ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/KH-UBND | Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2012 |
KẾ HOẠCH
NÂNG CAO NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ CHO GIÁO VIÊN, HỌC SINH PHỔ THÔNG, GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP, GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THEO ĐỀ ÁN “DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2008 - 2020”
Thực hiện Quyết định số 1400/2008/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 (gọi tắt là Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020), Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngừ cho giáo viên, học sinh phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, nội dung cụ thể như sau:
I. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG GIÁO DỤC PHỐ THÔNG, GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP VÀ GIAO DỤC THƯỜNG XUYÊN
1. Công tác chỉ đạo, điều hành:
Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo triển khai thực hiện cụ thể trong toàn Thành phố; đã ban hành Quyết định số 3886/QĐ-UBND ngày 24/8/2011 thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống các trường học của Hà Nội, giai đoạn 2011 - 2020, Kế hoạch số 111/KH-UBND ngay 19/9/2011 về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô giai đoạn 2011 - 2016
Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã tạo điều kiện thuận lợi cho khối giáo viên ngoại ngữ đặc biệt là giáo viên tiếng Anh tham gia các hoạt động giao lưu, tổ chức nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy do chuyên gia người Việt Nam cũng như chuyên gia nước ngoài giảng dạy.
Do vậy, trình độ đội ngũ và chất lượng dạy - học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong các nhà trường đã được cải thiện, số lượng học sinh tự tin, năng động sử dụng tiếng Anh thành thạo ngày càng phát triển, số lượng giáo viên tiêng Anh mong muốn được nâng cao trình độ và tự tham gia vào các chương trình đào tạo trong và ngoài nước ngày càng nhiều.
2. Đội ngũ giáo viên ngoại ngữ:
2.1. Số lượng:
Hà Nội hiện có 1.656 trường (trong đó có 121 cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài và 529 giáo viên nước ngoài), 30.801 lớp, 1.094 243 học sinh, 110.441 cán bộ, giáo viên, nhân viên (trong đó có 82.855 giáo viên các cấp học, 6.325 giáo viên tiếng Anh và 63 giáo viên các thứ tiếng khác).
- Giáo dục tiểu học có 687 trường với 14.491 lớp, 496.807 học sinh, 25.255 cán bộ, giáo viên, nhân viên, có 1.520 giáo viên tiếng Anh. 21 giáo viên tiếng Pháp.
- Giáo dục THCS có 695 trường với 9.008 lớp, 321.695 học sinh, 26.214 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 2.399 giáo viên ngoại ngữ trong đó: giáo viên tiếng Anh có 2.372 người; ngoại ngữ khác có 27 người.
- Giáo dục THPT có 199 trường với 4.973 lớp, 212.961 học sinh, 14.970 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.458 giáo viên ngoại ngữ trong đó: giáo viên tiếng Anh có 1.433 người; ngoại ngữ khác có 15 người.
- Giáo dục chuyên nghiệp có 44 trường với 1.192 lớp, 45.109 học sinh, trong đó có 7 trường công lập và 37 trường ngoài công lập. Số giáo viên dạy ngoại ngữ có 170 người, trong đó giáo viên cơ hữu 110 người đều đạt chuẩn, còn lại 60 người dạy hợp đồng và thỉnh giảng.
- Giáo dục thường xuyên có 31 trung tâm trực thuộc, 6 trường BTVH hiệp quản và 577 Trung tâm học tập cộng đồng với 1.137 lớp, 17.716 học viên các hệ. Số giáo viên dạy ngoại ngữ có 120 giáo viên, trong đó 36 giáo viên biên chế, 84 giáo viên hợp đồng và thỉnh giảng. Hiện tại việc dạy và học ngoại ngữ của các Trung tâm GDTX chủ yếu là dạy hệ THPT thí điểm, còn đối với hệ Bổ túc văn hóa dạy và cấp chứng chỉ ngoại ngữ cho học sinh học nghề.
