BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 343/TB-BGTVT | Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2011 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC NGÔ THỊNH ĐỨC TẠI CUỘC HỌP THÔNG QUA BÁO CÁO GIỮA KỲ DỰ ÁN ĐẦU TƯ HỢP PHẦN A: PHÒNG CHỐNG NGẬP LỤT, GIẢM THIỂU THIÊN TAI QL1 KHU VỰC MIỀN TRUNG - DỰ ÁN QUẢN LÝ TÀI SẢN ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
Ngày 08/9/2011 tại Văn phòng Bộ GTVT, Thứ trưởng thường trực Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức đã chủ trì họp thông qua Báo cáo giữa kỳ dự án đầu tư Hợp phần A: Phòng chống ngập lụt, giảm thiểu thiên tai Quốc lộ 1 khu vực miền Trung thuộc Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (Dự án VRAMP). Tham dự cuộc họp có đại diện Lãnh đạo, chuyên viên: Vụ KHĐT, Vụ Tài chính, Vụ KHCN, Vụ HTQT, Vụ KCHTGT, Vụ Môi trường, Cục QLXD&CLCTGT, Tổng cục ĐBVN, Ban QLDA 2, Tổng công ty TVTK GTVT (TEDI).
Sau khi nghe TEDI trình bày báo cáo và ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp, Thứ trưởng Thường trực Ngô Thịnh Đức đã kết luận như sau:
1. Về chất lượng báo cáo giữa kỳ:
Hồ sơ Báo cáo giữa kỳ chi tiết, cơ bản đầy đủ, đã có sự phối hợp với các dự án liên quan, đặc biệt là các dự án thuỷ điện….Bộ Giao thông vận tải đánh giá cao chất lượng Hồ sơ báo cáo giữa kỳ và biểu dương Tedi, Tổng cục ĐBVN, cùng các đơn vị liên quan đã chủ động thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Hồ sơ dự án đầu tư đủ điều kiện trình Bộ GTVT thẩm định, phê duyệt. Tổng cục ĐBVN chỉ đạo hoàn chỉnh dự án đầu tư, trình duyệt trước ngày 20/11/2011.
2. Về phạm vi nghiên cứu:
- Điều chỉnh phạm vi nghiên cứu của Dự án là từ Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh (Điểm cuối dự án mở rộng QL1A từ Thanh Hoá - Hà Tĩnh) đến tỉnh Bình Thuận.
- Đồng ý thực hiện đầu tư tuyến tránh Châu Ổ trong Dự án VRAMP. Giao Tedi cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của Dự án.
3. Giải pháp thiết kế: Thống nhất về phương pháp nghiên cứu, đánh giá, phân loại ngập lụt và giải pháp thiết kế đối với từng vị trí ngập lụt của Báo cáo giữa kỳ. Cần lưu ý một số nội dung sau:
+ Về nguyên nhân ngập lụt: Bổ sung nguyên nhân do khai thác rừng tràn lan, biến đổi khí hậu, xã lũ thuỷ điện để đảm bảo an toàn trong điều kiện bất khả kháng.
+ Các đoạn qua khu dân cư cần hạn chế giải pháp nâng cao nền đường, ưu tiên giải pháp bổ sung thoát nước dọc, ngang, thiết kế mặt đường bê tông xi măng và các phương án hỗ trợ khác như: hố thu nước kết hợp với hệ thống mương thu, thoát…Kinh phí giải phóng mặt bằng tính trong dự án.
+ Tần suất thiết kế P = 4%, đối với các đoạn khó khăn (chiều cao đắp lớn..) thiết kế cao độ vai đường bằng mực nước lũ thiết kế 4%, trong trường hợp đặc biệt khó khăn (qua khu dân cư...) thiết kế cao độ vai đường thấp hơn mực nước lũ thiết kế 4% 30cm.
+ Giao Vụ Khoa học công nghệ chủ trì thống nhất với Tổng cục ĐBVN, Tedi lựa chọn cường độ mặt đường yêu cầu phù hợp.
+ Đường ngang phải thiết kế vuốt nối êm thuận.
+ Hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu đường bộ trên cơ sở tận dụng tối đa hệ thống báo hiệu trên đường cũ.
4. Các nội dung khác:
- Thống nhất thứ tự ưu tiên đầu tư như đề xuất của tư vấn. Giao Vụ KHĐT phối hợp với Tổng cục ĐBVN lựa chọn ưu tiên đầu tư phù hợp với nguồn vốn của dự án.
- Yêu cầu các Vụ, Cục dự họp có ý kiến bằng văn bản gửi về Tổng cục ĐBVN trước ngày 20/9/2011 để Tổng cục hoàn thiện Hồ sơ dự án đầu tư trình duyệt.
- Tổng cục ĐBVN khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục lựa chọn tư vấn lập dự án đầu tư.
5. Hợp phần bảo trì: Giao Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính báo cáo Bộ về bảo trì theo mục tiêu, chú ý cơ chế thanh toán tài chính giữa các cơ quan.
Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ GTVT xin thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan biết và triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.