UBND TỈNH LẠNG SƠN - | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 103/TB-UBND | Lạng Sơn, ngày 22 tháng 06 năm 2013 |
THÔNG BÁO
KẾT QUẢ LÀM VIỆC GIỮA HAI TỈNH LẠNG SƠN VÀ QUẢNG NINH TẠI HỘI NGHỊ NGÀY 22 THÁNG 6 NĂM 2013
Để tăng cường mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, tăng cường công tác đối ngoại của hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, ngày 22/6/2013, tại tỉnh Lạng Sơn, Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị trao đổi về tình hình phát triển kinh tế - xã hội; quan hệ hợp tác, đối ngoại, biên giới, giao lưu thương mại xuất nhập khẩu với nước bạn Trung Quốc; hoạt động của các Khu kinh tế cửa khẩu; kết nối giao thông giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh và đề xuất các nội dung quan hệ hợp tác, trao đổi giữa hai tỉnh trong thời gian tới.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn, lãnh đạo các Sở, ngành của hai tỉnh: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Công thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại vụ, Bộ đội Biên phòng, Cục Hải quan, Ban quản lý Khu kinh tế, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn).
Tại Hội nghị, các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh đã thông báo cho nhau về tình hình kinh tế - xã hội, kết quả các hoạt động kinh tế, văn hóa, đối ngoại, đặc biệt tập trung vào các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu qua biên giới năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tình hình tổ chức và hoạt động của các Khu kinh tế cửa khẩu, Khu công nghiệp trên địa bàn,...
Với tinh thần đoàn kết, hợp tác, cùng có chung những đặc điểm về địa lý - kinh tế, có vị trí quan trọng trong Khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung”, cùng nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hai bên đã thống nhất liên kết, hợp tác phát triển giữa hai tỉnh trong thời gian tới với các nội dung sau:
1. Công tác quy hoạch
a) Hai tỉnh tăng cường, phối hợp tham gia tổ chức thực hiện, triển khai cụ thể trên địa bàn hai tỉnh các Quy hoạch phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc” trong đó có hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
b) Cùng thống nhất đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng “Chương trình phối hợp hành động chung để xây dựng tuyến Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hải Phòng - Hà Nội - Quảng Ninh” theo Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Phát triển kinh tế cửa khẩu
Phối hợp cùng báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương tháo gỡ về cơ chế chính sách như sau:
a) Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính cho phép áp dụng cơ chế đặc thù hàng năm để lại một phần nguồn thu (Thấp nhất 30%) từ xuất nhập khẩu qua địa bàn hai tỉnh hoặc tăng mức vốn hỗ trợ của Trung ương đầu tư có mục tiêu hàng năm để sớm hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ của các Khu kinh tế cửa khẩu theo chủ trương của Chính phủ ưu tiên đầu tư 8 Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của cả nước đến năm 2020.
b) Sơ kết Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn về những vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm, gồm:
- Cho phép doanh nghiệp được tiếp tục kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh là phụ phẩm gia súc, gia cầm và hàng tiêu dùng đã qua sử dụng (thuộc Phụ lục II Thông tư số 05/2013/TT-BCT ngày 18/02/2013 của Bộ Công Thương).
- Hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập tái xuất được tái xuất qua cửa khẩu, điểm thông quan thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập.
- Thời gian hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu tại Việt Nam không quá 120 ngày, được phép gia hạn 01 lần không quá 30 ngày.
c) Đề xuất về thời hạn nộp thuế nhập khẩu hàng tạm nhập tái xuất
Kiến nghị tạm thời chưa áp dụng điểm b, mục 3, điều 42. Thời hạn nộp thuế trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 vì thực tế doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất sẽ không thể thực hiện được.
d) Đề xuất thí điểm cho phép tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn được cấp phép đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương và các Bộ chuyên ngành khác
Hai tỉnh thống nhất chỉ đạo các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp hai bên kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan của hai bên thực hiện các hoạt động tại các cửa khẩu, điểm thông quan trên biên giới theo đúng các quy định của pháp luật và Quy chế hoạt động trên địa bàn tỉnh mình.
đ) Hai bên cùng thống nhất phối hợp kiến nghị, thúc đẩy các Bộ, ngành Trung ương sớm hướng dẫn, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về nguồn vốn đầu tư, về ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế, về xuất nhập cảnh đối với người và phương tiện tại Khu kinh tế cửa khẩu theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để các tỉnh có căn cứ triển khai thực hiện.
4. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
a) Hai bên thống nhất chú trọng công tác phối hợp phát triển Vùng, trong đó trước mắt tập trung cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kết nối Vùng (giữa các tỉnh) một cách đồng bộ.
Phối hợp đề nghị Trung ương triển khai mở rộng và nâng cấp Quốc lộ 4B nhằm khai thác phát triển các dịch vụ cho việc thông thương hàng hóa Lạng Sơn - Quảng Ninh với Hải phòng, Hà Nội, các tỉnh, thành phố khác và các nước trong khu vực thông qua hệ thống cảng biển và sự kết nối giao thông giữa cảng biển và các tuyến đường huyết mạch. Trên cơ sở đó, gia tăng nhu cầu phát triển giữa Quảng Ninh và Lạng Sơn thông qua Quốc lộ 4A, 4B từ Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng kéo dài đến Cảng Mũi Chùa, cầu Vân Tiên (huyện Tiên Yên) qua Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà, Khu kinh tế Vân Đồn,...
b) Phối hợp đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ, ngành liên quan ưu tiên đầu tư, hoàn thành xây dựng trong giai đoạn đến năm 2020 các tuyến đường giao thông:
- Tuyến cao tốc Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài - Hạ Long.
- Nâng cấp tuyến Quốc lộ 279 từ Bình Gia (Lạng Sơn) qua Sơn Động (Bắc Giang) đến Trới (Hoành Bồ - Quảng Ninh).
- Nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng - Kép - Hạ Long, xây dựng mới đoạn Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
c) Phối hợp đề nghị Trung ương, Bộ Quốc phòng đầu tư hoàn thành tuyến đường vành đai biên giới; hệ thống kè sông, suối, kè chân cột mốc biên giới.
4. Về đào tạo nguồn nhân lực
Hai bên rà soát quy hoạch nguồn nhân lực, đánh giá hiện trạng, nhu cầu, phối hợp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao...đảm bảo cùng phát triển.
5. Hợp tác trên một số lĩnh vực khác:
- Duy trì hoạt động đối ngoại, ngoại giao nhân dân đối với Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây đảm bảo hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
- Hợp tác phát triển trồng rừng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Hợp tác phát triển các tour du lịch giữa Lạng Sơn, Quảng Ninh và các tỉnh khác trong Vùng.
- Hợp tác trong lĩnh vực vận tải, thông thường hàng hóa đường bộ và đường thủy.
6. Tổ chức thực hiện:
Trong quá trình hoạt động, hai bên thường xuyên tổ chức nghiên cứu hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực phát triển kinh tế cửa khẩu, thu hút đầu tư, xây dựng nông thôn mới, quản lý biên giới và quan hệ đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và các lực lượng quản lý biên giới hai bên để thống nhất thực hiện những vấn đề quản lý chung.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư 2 tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của 2 tỉnh nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh triển khai thực hiện các nội dung trên; xây dựng khung hợp tác cụ thể của UBND 2 tỉnh để triển khai thực hiện.
Thừa lệnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, xin thông báo để các Sở, ngành, địa phương liên quan biết, tham mưu cụ thể các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ và tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. CHỦ TỊCH | TL. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.