VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 164/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2007 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ NGUYỄN SINH HÙNG TẠI HỘI NGHỊ SƠ KẾT 2 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 45-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
Ngày 20 tháng 8 năm 2007, tại thành phố Cần Thơ, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã chủ trì Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Công thương, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Quốc phòng, Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Quân khu 9, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe đồng chí Bí thư Thành uỷ Cần Thơ báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, ý kiến của các Bộ, cơ quan, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, thành phố Cần Thơ thực sự có những thay đổi quan trọng trên nhiều mặt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm dần và tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng nhanh; đời sống nhân dân được nâng lên; nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng, bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng. Lĩnh vực văn hoá - xã hội có chuyển biến tích cực, công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Hệ thống chính trị được tiếp tục kiện toàn, Thành phố đang từng bước thể hiện được vai trò, vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thay mặt Bộ Chính trị và Chính phủ, Phó Thủ tướng biểu dương Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Cần Thơ bước đầu đã triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 42/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2006 về một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi đối với thành phố Cần Thơ; trong đó, đã quy định danh mục các công trình có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và có tác dụng lan toả tới sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long, được ngân sách nhà nước đầu tư giai đoạn 2006 - 2010; quy định cơ chế thưởng vượt thu, hỗ trợ đầu tư từ nguồn tăng thu so với dự án được giao; quy định cơ chế, chính sách huy động vốn; quy định về nguyên tắc dự toán ngân sách của thành phố Cần Thơ tương ứng với các thành phố: Hải Phòng và Đà Nẵng. Đồng thời, các Bộ, ngành Trung ương cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và phối hợp tốt với Thành phố trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Kết quả trong 2 năm (2005 - 2006), vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Thành phố được bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho nhiều công trình được xây dựng và một số đã đưa vào khai thác có hiệu quả, đảm bảo tốc độ tăng chi của thành phố Cần Thơ tăng khá nhanh. Theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 19/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về định mức phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước thì dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản cân đối năm 2007 cho thành phố Cần Thơ tăng 190% (gấp 2,9 lần) so với dự toán năm 2006. Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, Thủ tướng Chính phủ đã cấp từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2007 bổ sung cho thành phố Cần Thơ thực hiện; đồng thời, tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Cần Thơ giai đoạn 2007-2010 đã được điều chỉnh căn bản theo Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Bên cạnh kết quả đã đạt được, thành phố Cần Thơ còn nhiều mặt hạn chế như tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy cao nhưng chưa bền vững; nền kinh tế quy mô nhỏ, các ngành có hàm lượng công nghệ cao chiếm tỷ trọng thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm, chưa đồng bộ; công tác quy hoạch chưa sát với yêu cầu phát triển; chưa xây dựng được chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chi phí sản xuất cao, công nghệ chậm đổi mới nên khả năng cạnh tranh và hội nhập thấp; thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, nhất là đầu tư nước ngoài còn thấp; môi trường còn ô nhiễm, các tệ nạn xã hội vẫn còn nhiều; khoảng cách về trình độ phát triển so với các thành phố trực thuộc Trung ương khác khá lớn, đặc biệt trình độ công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực.
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI:
Nhiệm vụ của thành phố Cần Thơ hết sức nặng nề, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố phấn đấu quyết liệt, phát huy nội lực, lợi thế trên địa bàn và tận dụng sự quan tâm của Trung ương và sự phối hợp của các địa phương trong Vùng để biến thành sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 45-NQTW của Bộ Chính trị. Bên cạnh đó Chính phủ, các Bộ, ngành cũng cần phải kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thành phố Cần Thơ phát triển. Thời gian tới, cần tập trung triển khai các nhiệm vụ sau:
1 . Tiếp tục quán triệt sâu rộng hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị đối với sự phát triển của thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long, phát huy sức mạnh tổng hợp để đạt được mục tiêu mà Nghị quyết của Bộ Chính trị đã đề ra.
2. Tập trung phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao gắn với việc bảo vệ môi trường.
Thành phố Cần Thơ phải xác định là Thành phố công nghệ cao, có môi trường được đảm bảo, các khu công nghiệp, trung tâm thương mại phải được quy hoạch theo hướng hiện đại, chất lượng cao; đồng thời, phải có kế hoạch mở rộng khu công nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển; Bộ Công thương phối hợp với thành phố Cần Thơ thực hiện tốt quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại; chỉ đạo quyết liệt, đẩy mạnh tiến độ hoàn thành các công trình trọng điểm để sớm đưa vào khai thác. Công nghiệp chế biến cần được tiếp tục nâng cấp với công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu cung cấp và tiêu thụ nguyên liệu, sản phẩm cho cả Vùng, hạn chế tối đa xuất khẩu nguyên liệu thô chưa qua chế biến. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu phát triển công nghiệp dược và các ngành công nghiệp khác phục vụ cho Vùng và giải quyết tốt việc làm cho người lao động.
