NGÂN HÀNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 930 QC/NHCS-TCCB | Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2004 |
QUY CHẾ
THI TUYỂN CÁN BỘ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Bản quy chế này được áp dụng cho các kỳ thi tuyển dụng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 2.
1. Việc thi tuyển dụng cán bộ phải đảm bảo căn cứ vào nhu cầu cán bộ, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch viên chức bố trí làm việc tại cơ quan.
2. Việc thi tuyển dụng cán bộ phải đảm bảo nguyên tắc: nghiêm túc, đúng quy chế, khách quan, công khai, dân chủ, công bằng và đảm bảo chất lượng.
3. Người tham gia dự thi phải có hồ sơ dự thi bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh.
- Đơn xin dự thi tuyển (viết tay).
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền.
- Phiếu chứng nhận sức khoẻ của cơ quan y tế cấp tỉnh, thành phố cấp (kèm theo bảng xác nhận không bị các bệnh về máu, HIV, viêm gan B).
- Bản sao (có Công chứng) các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu trình độ của công việc xin thi.
Chương II
HỘI ĐỒNG THI TUYỂN VÀ CÁC BAN COI THI, CHẤM THI
Mục I. Hội đồng thi tuyển
Điều 3.
1. Hội đồng thi tuyển cán bộ viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định của Tổng giám đốc (Giám đốc).
2. Hội đồng thi tuyển được thành lập và hoạt động trong một thời gian nhất định (theo định kỳ thi tuyển) và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Hội đồng thi tuyển được phép sử dụng con dấu của cơ quan do Tổng giám đốc (Giám đốc) quy định trong thời gian hoạt động của Hội đồng thi tuyển.
Điều 4. Thành phần của Hội đồng thi tuyển gồm có:
1. Chủ tịch Hội đồng thi tuyển là Tổng giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng thi là Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách chuyên môn nghiệp vụ.
3. Các uỷ viên Hội đồng thi là một số lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng Chính sách xã hội.
4. Thư ký Hội đồng là Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo (Trưởng phòng Hành chính – Tổ chức).
Điều 5. Hội đồng thi tuyển cán bộ viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội có nhiệm vụ:
1. Hướng dẫn thể lệ, quy chế thi, nội dung thi và các tài liệu tham khảo (nếu có) trước khi thi cho người tham gia dự thi (sau đây gọi tắt là thí sinh).
2. Tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt danh sách thí sinh tham gia dự thi.
3. Tổ chức việc ra đề thi, chọn đề thi đảm bảo bí mật đúng nội dung hướng dẫn thi tuyển và yêu cầu của tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của vị trí cán bộ viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội cần tuyển.
4. Thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi và tổ chức chỉ đạo hoạt động của Ban coi thi, Ban chấm thi đảm bảo nghiêm túc, đúng quy chế, khách quan, công khai, công bằng và dân chủ.
5. Quy định đáp án và thang điểm chấm thi.
6. Lập danh sách kết quả thi, công khai kết quả thi tuyển và thông báo điểm cho từng thí sinh dự thi.
7. Tổ chức phúc tra kết quả thi nếu thí sinh có yêu cầu xin phúc tra.
8. Báo cáo kết quả thi tuyển dụng cán bộ với Thường trực Hội đồng quản trị.
Điều 6.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng thi tuyển:
1.1. Chủ tịch Hội đồng thi:
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thi tuyển quy định tại Điều 5 quy chế này, chỉ đạo kỳ thi đảm bảo đúng quy chế.
- Quyết định thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi và chỉ định các thành viên của các Ban này.
- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng thi.
- Tổ chức việc ra đề thi, lựa chọn đề thi theo đúng quy định, đảm bảo đề thi tuyệt đối bí mật.
1.2. Phó chủ tịch Hội đồng thi tuyển dụng: giúp Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công việc hoạt động của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng phân công.
1.3. Các uỷ viên của Hội đồng thi tuyển dụng do Chủ tịch Hội đồng thi phân công trách nhiệm cụ thể để đảm bảo các hoạt động của Hội đồng thi thực hiện nghiêm túc.