2.2. Trình độ và năng lực:
- Trong những năm 1985-1990 các nhà trường chuyển hướng, chủ yếu dạy tiếng Anh nên thiếu nhiều giáo viên tiếng Anh, một bộ phận giáo viên tiếng Anh vào nghề nhưng chưa được đào tạo chính quy; giáo viên tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung được đào tạo lại và chuyển sang dạy tiếng Anh nên còn bộc lộ một số hạn chế về kỹ năng nghe, nói và phát âm. Kết qua khảo sát tháng 12/2011, có khoảng 40 % giáo viên ngoại ngữ nghe và hiểu bài do chuyên gia giảng dạy, 30 % giáo viên hiểu được 50% bài giảng bằng tiếng nước ngoài, 30 % gần như không hiểu bài phải phiên dịch sang tiếng Việt.
- Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên ngoại ngữ cuối năm chưa cao cụ thể:
Tiểu học 55% đạt loại tốt + khá; 37% loại trung bình; 8% loại yếu.
THCS 65% đạt loại tốt + khá; 32% loại trung bình; 3% loại yếu.
THPT 60% đạt loại tốt + khá; 35% loại trung bình; 5% loại yếu.
GDTX 50% đạt loại tốt + khá; 41% loại trung bình; 9% loại yếu. GDCN 48% đạt loại tốt + khá; 45% loại trung bình; 7% loại yếu.
3. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ:
- Giáo dục Tiểu học: Tính đến năm 2011 mới đầu tư 10/687 trường có phòng học ngoại ngữ. Như vậy, số phòng học ngoại ngữ của cấp tiểu học còn thiếu rất nhiều.
- Giáo dục THCS: hiện có 144/595 trường có phòng học ngoại ngữ với 150 phòng học ngoại ngữ. Như vậy, số phòng học ngoại ngữ của cấp THCS con thiếu rất nhiều. Trang thiết bị phòng học ngoại ngữ của cấp THCS chưa đồng bộ, trừ một số trường đạt chuẩn quốc gia..
- Giáo dục THPT: hiện có 78/199 trường có phòng học ngoại ngữ với 90 phòng học ngoại ngữ, trong đó công lập có 50/107 trường có phòng học ngoại ngữ; ngoài công lập có 28/92 trường có phòng học ngoại ngữ. Trang thiết bị phục vụ dạy học ngoại ngữ của các trường THPT mới được trang bị theo danh mục tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Giáo dục chuyên nghiệp: Chưa có phòng học ngoại ngữ và trang thiết dạy học ngoại ngữ đúng quy chuẩn.
- Giáo dục thường xuyên: Việc dạy học ngoại ngữ hệ THPT mới thí điểm, còn đối với hệ Bổ túc văn hóa thực hiện dạy và cấp chứng chỉ ngoại ngữ cho học sinh học nghề, nên thiếu trang thiết bị dạy học ngoại ngữ đồng bộ.
4. Trình độ ngoại ngữ của học sinh:
Học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp tuy có nhiều tiến bộ về chất lượng nhưng kỹ năng nghe, kỹ năng nói còn yếu, chưa đáp ứng được với thực tế. Đa số học sinh học xong trung học cơ sở lên tới cấp trung học phổ thông kiến thức đều bị quên nhiều, giáo viên gần như dạy lại như kiến thức mới. Học sinh trung học phổ thông học hết chương trình nhưng khi giao tiếp với người bản ngữ vẫn còn lúng túng. Đối với học viên các lớp học chương trình giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp các từ vựng cần thiết trong giao tiếp và từ vựng cần phục vụ chuyên môn cũng còn rất nhiều hạn chế.
5. Chương trình giảng dạy ngoại ngữ hiện hành:
- Tiểu học: Ngoài việc thực hiện chương trình tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, một số trường tiểu học cũng đã liên kết với các tổ chức nước ngoài và xin cấp phép của Sở GD-ĐT Hà Nội để đa dạng hóa chương trình tiếng Anh, đưa vào chương trình tiếng Anh nâng cao như: giáo trình DynEd, Family and friends, Let's learn English, Let’s go, Phonics...
- Trung học cơ sở và trung học phổ thông:
Chương trình phổ thông do Bộ Giáo dục va Đào tạo ban hành cũng đã có nhiều đổi mới so với chương trình cũ. Sách giáo khoa đã chú trọng nhiều đến kỹ năng giao tiếp và đối tượng người học, tập trung cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Các chủ đề, chủ điểm gắn liền vói cuộc sống thực tế, yêu cầu về kiểm tra đánh giá, thường xuyên và định kỳ được nâng cao hơn nên chất lượng của học sinh cũng đã dần được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được theo yêu cầu của đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020.
