệp. Trước hết là trên các lĩnh vực hải quan, thuế, đầu tư, xây dựng cơ bản,... Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính cần phân công một số đồng chí thành viên trực tiếp phụ trách việc này, phối hợp chặt chẽ với các bộ có liên quan, ấn định rõ thời gian phải đạt một số kết quả cụ thể.
6) Khẩn trương triển khai thực hiện chương trình hiệnđại hoá hoạt động của nền hành chính nhà nước, trọng tâm là chương trình tin học hoá, để nhanh chóng đổi mới cách làm việc, nâng cao chất lượng công tác, trước hết ở các cơ quan trung ương.
7) Giúp ban Cán sự Đảng Chính phủ chuẩn bị báo cáo với Bộ Chính trị về tình hình thực hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước thời gian qua. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc đánh giá 3 năm cải cách hành chính và bàn nhiệm vụ cải cách hành chính mấy năm sắp tới.
3. Về chấn chỉnh và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
Muốn chỉ đạo cải cách hành chính đạt được hiệu quả cao, phải kết hợp chặt chẽ cải cách hành chính với cải cách tư pháp, đổi mới hoạt động lập pháp, gắn cải cách hành chính với xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Trong báo cáo trình Bộ Chính trị có thể đề cấp vấn đề thành lập Uỷ ban Cải cách nhà nước như kinh nghiệm của một số nước. Trước mắt, về phần trách nhiệm của Chính phủ, cần tăng cường sự chỉ đạo của Chính phủ và cải tiến sự hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ;
1. Từ nay trong các phiên họp hàng tháng, Chính phủ nghe báo cáo tóm tắt tình hình cải cách hành chính gắn với tình hình chung về kinh tế xã hội. Văn phòng Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo Cải cách hànhchính của Chính phủ để làm báo cáo này, nêu rõ nhận xét về tình hình và kết quả triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính ở các bộ,các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các địa phương. Mỗi tháng một lần vào những ngày đầu tháng, Thủ tướng làm việc với Ban chỉ đạo cải cách hành chính để quyết định kịp thời các công việc cần thiết theo đề xuất của Ban Chỉ đạo.
2. Xác đinh rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính. Ban Chỉ đạo không chỉ làm chức năng thăm mưu, tư vấn mà trực tiếp giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch đã được thông qua. Ban chỉ đạo giúp Thủ tướng xem xét, có ý kiến về các dự thảo Nghị định của Chính phủ, các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng có nội dung cải cách hành chính.
3. Điều chỉnh sự phân công trong Ban Chỉ đạo sau khi đã bổ sung hai đồng chí (Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng vàTrưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Trần Xuân Giá) như đã quyết định trong phiên họp Ban Chỉ đạo tháng 8 năm 2003. Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính.
4. Kiện toàn Ban Thư ký Ban Chỉ đạo cải cách hành chính. Ban Thư ký đặt tại Văn phòng Chính phủ, gồm 10 đến 15 cán bộ cónăng lực nghiên cứu và chỉ đạo cải cách hành chính thuộc biên chế của Văn phòng Chính phủ, trong đó có khoảng 4 đến 5 đồng chí làm việc chuyên trách. Ban Thư ký có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất ý kiến về chính sách, chủ trương, kế hoạch tiến hành cải cách hành chính, giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành địa phương thực hiện công tác cải cách hành chính. Tổng Thư ký là một đồng chí cấp Thứ trưởng cũng làm việc chuyên trách cải cách hành chính.
Đồng chí Nguyễn Khánh và Đồng chí Đỗ Quốc Sam thaymặt Ban Chỉ đạo hướng dẫn hoạt động của Ban Thư ký.
Văn phòng Chính phủ đảm bảo các điều kiện làm việc của Ban Chỉ đạo và Ban Thư ký.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VPCP |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.