Tiếp tục thực hiện các dự án về phát triển du lịch của Cần Thơ, dự án xây dựng Trường Trung cấp Du lịch Cần Thơ; xây dựng cơ chế thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch; Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp với thành phố Cần Thơ chuẩn bị thật tốt Năm du lịch quốc gia 2008 tại Cần Thơ, coi đây là sự kiện quan trọng để tạo sức bật cho du lịch Cần Thơ nói riêng và của cả Vùng nói chung. Thời gian tới các Bộ, ngành tiếp tục quan tâm hỗ trợ đầu tư và xúc tiến quảng bá du lịch cho Thành phố.
3 . Tiếp tục công tác quy hoạch, rà soát và quản lý chặt chẽ quy hoạch đảm bảo phát triển đồng bộ, toàn diện, bền vững, xứng đáng là Thành phố trung tâm, động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với Thành phố để làm tốt quy hoạch của ngành gắn với quy hoạch của Vùng, của Thành phố; Bộ Xây dựng hỗ trợ Thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết trên cơ sở quy hoạch chung về xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, mạng lưới giao thông của Thành phố để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Giao thông vận tải tăng cường kiểm tra, giám sát và phối hợp với các Bộ, ngành kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để các dự án về giao thông sớm được triển khai, đặc biệt là các dự án: cầu Cần Thơ, đường Mỹ Thuận đi Cần Thơ 4 làn đường, đường Mậu Thân - sân bay Trà Nóc và sân bay Trà Nóc, hoàn thành các dự án này chậm nhất vào cuối năm 2008.
Tập trung chỉ đạo kiểm tra chất lượng xây dựng và quản lý quy hoạch đô thị, phát triển đô thị; chú trọng đầu tư xây dựng và cải tạo mạng lưới giao thông nội đô, hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải; đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển; Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với thành phố Cần Thơ để làm tốt nhiệm vụ này.
5. Đẩy mạnh phát triển giáo đục - đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho cả Vùng, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xây dựng Trường Đại học Cần Thơ thành trường Đại học trọng điểm quốc gia theo hướng đa ngành Và chuyển Trung tâm Đại học tại chức Cần Thơ thành Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, thành lập Phân hiệu Đại học Kiến trúc tại Cần Thơ và các trường, trung tâm dạy nghề phù hợp với quy hoạch cung ứng nguồn nhân lực cho cả Vùng; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với thành phố Cần Thơ để triển khai thực hiện.
6. Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, nhất là từ các tập đoàn kinh tế lớn, các nhà đầu tư nước ngoài. Khuyến khích đầu tư vào các dự án có sử dụng công nghệ cao, ít ô nhiễm, có giá trị gia tăng cao. Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ mới, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao; phát triển dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ pháp luật, giáo dục và đào tạo, y tế, thể thao, việc làm và an sinh xã hội; phát triển mạnh mẽ các thị trường: lao động, tài chính, bất động sản và khoa học - công nghệ. Thành phố cần có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương để xây dựng cơ chế, chính sách phát triển các loại thị trường phù hợp với địa phương và có sức thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế.
Để đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng tại Cần Thơ Trung tâm kiểm định chất lượng, đo lường hàng hoá, xây dựng Trung tâm khoa học công nghệ dầu mối cho cả Vùng .
7. Đẩy mạnh các biện pháp tăng thu ngân sách, chống thất thu, nợ đọng thuế, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách; có giải pháp duy.nhanh tiến độ giải ngân vốn đâu tư; tập trung đầu tư các công trình trọng điềm, nâng cao hiệu quả. hiệu suất dầu tư; các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải phối hợp với thành phố Cần Thơ triển khai thực hiện, ưu tiên bố trí đủ vốn cho các công trình đã khởi công và dự án đã được phê duyệt đầu tư. Bên cạnh đó, Thành phố cần nghiên cứu để thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương nhằm huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là phát triển các công trình cơ sở hạ tầng.
8. Đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả tiến tới đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông; tập trung đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính.
9. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động chỉnh đốn Đảng; đấu tranh ngăn chặn chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; tiếp tục xây dựng và kiện toàn hệ thống chính trị vững mạnh.
III. VỀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ CỦA THÀNH PHỐ:
1 . Về xác định đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của cả nước: đồng ý về nguyên tắc, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng đề án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Về cơ chế vay tạm ứng Kho bạc Nhà nước lớn hơn mức quy định để có vốn đẩy nhanh tốc độ đầu tư phát triển của Thành phố: thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước; Thành phố nghiên cứu có cơ chế, chính sách thu hút, huy động thêm vốn từ các thành phần kinh tế để tăng vốn đầu tư, kể cả việc khuyến khích thành lập các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng... đểhuy động vốn.