- Giáo dục thường xuyên:
Các trung tâm giáo dục thường xuyên có chất lượng học sinh tuyển vào thấp hơn phổ thông, nhưng dạy ngoại ngữ cùng chương trình phổ thông (bộ sách tiếng Anh chuẩn) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, quy định cả về số tiết và nội dung như đối với học sinh phổ thông. Vì vậy, học sinh khối các trung tâm giáo dục thường xuyên gặp nhiều khó khăn.
- Giáo dục chuyên nghiệp:
Môn tiếng Anh trong khối giáo dục chuyên nghiệp có đặc thù về chuyên ngành, cần khối lượng lớn các từ chuyên ngành, nhưng hiện nay chưa có giáo trình riêng chuyên ngành nên hầu hết sử dụng các loại giáo trình trên thị trường như Stream line, new headway, life lines... Chất lượng học sinh đầu vào phần lớn thấp, không đồng đều nên còn gặp nhiều khó khăn trong dạy và học.
Từ thực trạng như trên, việc tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1400/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 4113/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2009 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc triển khai các hoạt động dạy và học Ngoại ngữ trong thời kỳ hội nhập; Chỉ thị 40-CT7TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương, Chỉ thị 35/CT-TU ngày 04/8/2005 của Thành ủy Hà Nội và Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 19/9/2011 của UBND Thành phố về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô giai đoạn 2011 - 2016 là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hiện nay.
II. KẾ HOẠCH NÂNG CAO NĂNG LỰC SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ CHO GIÁO VIÊN, HỌC SINH PHỐ THÔNG, GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ĐẾN NĂM 2020
1. Mục tiêu.
1.1. Mục tiêu chung:
Tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Ngoại ngữ của Thủ đô theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp Giáo dục va Đào tạo trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ, triển khai chương trình dạy học tiếng Anh theo sách giáo khoa mới ở các cấp học, bậc học để đến năm 2020 đạt được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng tiếng Anh trong các cấp học, bậc học.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tăng cường nhận thức của cán bộ, giáo viên ngoại ngữ đặc biệt là giáo viên tiếng Anh trong toàn ngành giáo dục Thủ đô về các cơ hội và thách thức đối với việc dạy và học tiếng Anh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ của giáo viên và học sinh thủ đô đáp ứng với nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II.
- Xây dựng và phát huy mạnh mẽ môi trường tự học, tự nâng cao trình độ, bổ sung thêm kiến thức trước nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh và học sinh.
- Yêu cầu đảm bảo các điều kiện về cở sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu, số lượng và trình độ giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đề án ngoại ngữ quốc gia 2020.
- Phấn đấu đến năm 2020, 100% giáo viên tiếng Anh các cấp học trong toàn thành phố được đào tạo lại, bồi dưỡng và có chứng chỉ theo chuẩn quốc tế TOEFL; IELTS, FCE hoặc tương đương.
- Triển khai thực hiện tốt chương trình giáo dục 10 năm, môn tiếng Anh bắt buộc đưa vào chương trình từ lớp 3. Học hết tiểu học học sinh phải đạt trình độ AI, tốt nghiệp Trung học Cơ sở, học sinh đạt trình độ A2 và tốt nghiệp Trung học Phổ thông, học sinh đạt trình độ BI theo khung chuẩn chung Châu Âu.
- Tiếp tục triển khai, mở rộng các chương trình tiếng Anh chất lượng cao tại các trường có đủ điều kiện cơ sở vật chất như chương trình Cambridge, tiếng Anh DynEd, chương trình quốc tế Anh, Úc, Mỹ…
- Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn tiếng Anh đối với khối trung cấp chuyên nghiệp.
- Phổ cập trình độ tiếng Anh cho cán bộ, giáo viên, công chức, viên chức. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đáp ứng với nhu cầu xã hội; Phấn đấu đến năm 2020, 50% cán bộ, giáo viên, công chức, viên chức sử dụng thành thạo tiếng Anh; 65% thành phần Ban giám hiệu các trường các cấp học, bậc học sử dụng thành thạo tiếng Anh giao tiếp
2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
2.1. Công tác tuyên truyền:
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Chính phủ và Thành phố về hội nhập quốc tế trong cán bộ giáo viên toàn ngành. Phổ biến để mọi cán bộ giáo viên nắm vững được những thời cơ và thách thức của ngành giáo dục đào tạo khi đất nước ta tham gia hội nhập quốc tế.