1.4. Thư ký Hội đồng thi giúp Chủ tịch Hội đồng thi:
- Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ của thí sinh theo đúng quy định về điều kiện dự thi trình Hội đồng thi để xét duyệt danh sách thí sinh.
- Chuẩn bị các văn bản cần thiết của Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi.
- Tập hợp các đề thi, đáp án để trình Chủ tịch Hội đồng thi xem xét quyết định về thi chính thức và dự bị.
- Tổ chức việc thu nhận bài thi, biên bản vi phạm kỷ luật đối với thí sinh, đánh mã phách, rọc phách để giao cho Ban chấm thi.
- Ráp lại phách thi và lập danh sách kết quả thi, chuyển cho Hội đồng thi tuyển.
Mục II. Ban coi thi, Ban chấm thi
Điều 7.
1. Ban coi thi có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng thi về việc tổ chức và giám sát kiểm tra việc thi tuyển của thí sinh đảm bảo đúng nội quy quy định.
2. Ban coi thi có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Tổ chức, sắp xếp, phân công giám thị tại các phòng thi, giám thị biên bảo vệ ở ngoài phòng thi theo đúng nội quy đảm bảo nghiêm túc, an toàn.
b) Kiểm tra các điều kiện để đảm bảo tốt kỳ thi: tổ chức kiểm tra, đối chiếu ảnh, chứng minh nhân dân.
c) Tổ chức thực hiện những quy định về nguyên tắc, thủ tục coi thi như: hồ sơ thi, phòng thi, giấy thi, biên bản,…
d) Đảm bảo tuyệt đối chính xác trong việc đọc đề thi; giữ gìn an toàn bài thi; bảo đảm thu, nộp bài thi đúng quy định.
đ) Giải quyết các trường hợp giám thị hoặc thí sinh vi phạm quy chế, nội quy thi, lập biên và báo cáo kịp thời với Chủ tịch Hội đồng thi xem xét và giải quyết.
Điều 8. Nhiệm vụ của các thành viên Ban coi thi.
1.Trưởng Ban coi thi:
a) Tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ của Ban coi thi quy định tại Điều 7 quy chế này.
b) Bố trí, sắp xếp giám thị phòng thi, giám thị biên.
c) Nhận và bảo quản đề thi theo đúng quy chế.
d) Tạm đình chỉ giám thị hoặc tạm đình chỉ việc thi của thí sinh nếu thấy có căn cứ vi phạm quy chế, nội quy thi và báo cáo ngay với Chủ tịch Hội đồng thi theo đúng nội quy.
đ) Tổ chức kiểm tra việc tập hợp bài thi của thí sinh để bàn giao cho thư ký Hội đồng thi theo đúng nội quy.
2. Giám thị trong phòng thi:
a) Kiểm tra chứng minh nhân dân của thí sinh khi vào phòng thi và hướng dẫn thí sinh ngồi đúng quy định theo số báo danh.
b) Phổ biến nội quy thi cho các thí sinh.
c) Phát giấy thi và ký vào giấy thi theo quy định.
d) Nhận đề thi, đọc (hoặc phát đề thi) và chép đề thi chính lên bảng.
đ) Thực hiện nhiệm vụ coi thi trong phòng thi theo đúng nội quy.
e) Thu nhận bài thi đầy đủ, theo danh sách dự thi, sau khi bàn giao và ký nhận vào biên bản (theo mẫu), giám thị phòng thi niêm phong bài thi và nộp cho Trưởng Ban coi thi.
3.Giám thị biên:
a) Giữ gìn trật tự và bảo đảm an toàn bên ngoài phòng thi.
b) Phát hiện nhắc nhở, phê bình, lập biên bản những giám thị phòng thi hoặc thí sinh vi phạm quy chế, nội quy ở ngoài phòng thi, báo cáo ngay với Trưởng Ban coi thi để giải quyết.
c) Không được vào trong phòng thi.
Điều 9.
1.Ban chấm thi có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức và thực hiện việc chấm thi theo đúng quy chế.