3. Về ban hành Nghị định, Nghị quyết triển khai thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị để phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành với địa phương trong việc đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm đã được ghi trong Nghị quyết số 45-NQ/TW và Quyết định số 42/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: các Bộ, ngành đã được phân công nhiệm vụ tại các Nghị định về chức năng, nhiệm vụ của mình nên không cần thiết phải ban hành thêm các văn bản trên; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan thường xuyên có đánh giá về tiến độ triển khai thực hiện các công trình đã được ghi trong Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 42/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Về thực hiện các công trình đã được ghi tại các Thông báo: số 24/TB-VPCP , số 106/TB-VPCP , số 406/TB-VPCP: các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng rà soát về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao tại các Thông báo trên để có biện pháp thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2007.
5 . Về tăng cường đầu tư từ nguồn vốn ODA, ưu tiên bố trí vốn trả nợ khối lượng hoàn thành, tăng mức đầu tư hàng năm cho ngành giao thông vận tải, bổ sung vốn cho các dự án đang triển khai do điều chỉnh mức vốn đầu tư: giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải xem xét hỗ trợ Thành phố đảm bảo hoàn thành các công trình theo quy hoạch.
6. Về bổ sung nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho các dự án đường nối quốc lộ 91 với tuyến đường Nam sông Hậu dài 30 khi và dự án kè sông Cần Thơ dài 10 km: giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét bố trí vốn thực hiện. Trường hợp nguồn vốn trái phiếu không còn thì bố trí bằng nguồn vốn khác.
7. Về bổ sung đưa vào nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hoặc hoặc đầu tư theo hình thức BOT dự án đường quốc lộ ra vòng cung nối quốc lộ 80 chiều dài 50 km quy mô đường cao tốc 6 làn xe: đồng ý về nguyên tắc đầu tư theo hình thức BOT; giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư cùng thành phố Cần Thơ xây dựng cơ chế để kêu gọi đầu tư.
8. Về đưa vào nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu các dự án: kè sông Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thuỷ, Trung tâm văn hoá Ô Môn, Bệnh viện đa khoa Thành phố, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Nhi đồng: đồng ý về nguyên tắc, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ liên quan tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
9. Về đề nghị đưa vào nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu các dự án: đường Trà Nóc - Thời An Đông - Lộ Búc, Cái Sơn Bàng, đường tỉnh 923, đường hương lộ 28: giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Giao thông vận tải xem xét hỗ trợ vốn cho thành phố Cần Thơ thực hiện theo từng giai đoạn.
10. Về đề nghị tạm ứng 40 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2008 để đầu tư xây dựng trụ sở các quận, huyện, xã, phường mới thành lập và các công trình bức xúc khác: đồng ý, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính xử lý cụ thể.
11. Về bổ sung có mục tiêu 400 tỷ đồng cho Thành phố để đảm bảo mặt bằng đầu tư xây dựng cơ bản: đồng ý, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí vốn để Thành phố triển khai các dự án đã được ghi trong đanh mục đầu tư của Thành phố .
12. Về đề nghị ghi vào danh mục và bổ sung vốn đầu tư các dự án: 15 tuyến đường cấp 5 đồng bằng từ trung tâm của 15 phường xã đến mạng giao thông xe 4 bánh; kè bờ sông Hậu - sông Cần Thơ, Trung tâm văn hoá Tây Đô, các Bệnh viện: Tim mạch, Sản khoa: đồng ý về nguyên tắc; giao Bộ kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xử lý.
13. Đồng ý chuyển nguồn vốn trái phiếu Chính phủ còn lại (233,212 tỷ đồng) của dự án Cảng Cái Cui bổ sung cho dự án đường Mậu Thân - sân bay Trà Nóc; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải xử lý cụ thể.
14. Về việc đưa các khu công nghiệp: Thốt Nốt, Sông Hậu, Cờ Đỏ, Ô Môn và khu công nghiệp kỹ thuật cao vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020: đồng ý về nguyên tắc, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xử lý.
15. Về chuyển mục đích sử dụng 4.000 - 5.000 ha đất nông nghiệp của Công ty Nông.nghiệp Cờ Đỏ và Công ty Nông nghiệp sông Hậu sang đất chuyên đùng để sử dụng cho việc thành lập khu công nghiệp: việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước và phù hợp với mức độ lấp đầy các khu công nghiệp hiện có; giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan xem xét kỹ việc này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
16. Về thành lập Khu đô thị công nghiệp - thương mại, dịch vụ - du lịch khoảng 20.000 ha ở hai công ty Nông nghiệp sông Hậu và Cờ Đỏ và một phần huyện Thốt Nốt, Vinh Thành, Cờ Đỏ: đồng ý về nguyên tắc, giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan xử lý.
17. Về các đề nghị của Thành phố với các Bộ cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu hỗ trợ Thành phố, có tính đến việc thành phố Cần Thơ ở điểm xuất phát thấp để có phương án ưu tiên hỗ trợ được tốt nhất.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để thành phố Cần Thơ và các Bộ, cơ quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.