- Tuyên truyền về mục đích yêu cầu, nội dung của đề án Ngoại ngữ 2020. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ quản lý các cấp, các ngành và phụ huynh về tầm quan trọng của dạy học ngoại ngữ cũng như việc đa dạng hoa các ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục, tạo điều kiện tốt để học sinh được thực hành nghe, nói bằng ngoại ngữ.
- Xây dựng nguồn thông tin liên quan đến giáo dục đào tạo của các nước, khai thác các quan hệ quốc tế trong giáo dục đào tạo. Chủ động tìm kiếm đối tác nước ngoài và cung cấp thông tin, tài liệu, hướng dẫn các văn bản thủ tục để các cơ sở giáo dục có kế hoạch tự nâng cao năng lực đội ngũ và thiết lập các mối quan hệ hợp tác quốc tế.
- Tổ chức tuyên truyền việc thực hiện nghiêm túc những nội dung liên quan tới hợp tác quốc tế theo sự chỉ đạo và phân công của Ban chỉ đạo Đề án ngoại ngữ Trung ương và của Thành phố.
2.2. Nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ:
- Phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh đủ về số lượng, đảm bảo đúng chuẩn về trình độ đào tạo nhằm thực hiện kế hoạch phát triển quy mô dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới ở bậc phổ thông. Tuyển dụng giáo viên tiếng Anh theo qui định của Bộ GD&ĐT: giáo viên có trình độ đào tạo chính quy từ Cao đẳng Sư phạm trở lên, có chứng chỉ năng lực ngôn ngữ theo tiêu chuẩn TOEFL, IELTS, FCE hoặc tương đương trình độ B2 với giáo viên Tiểu học và THCS; tương đương trình độ Cl với giáo viên THPT; B2 với giao viên GDTX va GDCN.
- Đối với Tiểu học, bổ sung chỉ tiêu tuyển dụng mới giáo viên tiếng Anh trên địa bàn Thành phố cho các trường đang thực hiện theo chương trình cũ dạy 2 tiết/tuần và 8 trường tiểu học đang dạy thí điểm chương trình mới 4 tiết/tuần từ 2010-2011 thuộc 8 quận, huyện theo Quyết định 4674/QĐ-BGD&ĐT, ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; THCS, THPT, GDTX và GDCN bổ sung chỉ tiêu theo nhu cầu các đơn vị.
- Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nâng cao năng lực ngoại ngữ và kiến thức hợp tác quốc tế. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục liên kết, hợp tác với các đối tác nước ngoài trong khuôn khổ quy định của nhà nước.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn: đến 2020 - giáo viên Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, Giáo dục chuyên nghiệp 100% đạt chuẩn trình độ bậc 4 hoặc B2 và giáo viên Trung học Phổ thông đạt chuẩn trình độ bậc 5 hoặc Cl theo Quyết định 1400 và công văn 3051 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tăng cường khả năng nghe, nói chuẩn cho giáo viên tiếng Anh bằng cách tạo cơ hội cho giáo viên tiếng Anh được tiếp xúc với giáo viên bản ngữ, kết hợp với các phòng ban liên quan tạo cơ hội cho giáo viên tiếng Anh được nâng cao trình độ, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài. Phấn đấu đến 2020, 100% giáo viên tiếng Anh có thể nghe và hiểu bài do chuyên gia nước ngoài giảng dạy, không cần phiên dịch.
- Chỉ tiêu phấn đấu đến 2020 kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên ngoại ngữ đạt:
THPT 80% đạt loại tốt + khá; 20% loại trung bình; 0% loại yếu;
THCS 85% đạt loại tốt + khá; 15% loại trung bình; 0% loại yếu;
Tiểu học 80% đạt loại tốt + khá; 20% loại trung bình; 0% loại yếu;
GDTX 70% đạt loại tốt + khá; 30% loại trung bình; 0% loại yếu;
GDCN 68% đạt loại tốt + khá; 32% loại trung bình; 0% loại yếu.
- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá giáo viên theo chuẩn của đề án.
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo, các phòng ban liên quan để xây dựng tiêu chí tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ, đặc biệt giáo viên tiếng Anh để đạt chuẩn theo quy định của đề án ngay từ khi tuyển dụng.