2. Ban chấm thi có nhiệm vụ:
a) Tổ chức trao đổi và thảo luận đáp án và thang điểm trước khi chấm thi. Nhận và phân chia bài của thí sinh cho các thành viên trong Ban chấm thi.
b) Tổ chức bố trí, sắp xếp người chấm thi lý thuyết, thi thực hành (gọi chung là giám khảo) đảm bảo nguyên tắc mỗi bài thi phải có 2 giám khảo.
c) Tập hợp kết quả chấm thi và bàn giao cho thư ký Hội đồng thi.
d) Phát hiện các bài thi của thí sinh vi phạm quy chế, nội quy thi, lập biên bản những trường hợp đó và báo cáo với Hội đồng thi xem xét giải quyết.
đ) Giữ gìn bí mật kết quả thi khi chưa được phép công bố.
e) Tổ chức phúc tra bài thi nếu Hội đồng thi hoặc thí sinh có yêu cầu phúc tra.
Điều 10. Nhiệm vụ của các thành viên Ban chấm thi:
1.Trưởng Ban chấm thi:
a) Tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ của Ban chấm thi quy định tại Điều 8 quy chế này.
b) Bố trí, sắp xếp, phân công các thành viên của Ban chấm thi.
c) Kiểm tra giám sát công việc của Ban giám khảo.
d) Quyết định điểm thi của bài thi khi các giám khảo cho điểm chênh lệch.
đ) Tập hợp kết quả chấm thi và bàn giao cho thư ký Hội đồng thi.
2. Giám khảo chấm thi có nhiệm vụ:
a) Chấm điểm các bài thi theo đúng quy chế, đúng đáp án.
b) Khi chấm thi, nếu thấy phát hiện các dấu hiệu nghi vấn trong các bài thi thì trao đổi với đồng nghiệp và báo cáo với Trưởng ban chấm thi xem xét giải quyết.
c) Khi chấm thi phải làm việc ở nơi quy định, không được mang bài thi về nhà hoặc đi nơi khác chấm hoặc gây ảnh hưởng đến việc chấm thi của người khác.
d) Sau mỗi ngày chấm thi, 2 giám khảo phải thống nhất điểm chấm thi. Nếu điểm của hai giám khảo chênh lệch 1 điểm thì cộng lại chia trung bình; nếu chênh lệch trên 1 điểm thì trao đổi để thống nhất. Nếu chưa thống nhất thì đề nghị Trưởng ban chấm thi xem xét giải quyết.
Chương III.
TỔ CHỨC THI
Điều 11.
1.Trước ngày thi một ngày, các phòng thi được đánh số thứ tự, niêm yết danh sách thí sinh trước phòng thi.
2. Phải niêm yết các thông tin cần thiết cho thí sinh biết như: sơ đồ phòng thi, nội quy thi, thời gian thi…
Điều 12.
1. Mỗi phòng thi có hai giám thị và 1 giám thị biên.
2. Giám thị không được coi thi ở phòng thi có người thân thích của mình là thí sinh.
3. Giám thị biên có thể được giao nhiệm vụ trong cả hai phòng thi liền kề.
Điều 13.
1. Giám thị phòng thi chỉ được mở bì đựng đề thi khi có hiệu lệnh. Trước khi mở đề thi, giám thị phòng thi cho các thí sinh chứng kiến đề thi được niêm phong.
2. Giám thị phòng thi đọc và viết đề thi chính xác lên bảng hoặc phát đề thi cho các thí sinh.
3. Giám thị phòng thi không được giải thích đề thi hoặc trao đổi riêng với bất kỳ thí sinh nào trong phòng thi.
Điều 14. Hết giờ thi, giám thị phòng thi có nhiệm vụ:
1. Yêu cầu thí sinh nộp bài thi.
2. Kiểm tra số lượng bài thi đã nộp theo danh sách phòng thi có đủ chữ ký của thí sinh khi nộp bài.
3. Làm thủ tục nộp bài thi của thí sinh, đề thi đã sử dụng, chưa sử dụng và các văn bản khác có liên quan cho Trưởng ban coi thi.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15.
1. Trong quá trình tổ chức thi tuyển dụng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng Chính sách xã hội, người có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra kỳ thi. Trường hợp Hội đồng thi tổ chức không đúng quy trình, không thực hiện đầy đủ các điều khoản trong bản quy chế này sẽ bị huỷ bỏ kết quả thi.
2. Cá nhân nào vi phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
| TỔNG GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.