VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 331/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2009 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP VỀ CẢNH BÁO ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN
Ngày 11 tháng 11 năm 2009, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về việc cảnh báo động đất, sóng thần. Tham dự có lãnh đạo các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam, Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương.
Sau khi nghe báo cáo của Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến như sau:
1. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc Quy chế Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần. Viện đã chủ động thành lập Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần trực thuộc Viện Vật lý địa cầu. Trung tâm đã xây dựng được hệ thống thu thập thông tin về động đất, sóng thần từ các trung tâm của Quốc tế và khu vực, thực hiện trực ca 24/24 giờ mỗi ngày, sẵn sàng tiếp nhận thông tin.
Để nâng cao năng lực của Trung tâm, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cần chỉ đạo thực hiện tốt những việc sau:
- Tập trung nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm thông qua việc bổ sung nhân lực, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ; đầu tư các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu thu thập thông tin chính xác, kịp thời về động đất và sóng thần và thông tin nhanh nhất đến nhân dân vùng bị ảnh hưởng; tăng cường hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực động đất, sóng thần để tiếp nhận những kết quả nghiên cứu mới nhất của thế giới và khu vực trong lĩnh vực động đất, sóng thần; khẩn trương hoàn thành việc lắp đặt hệ thống 30 trạm đo địa chấn.
- Hoàn thiện các quy trình, quy chế hoạt động của Trung tâm để nâng cao trách nhiệm của cán bộ trực ca, đảm bảo tiếp nhận đầy đủ, chính xác các thông tin được cung cấp từ các trung tâm dự báo của Quốc tế và khu vực.
- Tiếp tục nghiên cứu để đánh giá đầy đủ hiện trạng về động đất, sóng thần ở Việt Nam; đồng thời phân tích được những tác động trực tiếp, gián tiếp đến việc hình thành, gia tăng cường độ của hai loại hình thiên tai trên, đề xuất các giải pháp phù hợp, nhằm hạn chế thiệt hại do động đất và sóng thần gây ra.
- Tổng hợp đánh giá tình hình đầu tư phục vụ cho báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, đề xuất nhu cầu cần thiết và lộ trình đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Xây dựng kế hoạch, biên soạn các tài liệu tập huấn, đào tạo, hướng dẫn cho các địa phương có nguy cơ xảy ra động đất, sóng thần về phương pháp truyền tin, tiếp nhận thông tin và tín hiệu cảnh báo, cách di chuyển để phòng tránh, bố trí và triển khai các lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
- Năm 2010, phối hợp với Ủy ban quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn triển khai diễn tập về phòng tránh động đất, sóng thần, qua đó hoàn thiện hệ thống chỉ huy, điều hành và hệ thống thông tin phục vụ cho báo tin động đất và cảnh báo sóng thần; đồng thời xây dựng một kịch bản chi tiết cho việc phòng, tránh sóng thần hiệu quả; tiếp tục nghiên cứu mô hình tiếp nhận, báo tin động đất và cảnh báo sóng thần của các nước để học tập kinh nghiệm, hoàn thiện hệ thống báo tin động đất và cảnh báo sóng thần của Việt Nam
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.