- Tăng cường tổ chức các chuyên đề bộ môn để nâng cao chuyên môn, trình độ về phương pháp giảng dạy đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
2.3. Tổ chức dạy và học ngoại ngữ:
- Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá chuẩn giáo viên tiếng Anh ở các cấp học cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
- Triển khai thí điểm dạy tiếng Anh lớp 3, lớp 6 và lớp 10 theo chương trình mới; 100% học sinh tiểu học được làm quen với tiếng Anh, thẩm định điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; mở rộng dần quy mô đến năm 2020, hầu hết các trường tiểu học, THCS và THPT dạy học theo chương trình ngoại ngữ 10 năm.
- Thực hiện dạy chương trình tiếng Anh tự chọn theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo đối với các khối lóp 3-12. Các trường tiểu học (những đơn vị có đủ điều kiện) dạy bổ trợ chương trình tiếng Anh DynEd, Phomcs, tài liệu tiếng Anh tăng cường và làm quen với tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước phát triển, đưa chương trình tiếng Anh chuẩn quốc tế như Cambridge, TOEIC, TOEFL... vào chương trĩnh bổ trợ tăng cường tiếng Anh cho học sinh ở những trường học 2 buổi/ngày.
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá, chú trọng kỹ năng nghe, nói, phát triển khẩu ngữ.
- Khuyến khích, động viên giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động tiếng Anh như Olympic tiếng Anh, Festival tiếng Anh, thi hùng biện tiếng Anh, thi tìm hiểu về Hà Nội bằng tiếng Anh, các câu lạc bộ tiếng Anh cấp cơ sở và cấp thành phố...
- Có kế hoạch kiểm tra đầu ra các cấp, phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở đạt trình độ bậc 4 hoặc B2; giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ bậc 5 hoặc Cl ; giáo viên ngành học giáo dục thường xuyên, giáo viên ngành học giáo dục chuyên nghiệp đạt trình độ bậc 4 hoặc B2. Học sinh hết tiểu học đạt trình độ A1 ; trung học cơ sơ đạt trình độ A2 ; trung học phổ thông đạt trình độ B1 ; tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên đạt trình độ B1 và tốt nghiệp giáo dục chuyên nghiệp đạt trình độ B1
2.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ:
- Rà soát lại trang thiết bị dạy ngoại ngữ ở các trương tiểu học, THCS, THPT, Giáo dục thường xuyên Thống kê các chương trình dạy ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2, tự chọn, các chương trình liên quan đến tổ chức nước ngoài.
- Có kế hoạch tăng cường đầu tư cơ sở vất chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu cho bộ môn ngoại ngữ. Lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất tối thiểu để triển khai đề án ngoại ngữ xây dựng theo lộ trình để đầu tư cho phù hợp.
- Theo dõi việc sử dụng hiệu quả các trang thiết bị đã được cấp phát phục vụ cho công tác giảng dạy các bộ môn nói chung và tiếng Anh nói riêng.
2.5. Thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên ngoại ngữ:
- Phát động phong trào học ngoại ngữ, tổ chức các khóa bồi dưỡng tiếng Anh cho cán bộ, giáo viên trẻ, tặng các suất học bổng cho giáo viên giỏi, giáo viên có nhiều học sinh đạt giải cấp thành phố, cấp quốc gia, quốc tế để tham gia vào các khóa học nâng cao trình độ tiếng Anh.
- Có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ các nhà giáo dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài.
- Ưu tiên cho các giáo viên đạt giải các kỳ thi giáo viên giỏi cấp thành phố, cấp quốc gia được đi trao đổi kinh nghiệm hoặc đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài.
- Ưu tiên tuyển chọn các giáo viên có khả năng dạy các môn khoa học tự nhiên có trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn từ B2 trở lên cho đi đào tạo ở nước ngoài theo hướng bồi dưỡng 06 tháng trong nước và 01 năm ở nước ngoài để có thể dạy song ngữ tiếng Anh các môn khoa học.
- Ưu tiên tuyển dụng giáo sinh các môn khoa học tự nhiên đạt chuẩn trình độ đào tạo và sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp. Có chính sách khuyến khích giáo viên dạy khoa học, học thêm ngoại ngữ để dạy môn của mình bằng ngoại ngữ.
- Ưu tiên các nguồn học bổng để cán bộ quản lý, đội ngũ ban giám hiệu các trường có cơ hội thực tập tại nước ngoài để nâng cao trình độ tiếng Anh nhằm đáp ứng yêu cầu của đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020.
2.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa phục vụ dạy và học ngoại ngữ:
- Thực hiện tốt việc phối hợp giữa các ban ngành, các cấp để thực hiện tốt các chính sách về xã hội hóa giáo dục trong quá trình triển khai đề án.
- Phối hợp tốt với hội cha mẹ học sinh để khai thác tiềm năng của các gia đình hỗ trợ phục vụ cho công tác dạy và học ngoại ngữ.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác giáo dục đặc biệt là hỗ trợ cho chương trình dạy tiếng nước ngoài, tăng cường tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh giao lưu trong nước và quốc tế.
2.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế:
- Tổ chức hội nghị tập huấn và triển khai công tác hợp tác quốc tế cho các cán bộ quản lý và giáo viên phụ trách của các cơ sở giáo dục. Phát triển và quản lý tốt các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, các cơ sở có yếu tố nước ngoài; các cơ sở giáo dục trình độ cao, chất lượng cao góp phần nâng cao hiệu quả dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trên địa bàn Thủ đô.
- Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình hợp tác quốc tế về giáo dục, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cá nhân có nguyện vọng tham gia đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo ngoại ngữ, tham gia vào hỗ trợ cho các hoạt động ngoại khóa như Olympic, Festival, thi hùng biện bằng tiếng Anh, tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho học sinh được sử dụng tiếng Anh.
- Tạo điều kiện thuận lợi và sẵn sàng đón tiếp các chuyên gia, giảng viên có trình độ cao ở nước ngoài tới thăm và thực hiện các hội nghị, hội thảo tập huấn cho giáo viên. Cử cán bộ quản lý, giáo viên tham dự các khoa bồi dưỡng, các hội nghị, hội thảo quốc tế về dạy học ngoại ngữ ở trong và ngoài nước
3. Kinh phí
Kinh phí để triển khai, thực hiện Kế hoạch đề án Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho giáo viên, học sinh phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên theo Quyết định số 1400/2008/QĐ-TTg – Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 giai đoạn 2012-2020 được trích từ kinh phí trong chương trình mục tiêu Quốc gia; từ nguồn ngân sách của Thàảnh phố và các quận, huyện, thị xã.
4. Lộ trình thực hiện
4.1. Giai đoạn 2012-2013:
4.1.1. Kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống các trường học của Hà Nội, đến năm 2020.
4.1.2. Rà soát, đánh giá thực trạng của đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ, số lượng học sinh học ngoại ngữ; Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên Ngoại ngữ. Tham mưu, đề xuất với UBND Thành phố về việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh và các ngoại ngữ khác (Pháp, Nhật, Đức, Trung, Nga) theo chuẩn ngay từ khi tuyển dụng (Kèm theo phụ lục số 1.
4.1.3. Rà soát, đánh giá năng lực giáo viên Ngoại ngữ cho 100% các trường Tiểu học, THCS, THPT, GDTX, GDCN cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết theo chuẩn chung Châu Âu để lấy chứng chỉ quốc tế TOEFL; IELTS, FCE hoặc tương đương; tổ chức các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước ; xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho những đối tượng chưa đạt chuẩn; nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ nói chung và giáo viên ngoại ngữ nói riêng từ tiểu học, THCS, GDCN, GDTX và THPT (trong đó có bồi dưỡng trong nước và học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài) (Kèm theo phụ lục số 2).
4.1.4. Rà soát, thống kê trang thiết bị dạy Ngoại ngữ ở các trường tiểu học, THCS, THPT, GDTX, GDCN; Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất tối thiểu để triển khai đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Những trường đã có phòng học ngoại ngữ sẽ bổ sung trang thiết bị theo yêu cầu của đề án. Những trường chưa có phòng học ngoại ngữ : đối với khối Tiểu học và THCS - kinh phí đầu tư xây dựng phòng học ngoại ngữ và trang thiết bị đi kèm lấy từ nguồn ngân sách của các quận, huyện, thị xã; đối với khối THPT, GDTX, GDCN lấy từ nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia của Trung ương và Thành phố (Kèm theo phụ lục số 3).
4.1.5. Xây dựng kế hoạch triển khai đề án của từng cấp học cho mỗi năm học; Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng cho giáo viên tiếng Anh; thực hiện theo yêu cầu của các ngành chức năng và cơ quan phụ trách chuyên môn về việc xây dựng chương trình, biên soạn và ban hành giáo trình ngoại ngữ, chương trình, giáo trình ngoại ngữ tăng cường, triển khai việc lựa chọn một số chương trình, tài liệu dạy học ngoại ngữ của nước ngoài phù hợp với mục tiêu, yêu cầu dạy học ngoại ngữ các cấp học và bậc trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam để sử dụng cho các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp;
4.1.6. Tăng cường hợp tác với các chuyên gia, giảng viên nước ngoài có trình độ chuyên môn cao để tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế về dạy học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục;
4.2. Giai đoạn 2013-2015:
4.2.1. Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn 2012-2013 đã đề ra.
4.2.2. Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho 50% giáo viên để nâng cao trình độ từ A2 lên B1, B2, Cl, C2. Tiếp tục thực hiện kiểm lấy chứng chỉ quốc tế TOEFL; IELTS, FCE hoặc tương đương cho giáo viên các cấp học để đạt chuẩn.
Phấn đấu giai đoạn 2013-2015 đạt:
- 50% giáo viên tiểu học đạt trình độ bậc 4 hoặc B2;
- 50% giáo viên trung học cơ sở đạt trình độ bậc 4 hoặc B2;
- 50% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ bậc 5 hoặc C1;
- 50% giáo viên ngành học giáo dục thường xuyên đạt tình độ bậc 4 hoặc B2;
- 50% giáo viên ngành học giáo dục chuyên nghiệp đạt trình độ bậc 4 hoặc B1.
4.2.3. Tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề, hội thảo cho giáo viên tiếng Anh các cấp ( Phấn đấu mỗi năm tổ chức 10 chuyên đề cho 5 cấp học); Tổ chức các đoàn tham quan, học tập và nghiên cứu ở nước ngoài về công tác dạy học ngoại ngữ (Phấn đấu mỗi năm tổ chức 02 đoàn trao đổi kinh nghiệm).
4.2.4. Tăng cường làm việc, hợp tác với các chuyên gia, giảng viên nước ngoài để tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế về dạy học ngoại ngữ, đổi mới phương pháp (Phấn đấu mỗi năm tổ chức 02 hội thảo quốc tế).
4.2.5. Lập kế hoạch đánh giá năng lực học sinh hết tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giao dục thường xuyên và trung học chuyên nghiệp theo chương trình 10 năm. Phấn đấu đến 2015 đạt chỉ tiêu:
- 60% học sinh hết tiểu học đạt trình độ A1;
- 60% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt trình độ A2;
- 40% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ B1;
- 40 % học sinh tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên đạt trình độ B1;
- 40 % học sinh tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp đạt trình độ B1.
4.2.6 Tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện đề án Ngoại ngữ 2020 giai đoạn 2012-2015.
4.3. Giai đoạn 2016-2020:
4.3.1 Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn 2012-2015 đã đềra;
4.3.2 Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên để nâng cao trình độ từ A2 lên B1, B2, Cl, C2. Tiếp tục thực hiện kiểm tra lấy chứng chỉ quốc tế TOEFL; IELTS, FCE hoặc tương đương cho số giáo viên còn lại các cấp học để giáo viên đạt chuẩn như trong mục tiêu đề ra;
Phấn đấu đến năm 2020 đạt:
- 100% giáo viên tiểu học đạt trình độ bậc 4 hoặc B2;
- 100% giáo viên trung học cơ sở đạt trình độ bậc 4 hoặc B2;
- 100% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ bậc 5 hoặc C1;
- 100% giáo viên ngành học giáo dục thường xuyên đạt trình độ bậc 4 hoặc B2;
- 100% giáo viên hệ trung cấp chuyên nghiệp đạt trình độ bậc 4 hoặc B2;
4.3.3. Tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề, hội thảo cho giáo viên tiếng Anh các cấp; Tổ chức các đoàn tham quan, học tập và nghiên cứu ở nước ngoài về công tác dạy học ngoại ngữ. (Phấn đấu mỗi năm tổ chức 02 hội thảo quốc tế, 02 đoàn tham quan, học tập tại nước ngoài).
4.3.4. Xây dựng kế hoạch đánh giá năng lực học sinh khi hết tiểu học, trung học cơ sở theo chương trình 10 năm. Phấn đấu đến 2020:
- 100% học sinh học hết tiểu học đạt trình độ A1;
- 100% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt trình độ A2;
- 100% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ B1;
- 100% học sinh tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên đạt trình độ B1;
- 100% học sinh tốt nghiệp hệ trung học chuyên nghiệp đạt trình độ B1.
4.3.5. Tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện đề án Ngoại ngữ 2020 giai đoạn 2016-2020 và tổng kết quá trình thực hiện đề án.
5. Tổ chức thực hiện:
Ban chỉ đạo thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống các trường học của Hà Nội, giai đoạn 2011 - 2020 chỉ đạo cụ thể, sâu sát thực hiện Kế hoạch, cân đối kinh phí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý và từ các nguồn khác để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của Kế hoạch.
Ủy ban Nhân dân Thành phố giao trách nhiệm cho các đơn vị như sau:
5.1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Là cơ quan thường trực, đầu mối, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, hoàn toàn chịu trách nhiệm trong khâu tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch, cụ thể:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn kiểm tra các quận, huyện, thị xã, các trường tiểu học, THCS, TTGDTX, GDCN và THPT xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể hóa những nội dung của Kế hoạch để triển khai thực hiện;
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chi ngân sách, định mức chi cụ thể thực hiện Kế hoạch, trình UBND Thành phố phê duyệt;
- Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ các cấp học (Tiếng Anh, Trung, Nga, Pháp, Đức, Nhật) theo chuẩn hóa;
- Phối hợp với các sở, ngành, UBND các cấp làm tốt công tác tuyên truyền thực hiện các nội dung của Kế hoạch cho toàn dân;
- Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch báo cáo Bộ Giáo dục Đào tạo và Ủy ban nhân dân Thành phố.
5.2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác đối với giáo viên ngoại ngữ nói chung và giáo viên tiếng Anh nói riêng.
5.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, thẩm định các chương trình, dự án thuộc nội dung Kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhan dân Thành phố phê duyệt;
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm cho các cấp học (Tiểu học, THCS, TTGDTX, GDCN, THPT), huy động các nguồn lực xã hội cho sự nghiệp phát triển giáo dục và thực hiện tốt mục tiêu của đề án.
5.4. Sở Tài chính:
- Bố trí ngân sách chi thường xuyên, chi chương trình mục tiêu cho giáo đục để bảo đảm các mục tiêu, tiến độ thực hiện Kế hoạch, kiểm tra, thanh tra tài chính theo quy định pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất và triển khai cơ chế tài chính mới cho đề án 2020 giai đoạn 2012 - 2020;
- Hướng dẫn sử dụng kinh phí, quản lý tài chính thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
5.5. Sở Nội vụ:
Chủ trí phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, bổ sung thêm chỉ tiêu biên chế cho các cấp học có đủ số lượng giáo viền đạt chuẩn cần cho chương trình tiếng Anh mới, đặc biệt cấp tiểu học triển khai chương trình 10 năm; báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí đủ giáo viên cho các cơ sở giáo dục công lập.
5.6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
- Xây dựng chương trình, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch để chỉ đạo, triển khai thực hiện trên địa bàn;
- Chỉ đạo thực hiện kể hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, kiểm tra đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục, thường xuyên kiểm tra, ra soát những giáo viên chưa đạt chuẩn, giám sát việc tuyển viên chức mới theo chuẩn để đạt được mục tiêu của đề án;
- Chỉ đạo việc thực hiện các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và các chế độ, chính sách khác đối với giáo viên trên địa bàn theo quy định.
5.7. Các cơ sở giáo dục đào tạo:
Trực tiếp triển khai cụ thể thực hiện các nội dung theo Kế hoạch và theo chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận huyện, thị xã, đảm bảo chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh trong đơn vị.
5.8. Các cơ quan thông tin, báo chí:
Tăng cường tuyên truyền, cổ vũ việc dạy và học ngoại ngữ, thực hiện các nội dung của Kế hoạch
Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đề nghị các tổ chức, đoàn thể cùa Thành phố, đồng thời yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.